Nghệ thuật Origami: Điều kì diệu đến từ giấy

(Sóng trẻ) - Khi nhắc đến bộ môn nghệ thuật gấp giấy Origami từ Nhật Bản, nhiều người ở Việt Nam còn thấy khá nhiều lạ lẫm. Tuy nhiên, Origami du nhập vào Việt Nam khá sớm và đã trở thành một bộ môn yêu thích của giới trẻ.

Độc đáo nghệ thuật gấp giấy

Câu lạc bộ (CLB) Oragimi Hà Nội được thành lập từ năm 2005 và thu hút sự quan tâm, yêu thích của khá nhiều những người trẻ tuổi. Các thành viên đa phần là học sinh, sinh viên. Thậm chí, các nhỏ đang học cấp 1 cũng nhiệt tình tham gia. 

CLB sinh hoạt rất đều đặn từ 14h30 - 17h vào các ngày chủ nhật hàng tuần. Tại đây, các bạn có thể học thêm những kĩ thuật gấp mới, hay sáng tạo sản phẩm của riêng mình và cũng là thời gian để giao lưu với những người có chung sở thích. Điều đặc biệt là mỗi tuần sẽ là một thành viên trong câu lạc bộ đứng lớp, dạy cho các bạn khác những sản phẩm mới do chính mình sáng tạo ra hay học được.

ba46c8c11_anh_1.jpg

Bạn Phạm Hoàng Hải đang hướng dẫn các thành viên câu lạc bộ cách gặp con ếch

Quan trọng đối nhất đối với oragimi không phải là sự khéo tay mà phải kiên trì và tỉ mỉ. Bắt đầu, các thành viên sẽ được chỉ dạy các bước cơ bản từ việc gấp những mẫu vật đơn giản nhất và làm quen với kí tự chỉ dẫn trong sách. Rồi từ đó, mới có thể học gấp được mẫu phức tạp hơn. Những  tác phẩm như con đại bàng, khỉ đột, cá mập…có thể lên đến vài trăm bước gấp và phải là người có kĩ năng gấp điêu luyện mới làm được. 

Sự tinh tế, sống động, có hồn của mẫu cũng thể hiện mức độ tài năng của người gấp. Anh Phạm Lê Hào, quản lý  CLB cho biết, học Origami có thể rèn luyện tính kiên nhẫn rất tốt, không chỉ thế, khả năng tư duy về hình học cũng được nâng cao. Là loại hình vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính khoa học. 

Loại giấy thường được sử dụng  là giấy màu Hải Hà, giấy xi măng, giấy nhăn… Nguyên liệu giấy gấp tuy không đắt, nhưng Anh Hào cho biết  với các tác phẩm có độ khó cao thì loại giấy cũng đặc biệt hơn và do chính người gấp phải tự chế ra bằng các phương pháp thủ công. 

Oragimi có các kiểu gấp như gấp truyền thồng, gấp ướt, gấp đổi màu… nhưng đều có điểm chung là tất cả sáng tạo đều chỉ trên một tờ giấy. Điều đó làm nên nét hấp dẫn riêng biệt cho oragimi. Rất khó để tưởng tượng rằng, chỉ từ một từ giấy vuông mà có thể làm ra được các tác phẩm độc đáo, đẹp mắt như thế. Tất cả là nhờ sự bền bỉ sáng tạo của những người gấp giấy.

ba46c8c11_anh_2.jpg

Quan trọng nhất trong nghệ thuật gấp giấy Origami là sự tỉ mỉ và kiên trì

Nài sự công phu, thì một tác phẩm oragimi, quan trọng hơn còn phải thể hiện cái hồn của tác giả. Để làm được điều đó, khi bắt đầu, người gấp luôn cần đặt hết tình cảm cũng như tâm trí vào tác phẩm của mình. 

Bạn Phạm Thị Dịu, SV trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mới tham gia câu lạc bộ được chưa đầy một năm nói: “Giờ mình mới chỉ gấp được những con đơn giản như chim, ếch. Khi tham gia vào bộ môn nghệ thuật này mình học được tính kiên nhẫn, bền bỉ và sự khéo léo. Nó rất có ích cho công việc của mình sau này”. 

Origami không còn là của riêng Nhật Bản

Mặc dù có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng môn nghệ thuật này còn rất phát triển ở cả các nước châu Âu. Bạn Nguyễn Hùng Cường và một số thành viên của CLB nhiều lần có cơ hội đưa tác phẩm của mình sang những những triễn lãm quy mô ở các nước Nhật, Pháp, Ý, Đức… và giành được giải thưởng. Nài ra, CLB đã in được 2 cuốn sách mang tên “50 giờ với Origami” và xuất bản ở châu  u với 100% tác phẩm được sáng tạo “made in Vietnam”. Đây là niềm tự hào không chỉ của CLB mà còn của tất cả những người yêu Origami Việt Nam. 

Năm 2012, các thành viên Oragimi Hà Nội tự đứng ra tổ chức triễn lãm “Thổi hồn vào giấy”. Sau triễn lãm này, nhiều người đã biết và quan tâm đến oragimi hơn, đó chính là thành công mà những người trong CLB đã làm được. 

Với nguyện vọng Việt hóa Origami, các bạn trong câu lạc bộ chú trọng sáng tạo ra các tác phẩm mang đậm nét truyền thống như con trâu, con chuột, bác nông dân… 

Anh Hào (Thành viên CLB Origami) chia sẻ: “Hi vọng trong tương lai, Origami ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Mong muốn CLB có thêm cơ hội mở triển lãm cũng như xuất bản sách để giới thiệu rộng rãi cho mọi người biết sự hấp dẫn đặc biệt của bộ môn nghệ thuật này. 


Phan Thùy Trang
Báo mạng điện tử K.30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN