Người thợ may giữ “lửa nghề” qua đường kim mũi chỉ

(Sóng Trẻ) - Trong một quán nhỏ của phố Dịch Vọng (  Cầu Giấy, Hà Nội) là "tiệm may" của ông Kiều Như Vy. Dù đã 65 tuổi, đôi mắt của ông vẫn còn sáng lắm, đôi tay khéo léo dặm từng đường vải, đôi chân đạp thoăn thoắt từng đường chỉ chạy thẳng trên vải. Chiếc bàn may này theo ông cũng đã hơn 40 năm, từ những ngày đầu đến với nghề may.

Bước vào quán nhỏ, một người thợ may chạc tuổi 65, 66 dáng người cao, gầy, những nếp nhăn xếp chồng lên nhau, với nụ cười khoan khoái và tiếp khách rất niềm nở để mở ra những câu chuyện đầy thú vị. Bác Kiều Như Vy sinh ra trong một gia đình khá giả tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1970, sau khi tốt nghiệp lớp 10 (18 tuổi) bác gia nhập quân ngũ tại Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng ( Cục Quân giới) đóng quân ở Yên Bái. Trong thời gian phục vụ quân đội bác được cử làm nhân viên phòng thí nghiệm hóa phân tích chuyên phân tích nguyên liệu đầu vào của sản xuất vũ khí bộ binh. Thời gian chiến tranh và hoạt động trong quân ngũ đã để lại trong bác nhiều kí ức với đồng đội. 

Bén duyên với nghề may…

Bác Vy chia sẻ: cha mẹ không ai theo nghề may, trong thời gian hoạt động quân ngũ, bác thường xuyên về Hà Nội để công tác, bác hay đến nhà người chú rể có tiệm may ở phố Lương Văn Can và bác học từ chú, bác nhìn ông cắt, may và hỏi những câu hỏi cơ bản về các đường cắt, may. Có lẽ gặp được cái “duyên nghiệp” nên chỉ vài ba lần bác đã trở thành thợ may, bác mang vải về cắt và may thì ông chú rể thốt lên: “Tao cũng chịu mày Vy ạ, có người học tao hàng năm trời cũng không làm được như mày”. 

Trở về quân ngũ, bác thường xuyên cắt vải cho những người đồng đội rồi họ mang ra các tiệm may (vì bác chưa có máy khâu). Năm 1979, bác chính thức mở tiệm may nhỏ tại nhà, thời gian đó bác tự gọi mình là “thợ may nghiệp dư”, bác vừa hoạt động quân ngũ, vừa làm thêm tại nhà. Đến tháng 11/1979, bác về hưu, khi đó và chính thức làm may chuyên nghiệp, dành tất cả thời gian tập sức cho niềm đam mê của mình. 

d62e41527_1.jpg
Bác Vy đo quần áo cho bác Tán (khách hàng quen thuộc)

Những chiếc máy may, bàn may đã gắn bó với bác gần 40 năm, bác chia sẻ vui: “Những chiếc máy may đạp chân sẽ mang lại cho những đường may tinh tế, tỉ mỉ, hơn nữa đây cũng là cách bác tập thể dục hằng ngày”. Bác quan niệm, một bộ y phục đẹp chính đường may sắc sảo là yếu tố quyết định, dù dáng người ra sao, đường may thẳng, đẹp sẽ giúp tôn lên vẻ đẹp của người mặc. Trong cuộc sống hiện đại, người ta thường mua hàng ở các công ty may, nhưng những khách hàng đến với bác thường là người có kích thước không chuẩn hoặc những người có kích thước chẩn nhưng họ rất kĩ tính. Những sản phẩm của bác luôn đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và rất hiếm khi phải sửa lại lần thứ hai. Bác chia sẻ điều khiến khách hàng may lần đầu tiên và sẽ trở lại với bác trong những lần tiếp theo vì: “Khách hàng đến với mình đầu tiên là tay nghề phải giỏi, không vì cái gì cả; thứ hai giá cả hợp lý với mức sống; thứ ba là chữ tín, hẹn là phải đúng hẹn, giao tiếp vui vẻ nhưng phải đúng luật có trên có dưới”. 

Bác Tán – một khách hàng quen thuộc của bác Vy chia sẻ: “Bác Vy rất nhiều khách quen, về chuyên môn bác Vy là người thợ có tay nghề, bác làm rất tốt và tiếp khách rất niềm nở, hẹn đúng ngày đúng giờ đến lấy nên tôi thường xuyên lui đến đây để may vá và sửa chữa quần áo. Tôi cũng có xây dựng những tác phẩm riêng cho quần áo của tôi nên thường đến đây may, sửa chữa theo ý của mình nên đòi hỏi thợ phải có tay nghề, thợ thủ công may bằng những máy may cổ, tỉ mỉ tường đường kim nét chỉ”.

d62e41527_2.jpg
Chiếc máy may gắn bó với bác Vy trong nhiều năm

Giữ “lửa nghề” cho đến khi không thể…

Dù ở tuổi 65, bác Vy là một quân nhân đã về hưu, con cái trưởng thành và thành đạt nhưng bác vẫn hăng say miệt mài với nghề bởi: “Bác tuy lớn tuổi nhưng bác muốn là người có ích cho xã hội, tạo nguồn thu, tạo ra sản phẩm cho xã hội, mình là người làm đẹp cho đời, cứ vui vẻ mà làm. Con trai từng nhiều lần bảo bác nghỉ may nhưng bác muốn làm để có tiền tiêu thoải mái không phụ thuộc vào con cái, để giao lưu bạn bè, đi làm còn vui hơn ở nhà và đối với bác đây cũng là một cách dạy con của bác”. Được làm việc, được giao lưu, được cống hiến cho xã hội với bác là niềm vui vô cùng lớn, nó giúp bác luôn lạc quan yêu đời.

d62e41527_3.jpg
Bác Vy nói chuyện với người bạn – khách hàng quen thuộc. 

Khi suy ngẫm về cuộc đời người quân nhân và nghề may – hai lĩnh vực tương đối khác biệt, bác tâm sự: “Nhiệm vụ của người quân nhân là phục sự Tổ quốc, còn là nghề may đối với bác là đam mê, cho nên bác mới gắn bó với nghề đến bây giờ. Những chiếc máy may này giống như những người bạn, bác trân trọng nó, không hề mua các loại máy mới để làm và sau này và sau này khi bác không đủ sức để làm việc, bác sẽ giữ nó như một kỷ vật”.

Phạm Mơ

Báo in K35A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN