Người đàn ông khắc tinh của rắ
(Sóng Trẻ) - Không theo học nghề y, cũng chẳng qua trường lớp nào thực sự nhưng ông Giàu hiếm khi chịu bó tay với các trường hợp nguy kịch do rắn cắn bao giờ.
30 năm chữa rắn cắn và bài thuốc quý
Ông Trần Quang Giàu sinh năm 1959, ở thôn Hạ Cát, xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Mới bước sang cái tuổi 53, nhưng thâm niên chữa rắn cắn của ông đã lên tới con số 30 năm tròn trĩnh.
Thời kháng chiến, đơn vị ông đóng quân ở Lạng Sơn. Ông Giàu có quen thân và gọi một cụ già người Việt gốc Hoa đang sinh sống ở đây là “bố”. Những đêm mưa không hành quân được, ông Giàu theo chân cụ già vào rừng bắt rắn. Một tối, khi hai “bố con” ra đến suối, ông Giàu bị một con rắn mang hoa cắn vào chân.
“Ông cụ đi hái ngay về một ít lá cây, một phần nhai đắp vào vết thương của tôi, một phần ông đưa tôi nhai lấy nước”. Thế rồi cụ đỡ tôi lê bước về nhà” – ông Giàu kể. Không muốn mất mạng vì sự cố này thêm, ông ngỏ ý muốn biết về bài thuốc. Cụ già xuề xòa bảo: “Nếu mày muốn thì để bố dạy cho”.
4 tháng trời theo chân cụ già, ông Giàu đã học được kha khá. Sau đó ít lâu, chiến tranh biên giới Việt Trung nổ ra, những người Hoa phải rời đi nơi khác sống. Hai “bố con” lạc nhau từ bấy đến giờ.
Xuất ngũ về quê, ông một mình lặn lội đi lên mạn Cao Bằng, rồi xuống vùng Thanh Hóa, tìm những bậc thầy chữa rắn cắn học hỏi bí quyết và tích lũy kinh nghiệm cho mình.
Tính đến nay ông đã chữa rắn cắn được 30 năm, cứu sống được gần 60 mạng người trong cơn nguy kịch. Bài thuốc của ông là phương pháp cổ truyền, dựa trên sự truyền dạy của người đi trước, và kinh nghiệm áp dụng vào từng tình huống của bản thân. Nó bao gồm một số loại như: lá cây và nước, địa dâu phong, tò vò lá trắng…v..v…được điều chỉnh theo từng loại rắn và cơ địa mỗi người.
Hiện tại, “cao thủ diệt rắn” Trần Quang Giàu cũng đang trong điều trị cho 2 người dân ở các huyện Kim Động và Ân Thi bị rắn cắn. Không chỉ thế, ông còn rất “mát tay” với vật nuôi gia đình như chó, mèo…
Lương y như từ mẫu
Không đặt nặng vấn đề tiền nong trong chữa trị, mỗi người bệnh thoát chết như một món quà vô giá đối với ông Giàu.
Gần nhà ông có vợ chồng anh Truyền, gia cảnh khó khăn. Lấy nhau bao nhiêu năm, đã có 3 mặt con mà anh chị không xây nổi một căn nhà để ở. Nhờ mọi người xung quanh trợ giúp, hai vợ chồng cũng cất được căn nhà vẻn vẹn mấy mét vuông.
Chồng hàng ngày đi xây, vợ ở nhà lo cơm nước. Tối tối, anh mò mẫm ra đồng bắt rắn bán để lấy tiền tiêu. “Ăn cơm tối xong chồng tôi mang đèn pin ra đồng bắt rắn, rồi bị con mang hoa cắn vào chân. Lúc đưa được về nhà ông Giàu thì nhà tôi sốt cao lắm rồi, lại co giật mạnh, toàn thân tím tái” – vợ anh Truyền kể.
Ông Giàu xem qua tình hình bệnh, ngay lập tức tìm lá thuốc mang về. Ông Giàu thức trắng đêm chăm sóc bệnh. Cứ 15-20 phút ông lại ngó qua người bệnh một lần, cẩn thận và tỉ mỉ quan tâm từng biểu hiện trên gương mặt. 5 giờ sáng hôm sau anh Truyền đã thoát khỏi tay tử thần trong gang tấc. 2 – 3 ngày sau thì bình phục hẳn, làm lụng như thường.
“Biết vợ chồng tôi nghèo ông cũng chẳng lấy tiền công. Nhờ ông Giàu mà tôi hai lần được sống” – anh Truyền vui vẻ nhắc tới ân nhân của mình.
Vợ ông – bà Lý, cũng đồng thời là một trợ thủ đắc lực của ông. Lúc bà sao thuốc, lúc lại tất tả tìm lá cây cho chồng chữa bệnh. Bà bảo: “Lá nào có sẵn trong vườn thì không sao, chứ cũng có lá phải đi xa một chút mới có. Người bệnh thì toàn người nghèo, đi bắt rồi bị rắn cắn ban đêm. Phải hôm nào trời mưa gió cũng phải cố mà đi, mạng người là trên hết”.
Ông Giàu bảo, phải người còn trẻ mới theo học nghề này lâu dài được: “Cũng phải có đức, có tâm mới gắn bó với nghề. Hầu hết những bệnh nhân đến với tôi thì 80% đều nguy kịch. Chữa qua loa không cẩn thận, thì mất mạng như chơi”.
Hiện tại, mong muốn lớn nhất của ông là được các ban ngành trong tỉnh quan tâm, chia sẻ bài thuốc của mình để cứu được nhiều người hơn nữa. Giống như các cụ ta vẫn dạy: “Làm phúc cho đời chớ kể ân!”.
30 năm chữa rắn cắn và bài thuốc quý
Ông Trần Quang Giàu sinh năm 1959, ở thôn Hạ Cát, xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Mới bước sang cái tuổi 53, nhưng thâm niên chữa rắn cắn của ông đã lên tới con số 30 năm tròn trĩnh.
Thời kháng chiến, đơn vị ông đóng quân ở Lạng Sơn. Ông Giàu có quen thân và gọi một cụ già người Việt gốc Hoa đang sinh sống ở đây là “bố”. Những đêm mưa không hành quân được, ông Giàu theo chân cụ già vào rừng bắt rắn. Một tối, khi hai “bố con” ra đến suối, ông Giàu bị một con rắn mang hoa cắn vào chân.
“Ông cụ đi hái ngay về một ít lá cây, một phần nhai đắp vào vết thương của tôi, một phần ông đưa tôi nhai lấy nước”. Thế rồi cụ đỡ tôi lê bước về nhà” – ông Giàu kể. Không muốn mất mạng vì sự cố này thêm, ông ngỏ ý muốn biết về bài thuốc. Cụ già xuề xòa bảo: “Nếu mày muốn thì để bố dạy cho”.
4 tháng trời theo chân cụ già, ông Giàu đã học được kha khá. Sau đó ít lâu, chiến tranh biên giới Việt Trung nổ ra, những người Hoa phải rời đi nơi khác sống. Hai “bố con” lạc nhau từ bấy đến giờ.
Xuất ngũ về quê, ông một mình lặn lội đi lên mạn Cao Bằng, rồi xuống vùng Thanh Hóa, tìm những bậc thầy chữa rắn cắn học hỏi bí quyết và tích lũy kinh nghiệm cho mình.
Tính đến nay ông đã chữa rắn cắn được 30 năm, cứu sống được gần 60 mạng người trong cơn nguy kịch. Bài thuốc của ông là phương pháp cổ truyền, dựa trên sự truyền dạy của người đi trước, và kinh nghiệm áp dụng vào từng tình huống của bản thân. Nó bao gồm một số loại như: lá cây và nước, địa dâu phong, tò vò lá trắng…v..v…được điều chỉnh theo từng loại rắn và cơ địa mỗi người.
Hiện tại, “cao thủ diệt rắn” Trần Quang Giàu cũng đang trong điều trị cho 2 người dân ở các huyện Kim Động và Ân Thi bị rắn cắn. Không chỉ thế, ông còn rất “mát tay” với vật nuôi gia đình như chó, mèo…
Lương y như từ mẫu
Không đặt nặng vấn đề tiền nong trong chữa trị, mỗi người bệnh thoát chết như một món quà vô giá đối với ông Giàu.
Gần nhà ông có vợ chồng anh Truyền, gia cảnh khó khăn. Lấy nhau bao nhiêu năm, đã có 3 mặt con mà anh chị không xây nổi một căn nhà để ở. Nhờ mọi người xung quanh trợ giúp, hai vợ chồng cũng cất được căn nhà vẻn vẹn mấy mét vuông.
Chồng hàng ngày đi xây, vợ ở nhà lo cơm nước. Tối tối, anh mò mẫm ra đồng bắt rắn bán để lấy tiền tiêu. “Ăn cơm tối xong chồng tôi mang đèn pin ra đồng bắt rắn, rồi bị con mang hoa cắn vào chân. Lúc đưa được về nhà ông Giàu thì nhà tôi sốt cao lắm rồi, lại co giật mạnh, toàn thân tím tái” – vợ anh Truyền kể.
Ông Giàu xem qua tình hình bệnh, ngay lập tức tìm lá thuốc mang về. Ông Giàu thức trắng đêm chăm sóc bệnh. Cứ 15-20 phút ông lại ngó qua người bệnh một lần, cẩn thận và tỉ mỉ quan tâm từng biểu hiện trên gương mặt. 5 giờ sáng hôm sau anh Truyền đã thoát khỏi tay tử thần trong gang tấc. 2 – 3 ngày sau thì bình phục hẳn, làm lụng như thường.
“Biết vợ chồng tôi nghèo ông cũng chẳng lấy tiền công. Nhờ ông Giàu mà tôi hai lần được sống” – anh Truyền vui vẻ nhắc tới ân nhân của mình.
Vợ ông – bà Lý, cũng đồng thời là một trợ thủ đắc lực của ông. Lúc bà sao thuốc, lúc lại tất tả tìm lá cây cho chồng chữa bệnh. Bà bảo: “Lá nào có sẵn trong vườn thì không sao, chứ cũng có lá phải đi xa một chút mới có. Người bệnh thì toàn người nghèo, đi bắt rồi bị rắn cắn ban đêm. Phải hôm nào trời mưa gió cũng phải cố mà đi, mạng người là trên hết”.
Ông Giàu bảo, phải người còn trẻ mới theo học nghề này lâu dài được: “Cũng phải có đức, có tâm mới gắn bó với nghề. Hầu hết những bệnh nhân đến với tôi thì 80% đều nguy kịch. Chữa qua loa không cẩn thận, thì mất mạng như chơi”.
Hiện tại, mong muốn lớn nhất của ông là được các ban ngành trong tỉnh quan tâm, chia sẻ bài thuốc của mình để cứu được nhiều người hơn nữa. Giống như các cụ ta vẫn dạy: “Làm phúc cho đời chớ kể ân!”.
Lương Lý
Báo mạng điện tử K29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận