Người thầy và lớp học đặc biệt


(Sóng Trẻ) - 60 năm về trước ở Phú Yên, có một lớp học với người thầy giáo không tốt nghiệp sư phạm, cũng không phải vào chiến trường với nhiệm vụ  dạy học, ông chỉ là một người lính “áo trắng”. GS, TS. Đại tá Nguyễn Thúc Tùng -  nguyên Phó giám đốc Bệnh viện TW Quân đội 108 chính là người thầy năm xưa với nguyên vẹn những cảm xúc, những kỷ niệm khi chia sẻ về lớp học đặc biệt ngày nào.

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1945. Tháng 6 năm 1946, bác sỹ Nguyễn Thúc Tùng đã xung phong ra mặt trận và chính thức vào chiến trường Nam Trung bộ, một chiến trường bom đạn và khói lửa. Sau thời gian đảm nhiệm và phụ trách các công việc về quân y của Quân khu V, đến năm 1949, ông được điều vào Quân y trưởng liên trung đoàn 80-83 ở Phú Yên, Khánh Hòa. 


GS.TS Nguyễn Thúc Tùng (trái) và người học trò năm xưa - ông Phạm Vũ Toản

Trong giai đoạn này chiến trường từ Quảng Nam đến Khánh Hòa chiếm 2/3 Tây Nguyên mà rất ít hay hầu như không có y, bác sĩ. Khi đó địch đang chiếm đóng và càn quét, các đại đội của ta hành quân lẻ loi và rất xa đồng bằng, xa các bệnh viện Quân y. Vì vậy khi có thương bệnh binh thì phải đưa về hậu phương chữa trị, mà đi trong rừng hàng tuần mới về, những vết thương nặng thì gần như không cứu kịp, còn thương nhẹ đã chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng.

Lúc đó, trong này không có trường hay lớp đào tạo về y học, duy nhất nài Bắc có trường Đại học Y đang sơ tán ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Do tính cấp thiết của thực tế và để đáp ứng với yêu cầu hiện tại, bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng đã quyết định mở lớp y tá “đặc biệt”, giáo án do chính ông tự biên soạn qua kiến thức khi học ở Đại học Y Hà Nội và thực tiến của mình.

Tối soạn giáo án, sáng lên lớp giảng dạy, dạy bằng tiếng Pháp bởi vì khi đó rất nhiều từ chuyên ngành không có trong tiếng Việt. Học viên được thực hành mổ trên những con chó. Bác sĩ Tùng nhớ lại: “Bởi vì chó dễ tìm, thứ hai là khi đó có phong trào giết chó để mỗi khi quân ta tiếp cận địch không bị chó hoang sủa”. Sau khi mổ chó xong, học viên được bồi dưỡng những kiến thức băng bó, sơ cứu, về mở rộng vết thương như cắt cụt chân, tay, đặc biệt là tìm hiểu về cơ thể học, các mạch máu, giấy thần kinh lớn, ngũ tạng…

Lớp học có 17 người theo học, sau thời gian học 3 tháng, hầu hết các y tá đều theo các đơn vị đi ra mặt trận để cứu chữa thương binh kịp thời, chỉ những ca chữa trị nào khó và cần kinh nghiệm thì bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng mới trực tiếp thực hiện. 


Cuốn vở ghi chép bài giảng của GS, TS. Nguyễn Thúc Tùng giảng dạy do học trò Phạm Vũ Toản lưu giữ từ năm 1949.

Điều đặc biệt là sau 60 năm, một người học trò của lớp học năm ấy vẫn còn giữ hai quyển vở ghi chép lại những kiến thức, tên những học viên trong lớp mà GS.TS Nguyễn Thúc Tùng giảng dạy. Đó là ông Phạm Vũ Toản - nguyên Vụ trưởng Vụ Bảo vệ bà mẹ và trẻ em thuộc Bộ Y tế. Hai cuốn vở ghi chép (tập 1 và tập 2) được ông Phạm Vũ Toản sau đó sử dụng làm tài liệu huấn luyện lại cho các y tá quân y của đơn vị ông công tác và làm tài liệu tham khảo trong thời gian ông làm việc tại Quân y viện 203, Quảng Nam từ 1950-1954.

Ông Phạm Vũ Toản cho biết: “Học viên của lớp học được lựa chọn ở trung đoàn, mỗi trung đoàn một người. Người được chọn phải biết tiếng Pháp, có trình độ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này cũng khó với các trung đoàn, vì vậy trong lớp học viên cũng phải tự kèm cặp lẫn nhau, người biết tiếng Pháp nhiều phải giảng giải lại cho người biết tiếng Pháp ít. Sau khi tốt nghiệp, những học viên này lại phải có trách nhiệm đào tạo cho đồng nghiệp của mình ở đội phẫu thuật”.

Sau khi kết thúc lớp học, ông Toản được cấp một bộ dụng cụ phẫu thuật do ta tự sản xuất và được điều về đoàn 803 chủ lực làm y tá trưởng, đội trưởng đội phẫu thuật dã chiến thuộc tiểu đoàn 39,  tham gia nhiều chiến dịch ở Tây Nguyên.

Sau 60 năm lưu giữ, ông Phạm Vũ Toản đã tặng lại hai kỷ vật này cho thầy giáo của mình là GS, TS. Nguyễn Thúc Tùng để làm kỷ niệm về lớp học và mối tình thầy trò năm xưa.

                                                                                           Trần Quang Huy

Báo in K.30B

Học viện Báo chí và Tuyên truyền
 


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN