Nhà báo Trần Mai Hưởng: “Chiến trường là thử thách nghiêm khắc nhất”

(Sóng trẻ) - Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, nhà báo Trần Mai Hưởng - nguyên Tổng Giám đốc TTXVN đã có những chia sẻ về trải nghiệm quý báu và khắc nghiệt khi tác nghiệp trong chiến tranh, điều giúp hun đúc nên phẩm chất và nghị lực của một nhà báo chân chính.

Phóng viên (PV): Thưa ông, được biết vào năm 1975, ông đang học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Cơ duyên nào khiến ông gác lại việc học, làm đơn xin ra chiến trường?

Nhà báo (NB) Trần Mai Hưởng: Thực ra, tôi đã là phóng viên của TTXVN từ năm 1970, từng tác nghiệp tại Hà Tây, có mặt tại chiến trường Quảng Trị và Vĩnh Linh. Khi đó, tôi học tại chức ở Đại học Kinh tế Quốc dân vì thấy kiến thức kinh tế rất cần thiết cho nghề báo. Đầu năm 1975, khi nghe tin giải phóng Buôn Ma Thuột, tôi quyết định xin trở lại chiến trường. Đây là một cơ hội để mình có thể quay lại chiến trường mà mình đã từng sống và đã gắn bó.

1.jpg
Nhà báo lão thành Trần Mai Hưởng hào hứng khi kể lại những kí ức khi tác nghiệp trên chiến trường.  (Ảnh: Bảo Ngọc)

PV: Trong sự nghiệp của mình, ông đã từng tác nghiệp tại những chiến trường và có mặt ở những sự kiện lịch sử nào?

NB Trần Mai Hưởng:  Tôi có mặt từ Huế vào đến Sài Gòn trong vòng khoảng một tháng, từ 26/3 đến 30/4/1975. Trên con đường đó, biết bao sự kiện đã diễn ra. Chúng tôi tác nghiệp trong điều kiện chiến đấu căng thẳng, ví dụ như khi vào Phan Rang, tòa hành chính còn đang cháy, sân bay Thành Sơn vừa bị bỏ rơi. Chúng tôi phải rất nhanh chóng viết bài, chụp ảnh và gửi về để kịp thời phản ánh tình hình. Đặc biệt, vào ngày 30/4/1975, tôi đã chụp được những bức ảnh lịch sử khi xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập. Những khoảnh khắc đó thật sự đặc biệt và trở thành biểu tượng của ngày chiến thắng.

PV: Khi tác nghiệp ở chiến trường, đâu là những thách thức mà người phóng viên phải vượt qua? 

NB Trần Mai Hưởng: Thách thức lớn nhất là sự nguy hiểm. Chúng tôi phải đối diện với bom đạn, khả năng bị thương hay hy sinh luôn hiện hữu. TTXVN có hơn 260 liệt sĩ trong các chiến trường, trong các thời kỳ. Trong đó có những người như bác Nghĩa Dũng, phóng viên ảnh nổi tiếng. Nghề báo là nghề rất nguy hiểm và chấp nhận trong chiến tranh là như vậy, hy sinh là chuyện có thể xảy ra. Mình phải chấp nhận hy sinh. 

PV: Đâu là những vật dụng không thể thiếu khi ông tác nghiệp ở chiến trường?

NB Trần Mai Hưởng: Những thứ như máy ảnh; súng ngắn để trang bị, tự bảo vệ mình an toàn trong tình huống nguy hiểm; bi đông uống nước và thuốc men rất quan trọng. Kể cả thuốc sát trùng để mình có thể dùng nước ở hố bom, đổ thuốc sát trùng vào, quấy lên và dùng tạm. Mình không có nước sạch để dùng. Đấy là cuộc sống ở chiến trường.

2.jpg
Những câu chuyện và ảnh được nhà báo lưu lại trong cuốn hồi ký “Những nẻo đường chiến tranh và hòa bình” (Ảnh: Bảo Ngọc)

PV: Ông là một trong những nhà báo đầu tiên đã chụp bức ảnh lịch sử vào ngày 30/4/1975 khi xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập. Xin ông chia sẻ lại cảm xúc của mình trong khoảnh khắc lịch sử ấy.

NB Trần Mai Hưởng: Trong số 13 kiểu phim tôi chụp ấy còn lại 7 bức ảnh, tôi đặt tên chùm ảnh phóng sự là “Sài Gòn ngày 30/04” và được mọi người biết đến. Đặc biệt có bức ảnh xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập là biểu tượng của ngày chiến thắng. Đối với tôi đấy là một điều may mắn bởi vì tôi không phải phóng viên ảnh chuyên trách. Chụp được và lưu giữ những khoảnh khắc đó là một niềm tự hào và may mắn lớn trong cuộc đời làm báo của tôi.

PV: Những năm tháng tác nghiệp trong chiến tranh khắc nghiệt có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời làm báo của ông?

NB Trần Mai Hưởng: Tôi nghĩ nó rất có ý nghĩa bởi vì chiến tranh là thử thách rất nghiêm khắc. Nếu mình đã vượt qua được năm tháng chiến tranh ấy rồi thì con người mình đã vững vàng. Phẩm chất hình thành trong thời kỳ chiến tranh ấy tạo nên tính cách, nghị lực và bản lĩnh để mình vượt qua tất cả một cách dễ dàng hơn rất nhiều. 

3.jpg
Nhà báo Trần Mai Hưởng nhớ lại khoảnh khắc chụp được bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập (Ảnh: Bảo Ngọc)

PV: Nếu nhiệm vụ của những nhà báo kháng chiến là phụng sự cho tổ quốc, cho cách mạng, thì theo ông, nhiệm vụ của những nhà báo thời bình sẽ chú trọng vào điều gì?

NB Trần Mai Hưởng: Nhiệm vụ của nhà báo thời bình là thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh. Tất nhiên xã hội phải cùng nhau phấn đấu nhưng những người làm báo có thể chỉ ra được những cái dở, động viên những cái hay, cái tốt và biểu dương những con người xứng đáng để mình động viên. 

PV: Theo ông, 1 người nhà báo chân chính, vừa có tâm vừa có tầm thì cần có những phẩm chất gì?

NB Trần Mai Hưởng: Trước hết là tâm huyết với nghề. Sau đó là bản lĩnh, kiên định và không hoang mang trước khó khăn. Ngoài ra, sự năng động và khả năng thích nghi, theo kịp sự phát triển của xã hội cũng rất quan trọng. Lương tâm nghề nghiệp không cho phép chúng ta làm sai, dù áp lực từ bên ngoài có lớn đến đâu. Tâm huyết, bản lĩnh và năng động là những phẩm chất cần thiết để trở thành một nhà báo chân chính.

PV: Xin cảm ơn ông đã nhận lời tham gia phỏng vấn. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN