Người phụ nữ thầm lặng "giúp tử thi lên tiếng"

(Sóng trẻ) - Dù là phụ nữ, gần 20 năm nay, chị Hoàng Thị Liễu (1981) vẫn gắn bó với Trung tâm Pháp y bằng sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao.

Làm điều mà người khác không dám 

"Gần 20 năm gắn bó với nghề pháp y, tôi đã xử lý hàng nghìn tử thi, có những ca đã tử vong nhiều ngày, da thịt bị phân hủy, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ngay cả những nhân viên làm tại trung tâm còn phải ám ảnh, kinh sợ. Hay có những vụ tai nạn, hình dạng người không còn nguyên vẹn, tôi phải đi thu thập từng bộ phận. Thế nhưng, tôi và các đồng nghiệp vẫn luôn cố gắng hoàn thành công việc", chị Liễu cho biết.

z4243027647475_f343cd33e3fc52921b54b474a6ba0783-1.jpg
Các cán bộ pháp y vượt qua khó khăn, cống hiến cho công việc "đặc biệt". (Ảnh: NVCC) 

 

Được ví như "nghề rùng rợn và sợ hãi nhất trong mọi nghề", nhiều hôm thay bỏ quần áo bảo hộ, chị vẫn thấy mùi bám vào người, thậm chí còn bị giòi từ thi thể chui ra cắn. “Nghề này phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Không những thiếu trang thiết bị chuyên dụng, phải tác nghiệp ngay cả những nơi bụi bặm như đường cái, mà còn chưa có nhiều chế độ đãi ngộ tốt” - chị Liễu chia sẻ thêm.

Do đặc thù công việc, chị thường phải đi trực đêm hay có vụ án đột xuất thì phải lập tức đến Trung tâm. Tuy nhiên, may mắn có gia đình và chồng ủng hộ, người phụ nữ “đặc biệt” ấy vẫn cố gắng vượt qua để vừa chăm lo tốt cho tổ ấm, vừa xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ.

Người thầm lặng “vén màn” sự thật

Trò chuyện với phóng viên, chị Liễu bày tỏ làm nghề không chỉ vì kiếm thu nhập cho bản thân và gia đình, mà quan trọng còn là vì con người. Phía sau cái chết là nhiều nỗi đau, nguyên nhân, tội ác, danh dự... bị che giấu. Do đó, công việc của những người khám nghiệm tử thi như chị Hoàng Thị Liễu góp phần lớn vào công tác điều tra.

Tuy nhiên, khi được phóng viên hỏi về áp lực của phụ nữ trong ngành, chị khẳng định chưa bao giờ hối hận với chọn lựa của mình. Dù công việc này vất vả, nguy hiểm nhưng mỗi khi kết quả khám nghiệm giúp cơ quan điều tra tìm ra sự thật của vụ án, bác sĩ pháp y lại có niềm vui nho nhỏ. Đó là nguồn động viên tinh thần giúp những người trong ngành vững tin bước tiếp. 

Đằng sau vụ án được làm sáng tỏ, kẻ phạm tội bị pháp luật trừng trị là sự nhọc nhằn, nguy hiểm mà mỗi giám định viên pháp y phải trải qua: “Trong quá trình làm nghề, tôi nhớ mãi vụ án ở Thường Tín, hai cháu bé bị xe tải đâm tử vong khi đang chơi ngoài sân. Có nhiều cái chết thương tâm mình không thể đoán trước được”.

z4243028647145_f515b0707a30102f9523682d544fd776.jpg
Chị Liễu (mặc áo dài bên phải ngoài cùng) cùng các đồng nghiệp trong lễ tổng kết công tác giám định pháp y năm 2018. (Ảnh: NVCC) 

Đối với Hoàng Thị Liễu, những năm tháng làm nghề “giúp tử thi lên tiếng” có thể theo chị cả đời. Mùi tử thi bị ám vào người đến hai ba ngày không bay hết là chuyện bình thường - đó là một thực tế mà ai làm nghề pháp y cũng biết nhưng không dám nói ra, nhất là đối với những người thân của mình. 

Thế nhưng, nếu được lựa chọn lại, người phụ nữ ấy vẫn sẵn sàng theo đuổi cái nghề bị nhiều người kỳ thị này. “Mỗi lần gặp mặt bạn bè, ai cũng bảo tôi sao con gái lại chọn nghề đáng sợ này. Nhưng với tôi, đó là niềm đam mê. Những người nhỏ bé nhưng luôn làm 200% sức lực của mình để 'vén màn' sự thật đằng sau. Công việc tuy vất vả, áp lực nhưng nó đã trở thành thói quen, không dứt ra được”, chị Liễu tự hào nói.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN