Người trẻ và những dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng

(Sóng trẻ) - Đó là những dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng được chính người trẻ ấp ủ và triển khai.

Đào Thị Quỳnh Trang và Nguyễn Thị Khánh Thương là hai cái tên được nhắc tới nhiều nhất qua hai dự án về sức khỏe nằm trong sự kiện "Sáng kiến thanh niên 2013" tổ chức vào tháng 11 vừa qua tại Đại học Lao động Xã hội, số 43 Trần Duy Hưng. Họ đều là những cô gái trẻ, nhiệt huyết với mong muốn đem tới cộng đồng những kiến thức bổ ích về sức khỏe.

Với cô gái trẻ, năng động Đào Thị Quỳnh Trang thì dự án Cỏ ba lá được "thai nghén" từ năm 2009 khi các thành viên trong nhóm mới chập chững bước chân vào cánh cổng đại học.

Cải thiện môi trường nước cho người dân vùng cao, tuyên truyền cách vệ sinh răng miệng tay chân cho trẻ em dân tộc ít người. Đó chỉ là một trong số ít những hoạt động mà dự án Cỏ ba lá đã và đang hướng tới. Thoạt nghe tên Cỏ ba lá đã thấy trong đó sức trẻ, sự tươi mới, tràn đầy nhựa sống. Cái tên Cỏ bá lá được các thành viên trong nhóm đồng thuận với tâm niệm hình ảnh cỏ ba lá là biểu trưng cho sự hạnh phúc.

4b1a28371_1455911_767719319911369_540169883_n.jpg

Chị Thương đang đưa bộ tóc giả cho bệnh nhân ung thư vú. Chương trình tặng tóc giả là một hoạt động mới của dự án

Đào Thị Quỳnh Trang - cô gái tới từ mảnh đất Yên Bái xa xôi có dịp đưa bạn bè tới xã Bản Công, huyện Trạm Tấu thăm thú quê hương mình. Tận mắt chứng kiến cái đói, cái khổ của những em nhỏ, hình ảnh các em trong những bộ quần áo rách rưới, khoanh tay lễ phép nói cảm ơn khi nhận được những chiếc kẹo đã ám ảnh và thôi thúc Trang phải làm điều gì đó cho các em. Ấp ủ từ ý tưởng đó, ngày 27/12/2009, câu lạc bộ Cỏ ba lá đã chính thức ra đời.

Những ngày đầu thành lập câu lạc bộ có rất nhiều khó khăn. Thiếu kinh nghiệm, bỡ ngỡ với nhiều hoạt động gây dựng dự án là những rào cản đầu tiên mà Cỏ ba lá gặp phải. Rồi tới việc phải cân bằng việc học và tham gia sinh hoạt câu lạc bộ của những cô cậu sinh viên năm nhất cũng là thử thách đối với mỗi thành viên.

4b1a28371_1424374_752204198129548_2089343795_n.jpg

Chị Tiên đeo nơ hồng cho một bạn tới tham dự ngày hội "Sáng kiến thanh niên
"

Sau 4 năm đi vào hoạt động, câu lạc bộ đã thực hiện những chương trình  lớn: Nâng bước chân trẻ em vùng cao, Tăng cường tiếp cận nước sạch tới người dân miền núi, Hũ gạo vùng cao, Thư viện xanh, Mùa đông ấm Yên Bái...trang bị 20 hệ thống lọc nước cho 20 hộ dân, phổ biến kiến thức vệ sinh răng miệng cho trẻ em vùng cao.

Với mỗi chuyến đi xa đem tấm lòng nhân ái tới những mảnh đời bất hạnh là một lần những thành viên trong câu lạc bộ có một kỷ niệm đẹp gắn với mảnh đất đi qua. Khi là những lần chia nhau gói mì tôm ăn qua ngày khi tình nguyện tại vùng xảy ra bão lũ, khi là những dòng nước mắt ngân ngấn nhìn nhau cảm động giây phút chia tay với các em nhỏ miền núi...

Tham gia vào câu lạc bộ Cỏ ba lá, mỗi thành viên như trưởng thành hơn, chững chạc hơn, biết trân trọng những gì mình đang có. Cậu bạn Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Đại học FPT là một trong những cá nhân có sự thay đổi rõ nét qua những lần tham gia hoạt động tình nguyện cùng Cỏ ba lá. Theo như lời trưởng nhóm Quỳnh Trang thì Hải là một cậu bạn "công tử và chưa biết thế nào là khó khăn thiếu thốn". Chính vậy mà trong lần tham gia tình nguyện đầu tiên năm 2011 tới bản Tà Xùa và Pá Hu, Hải gần như tránh mọi việc được giao như: vác đá, kiếm củi, tối đi ngủ chỉ lo kiếm chỗ ấm nhất cho mình, không giúp đỡ tập thể khuân đồ vào bản... Ấy vậy mà chỉ sau hai chuyến đi cùng Cỏ ba lá, Hải đã thực sự thay đổi. Trong mỗi chuyến đi của câu lạc bộ, Hải chủ động lo lắng cho từng thành viên đi lại ra sao, ai bị say xe thì nên ăn gì, đường xá đi bộ khó khăn Hải nhận mang hết đồ nặng, tối ngủ Hải đi kiểm tra một vòng khu ngủ của mọi người xem có chuyện gì không sau đó khóa phòng đi ngủ, cùng đi kiếm củi và nói chuyện với người dân.

4b1a28371_581784_488618461228790_1584825677_n.jpg

Một buổi tình nguyện của câu lạc bộ Cỏ ba lá

Nếu như Cỏ ba lá ra đời là sự thấu hiểu và đồng cảm cho những hoàn cảnh khó khăn nơi vùng cao sơn cước thì dự án gây quỹ cho bệnh nhân ung thư vú BCNV do chị Khánh Thương là người sáng lập lại ra đời từ chính trăn trở trong suy nghĩ của chị.

Nguyễn Thị Khánh Thương chính là người đã sáng lập ra quỹ giúp đỡ bệnh nhân ung thư vú. Chị là giảng viên khoa Báo chí truyền thông - Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn. Bản thân chị cũng mang trong mình căn bệnh ung thư vú. Chị đã và đang chống chọi dũng cảm với bệnh tật và truyền ngọn lửa đó cho những con người cùng chung cảnh ngộ.

Ý tưởng thành lập Mạng lưới ung thư vú Việt Nam nhen nhóm trong chị Thương khi chị trải qua cuộc phẫu thuật điều trị ung thư giai đoạn 4 tại Úc. Đặc biệt động lực đó mạnh mẽ hơn khi chị được nhận những hỗ trợ xã hội từ hệ thống y tế đất nước này. 

Chị nhận thức rằng kiến thức về căn bệnh ung thứ vú của phụ nữ Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ khi hiểu rõ về bệnh mới không bị nó quật ngã.

Ngay chính người em gái của chị, Nguyễn Thủy Tiên hiện cũng giúp chị Thương vào công việc phát triển dự án. Không phải ngẫu nhiên mà Thủy Tiên quyết định dồn tâm sức vào dự án. Khi chị Thương phát hiện bệnh, gia đình đã rất buồn và xuống tinh thần. Chỉ khi thấy chị Thương đang hàng ngày mạnh mẽ đối diện với bệnh tật, Thủy Tiên đã tìm hiểu về ung thư. Có kiến thức về căn bệnh ung thư chị cùng những người trong gia đình đã có sự chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và chăm lo cho những người yêu thương.

Dự án gây quỹ giúp đỡ bệnh nhân ung thư vú đã tổ chức rất nhiều hoạt động nhằm phổ biến kiến thức ung thứ vú tới đông đảo chị em phụ nữ. Những buổi hội thảo cung cấp kiến thúc ung thư vú, triển lãm tranh, đạp xe gây quỹ đều là những hoạt động tiêu biểu của dự án.

Tất cả các tài liệu sử dụng trong các buổi hội thảo, phổ biến kiến thức là những tài liệu nhận được từ Hội đồng Ung thứ vú của Úc và bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật ung thư vú (dành cho cả u lành và u ác tính) của Active Rehanilitation Physiotherapy Australia gửi tặng và cho phép dịch sang tiếng Việt.

4b1a28371_1380105_737592686257366_1638634781_n.jpg

Ngày hội đạp xe gây quỹ vì bệnh nhân ung thư vú


Gần đây, dự án có chương trình đã gây dựng và mở rộng quy mô thư viện tóc giả. Chương trình sẽ cho mượn hoặc tặng lại những bệnh nhân rụng tóc trong quá trình điều trị hóa chất. Thư viện hiện có hơn 20 bộ tóc giả phần lớn là của bệnh nhân đã hết giai đoạn điều trị gửi tặng lại và có một số bộ do BCNV tự mua bằng nguồn tài chính do mình gây quỹ được.
 
Hoạt động cung cấp tóc giả cho bệnh nhân ung thư vú thực sự đem lại niềm vui cũng như sự ủng hộ tinh thần cho các bệnh nhân. Cô Nguyễn Thị Mai ở số 25, Ngõ Tạm Thương, Hà Nội đang điều trị tại bệnh viện Ung bướu khu vực Thanh Nhàn tâm sự: "Chẳng biết mình giai đoạn nào nhưng tóc nó rụng rồi, giai đoạn mấy thì mấy cứ chữa, cứ cười thôi chứ".

Thông qua trang mạng xã hội và trang web chính thức của chương trình mà mọi người có cái nhìn đầy đủ hơn về ung thư vú. Những thông tin về cách phát hiện sớm bệnh, các loại thuốc khuyên dùng, làm quen với thuật ngữ khi nhận được kết quả ung thư vú, chi phí phẫu thuật... Tất cả các thông tin bổ ích đó được đăng tải đều đặn giúp cho những bệnh nhân ung thư vú nói riêng và những người bình thường nói chung nhận thức về căn bệnh.

Với những hoạt động tích cực như vậy BCNV mong muốn đây không chỉ là dự án dành riêng cho bệnh nhân ung thư vú mà còn là người thân của họ, là phụ nữ Việt Nam, các cá nhân tổ chức quan tâm tới ung thư vú và muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh này.

Nài hai dự án kể trên, hội chợ Sáng kiến thanh niên 2013 còn rất nhiều những chương trình thú vị tới từ các tổ chức trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thanh Huyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN