“Người làm báo – Muốn giỏi viết báo phải giỏi đọc sách”

(Sóng trẻ) - Rất nhiều sinh viên theo học chuyên ngành báo chí – truyền thông luôn đau đầu với câu hỏi: “làm thế nào để viết được một bài báo và biết viết rồi thì làm thế nào để viết hay, để được cơ quan báo chí “để mắt” tới?”. Rất nhiều đáp án đưa ra, nhưng chắc chắn, sẽ không mấy ai nghĩ, điều quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của người làm báo chính là hai từ đọc sách.

Thi cử đến gần, áp lực cuộc sống riêng tư cùng “đống” bài vở ngổn ngang (đôi khi nặng về lý thuyết) trên giảng đường là những lý do thường xuyên được các bạn sinh viên viện dẫn mỗi khi nhắc đến việc ít có thời gian đọc sách. Họ thờ ơ, xem nhẹ vấn đề đọc sách, cho rằng trong thế giới công nghệ hiện đại, chỉ cần “người bạn vĩ đại” mang tên ogle là đủ, bởi bao nhiêu chân lý, tri thức, đều có thể tìm kiếm trong ấy.

Nhưng, khi bước vào đời, liệu “hành trang ogle” có đủ? Đặc biệt đối với sinh viên trường báo, thế giới ảo cùng những trí thức mang tính tạp nham, hỗn độn có thực sự là chìa khóa giúp họ thành đạt. Quan trọng hơn là khi đã ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách thì làm cách nào để đọc sách trở thành một thói quen và thực sự phát huy tác dụng. 

Xoay quanh vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Hoàng Minh Lường (Trưởng khoa Kiến thức Giáo dục đại cương – HVBC&TT)

Thưa thầy! Đối với sinh viên theo học nghề báo nói chung và Học viện Báo chí & Tuyên truyền nói riêng, việc đọc sách giúp ích gì cho họ trên con đường trở thành một nhà báo tài năng? 

Tôi nghĩ đọc sách là một nhu cầu mang tính tất yếu để làm đầy tri thức cho tất cả mọi ngành, mọi nghề, mọi sinh viên thuộc các trường đại học khác nhau. Nhưng với sinh viên Báo chí – những người sau này mà sẽ phải đứng ra tác nghiệp trên một phạm vi công tác rất phức tạp, có một nền tảng văn hóa rất vững, có kĩ năng giao tiếp điêu luyện thì sách lại càng cần hơn trong việc bổ sung, nâng cao tri thức cho họ. Chính vì vậy, việc đọc sách đối với sinh viên báo chí là một điều tất yếu, yêu cầu đọc sách phải mang tính bắt buộc, thậm chí là dần dần hình thành thói quen tự giác...

Đọc sách là một thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích như vây. Nhưng, giờ đây, rất nhiều ý kiến cho rằng văn hóa đọc của sinh viên – thế hệ trí thức trẻ tương lai đang dần “trượt dốc”. Với sinh viên theo học nghề báo, chuyện ấy cũng không nại lệ. Quan điểm của thầy về vấn đề này như thế nào?

Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc đọc sách. Đọc sách là con đường ngắn nhất để tích lũy tri thức về mọi lĩnh vực. Thế nhưng, có một điều đáng tiếc là tinh thần đọc sách của sinh viên hiện nay không được tốt lắm. Có thể so sánh và thấy rằng: tinh thần, thái độ đọc sách của sinh viên ngày nay sút kém rất nhiều so với lớp sinh viên ngày trước. Sinh viên ít tìm đến sách, chủ yếu học chay bằng những nguồn tri thức đơn thuần mà các thầy cô giáo cung cấp trên lớp; không có khả năng tự tìm tòi, đào sâu thêm bằng các nguồn sách vở và tài liệu tham khảo trên các phương tiện khác.

Đối với sinh viên theo học ngành báo chí, các em thường rất năng động. Nhiều bạn từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đã đi cộng tác với các tờ báo lớn. Đó là điều đáng khen. Song, theo quan điểm của cá nhân tôi, thời sinh viên là quãng thời gian trang bị hành trang tri thức liên quan đến mọi mặt trong đời sống xã hội. Có kiến thức thì mới vững vàng trên con đường phía trước. Chưa vững kiến thức mà đã vội lao vào cuộc sống cơm áo, gạo tiền là một sai lầm. Như tôi đã nói, muốn làm báo là phải có kiến thức sâu rộng, không có nền kiến thức rộng, sau này e chỉ là nhà báo “salon”, chạy đua theo thị hiếu của thời cuộc. Tuổi như các bạn còn rất trẻ, cơ hội khám phá tri thức nhân loại là rất lớn, các bạn phải biết tận dụng điều ấy bằng cách biết đọc sách và đọc sách một cách thông minh. Người làm báo, muốn giỏi viết, trước hết phải giỏi đọc sách. 


0b48e070c_50namhv41.jpg

Thầy Hoàng Minh Lường - hàng thứ 2, thứ 4 từ bên phải vào

Có ý kiến cho rằng: sinh viên báo chí cần tiếp xúc với cuộc sống để trải nghiệm, hơn là ngồi một chỗ để đọc sách. Thầy nghĩ sao về ý kiến này? 

Mỗi một ý kiến đều tồn tại sự phiến diện của nó, nhất là với quan điểm nêu trên. Sinh viên Báo chí phải làm đầy tri thức cho mình để tác nghiệp trong tương lai một cách chủ động và vững vàng, bằng cách tìm đọc rất nhiều nguồn, đọc nhiều, đi nhiều, viết nhiều. Các nguồn này đều rất cần cho sinh viên, nếu thiếu đi một trong những nguồn này thì kiến thức của sinh viên sẽ méo mó, thậm chí sai lệch.

Như thầy có nói, đọc sách là điều rất quan trọng với sinh viên học báo, vậy theo thầy, tại sao sinh viên hiện nay lại ít đọc sách?

Có rất nhiều nguyên nhân để lí giải tại sao sinh viên ngày nay ít tìm đến sách, ít đọc sách. Quan sát bước đầu của tôi thì có mấy nguyên nhân sau. Trước hết, từ phía nhà trường, cơ sở đào tạo, dường như các thầy cô giáo các bộ môn không đặt yêu cầu của việc tự đọc tài liệu tham khảo một cách bắt buộc. Cái thứ hai là, sinh viên bị hút vào những đam mê bên nài như các phương tiện nghe nhìn, mạng điện tử... để đáp ứng nhu cầu nhận thức của mình. Những thứ đó thuận hơn, nhanh hơn so với việc tìm đọc sách vốn rất gò bó và mất thời gian.

Thầy có nghĩ việc sinh viên ít đọc sách là vì bị chìm ngập trong một thế giới sách quá đa dạng, không biết bắt đầu đọc từ đâu? Trong khi thư viện nhà trường mở ra không đáp ứng yêu cầu định hướng. Như ở trường ta, số lượng sách nghiệp vụ quá ít trong khi sách lý luận lại quá nhiều?

Ý kiến của bạn rất hay. Đó có thể cũng là một nguyên nhân. Tôi thừa nhận sách của thư viện trường ta – Học viện Báo chí & Tuyên truyền rất giàu có về số lượng những đầu sách về khoa học chính trị, còn sách phục vụ cho nghiệp vụ báo chí thì không được nhiều lắm, kể cả những cuốn sách có nội dung khái quát và có tính chất tham khảo chuyên sâu.

Vậy, trong quá trình giảng dạy của mình, thầy có đưa ra phương pháp nào để yêu cầu sinh viên tích cực đọc sách và đọc sách một cách thông minh hơn?

Những môn học thuộc phạm vi khoa tôi, cụ thể là bộ môn Văn học – bộ môn mà kiến thức rất rộng, đòi hỏi phải có sự tích lũy từ nhiều nguồn chứ không thuần túy chỉ là những giờ giảng trên lớp. Tôi thường có những quy định mang tính chất bắt buộc như là hình thức kiểm tra kết quả đọc sách của sinh viên bằng việc tóm tắt tác phẩm hay nội dung của các công trình nghiên cứu tài liệu tham khảo. Dựa vào đó để xem đúng là học sinh có đọc hay không. Coi việc đọc sách như một yêu cầu bắt buộc. Việc làm này còn có một cái lợi nữa là giúp sinh viên nhớ được nội dung những cuốn sách mình đã đọc.

Để sinh viên chăm đọc sách, điều đó phụ thuộc vào nhiều giải pháp khác nhau trong đó có cả từ phía thầy, phía trò, cơ sở đào tạo. Thầy nghiêm khắc, giới thiệu những cuốn sách bổ ích và có hình thức kiểm tra phù hợp xem sinh viên có đọc hay không. Và về phía sinh viên thì phải tự rèn luyện cho mình ý thức tìm đọc sách để làm đầy tri thức cho mình như một nhu cầu tất yếu. Tiếp nữa là người dậy không nên làm thui chột ý thức đọc sách của sinh viên và chí ít đừng nói quá sâu về một vấn đề nào đó mà cần có độ mở, có khoảng trống để thu hút, buộc sinh viên phải lấp đầy bằng quá trình tìm đọc sách và nhờ vào sách.

Muốn đọc sách thông minh, theo tôi là phải đọc đúng sách cần đọc, sách có giá trị. Trong phạm vi môn học của mình, tôi thường gợi ý các em tìm đọc những cuốn hay, có ích trên con đường viết văn, làm báo hay tu dưỡng tâm hồn.

Ở cương vị một người giảng viên, thầy có điều gì muốn gửi gắm tới sinh viên trong và nài trường để nâng cao văn hóa đọc của sinh viên ngày nay không?

Tôi có một suy nghĩ là để trở thành một nhà báo vững vàng trong tương lai, tri thức nền phải sâu, rộng, chắc. Chình vì vậy, nài việc sinh viên phải tích lũy tri thức, rèn luyện nghiệp vụ thì phải có ý thức nghiền ngẫm, suy nghĩ về thế sự. Đồng thời phải làm giàu tri thức cho mình bằng các nguồn sách vở. Tôi cho rằng, riêng ở phạm vi văn hóa đọc, với tinh thần là những nhà báo tương lai, sinh viên chúng ta tương lai gần sẽ tự giác tìm đến sách nhiều hơn, đó là cách để họ không bị lỗi thời trước thời cuộc và vững vàng, tự tin cùng sự nghiệp báo chí.

Khánh Linh

Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN