Người nông dân nhọc nhằn mưu sinh


(Sóng Trẻ) - Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá. Người nông dân mất đất canh tác nên đổ xô ra thành phố làm mọi nghề để kiếm sống. Hà Nội là một trong những nơi người dân lao động “tứ xứ” đổ về nhiều.

Họ làm đủ các nghề từ bán hàng rong, giúp việc nhà đến bốc vác, đào ống nước, đóng cọc… để kiếm thêm thu nhập. Về nông thôn những ngày “trái vụ” này chỉ thấy người già và trẻ con, bởi những người con và cha mẹ của họ đã sớm rời bỏ quê hương đi tha phương nơi đất khách…

Sống nhọc nhằn, tạm bợ


Những người lao động nghèo thường thuê trọ trong các con hẻm, ngách phố, bởi lẽ giá thành rẻ, chủ nhà không sống cùng nên không bị quản lý về thời gian. Hơn chục nguời làm nghề đào ống nước hay đóng cọc cùng chen chúc trong một ngôi nhà gần 20 m2 là hình ảnh hết sức quen thuộc ở Hà Nội.

Vào ngõ 210, ngách 10/10 Phường Cống Vị (Ba Đình, Hà Nội) mới thấy cuộc sống của người lao động vất vả như thế nào. Vòng qua rất nhiều ngõ ngách mới vào được bên trong, đường đi chỉ khoảng 70cm. Dọc hai bên con “mương thối” là nơi trọ của vài tổ lao động. Phòng trọ ẩm uớt, nước giếng khoan, mùi hôi thối bốc lên từ con mương tưởng chừng không chịu nổi. Nhưng “Vì miếng cơm manh áo, như thế đã thấm tháp gì. Khổ hơn nữa cũng phải chịu.” - Bác Lê Văn Cần, quê ở Thanh Hoá tâm sự.

Niềm tin ở tương lai

Vào sáng sớm hoặc chiều tối, trong khi người dân Hà Nội chạy bộ hoặc tập thể dục nhịp điệu tại các công viên thì dọc theo những con đường ở Hà Đông, Đông Anh, Gia Lâm… những con người thôn quê cần mẫn vẫn đang hì hục đào những thước đất sâu hơn 1m lắp đặt đường ống nước sạch. Ven theo đường Xuân Thuỷ, Nguyễn Phong Sắc…vẫn có những chiếc xe “kẽo kẹt” bán rong bánh sắn, ngô luộc.

Vất vả là thế nhưng tiền công cả ngày của họ cũng chỉ khoảng 80 nghìn đến 100 nghìn/ người/ ngày. Chưa kể những ngày không có việc, mưa gió lại ăn tiêu “lận” vào số tiền tích góp.

Bán sức lao động, cóp nhặt từng đồng nhưng những con người ấy vẫn lạc quan, yêu đời. Anh Lê Văn Hưng, một người làm nghề đóng cọc, trọ ở Cổ Nhuế bày tỏ: “Chúng tôi không có trình độ nên mới vất vả thế này. Chỉ mong hai đứa con, bé trai học lớp 4, bé gái học lớp 2 chăm nan, học giỏi. May sao chúng sẽ thoát khỏi kiếp nghèo. Vậy là hài lòng rồi”.

Niềm hy vọng của họ đặt vào con cái. Những con người lam lũ ấy vẫn thấy một tương lai tươi sáng phía trước.

Lê Uyên
Lớp Báo in K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật4 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN