Nhà thơ Lại Hồng Khánh: Một người lính làm thơ
(Sóng Trẻ) - Lại Hồng Khánh là một nhà thơ lính, trưởng thành từ quân ngũ. Ông không “ồn ào” trong văn chương, nhưng cái đằm sâu, lắng đọng của một nhà thơ từng khoác áo lính qua những tác phẩm để lại trong bạn đọc còn nhiều cảm xúc và rung động.
Thưa nhà thơ Lại Hồng Khánh, mỗi một nhà thơ đến với thơ ca bằng một con đường riêng của mình, có bao nhiêu nhà thơ thì có bấy nhiêu gương mặt thơ. Còn với ông, thơ đến với ông trước hay ông đến với thơ trước?
Tôi đến với thơ là bản năng tự nhiên của người yêu thích thơ từ thủa bé. Tôi làm thơ chẳng để khao khát thành danh hay để có vị trí trong thi đàn mà chỉ vì yêu thích “ kiểu” bộc lộ suy nghĩ, chia sẻ tình cảm của một một cách súc tích, lãng mạn ấn tượng.
Thơ đến với tôi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi hồi đó tôi luôn có sở thích đọc và suy ngẫm về những tác phẩm văn chương, cả những tác phẩm ở trong nước cũng như nước nài, đặc biệt là văn học Nga - một nền văn học có ảnh hưởng sâu rộng tới cả nền văn học thế giới lúc bấy giờ.
Rồi thơ đến với tôi cũng từ chính những khúc hát ru thân thuộc, ngọt ngào mà mẹ hay ru bên vành nôi, cánh võng; hay từ những câu kiều Ngâm dễ thuộc của ông cha thủa trước. Tôi yêu cái thế giới cổ tích trong lời dạy của thầy. Tôi tìm thấy ở đó là hình ảnh của người mẹ tảo thần sớm khuya nhọc nhằn, là hình ảnh người bà với mái tóc sương pha, là hình ảnh người chị và người em mệt nhoài trong cái đói.
Thơ đã cho tôi biết yêu thương con người, biết gắn bó yêu thiên nhiên và tìm thấy cả chính cả co mình trong đó. Tôi thấy thơ là phút khoảng lặng nơi trái tim, tĩnh tọa nơi tâm hôn đồng cảm. Chính ý nghĩa của những câu thơ đã lay động trái tim tôi, tôi thấy ở đó là một thế giới thi ca nhiệm màu, tươi đẹp, nhân văn và trữ tình. Có lẽ vì nó đẹp thế nên tôi đã yêu thơ từ ngày đầu biết đến đó.
Thưa ông, trong số những bài thơ của mình, bài nào có nhiều kỉ niệm nhất?
Đó là bài “Rét đồng chiêm”. Tôi viết bài này như một sự tưởng nhớ về hình ảnh người cha nơi quê mình:
Những rong rêu mang cái rét đồng chiêm/Cha cặm cụi cùng chiếc riu tôm cũ/Cày từng vệt theo bờ lăn lóc nhỏ/Mớ tôm con, đổi lấy lạng gạo sung/Con theo cha mải miết khắp cánh đồng/Ngược gió bắc để mang về lửa ấm/Khoai lang luộc chấm muối vừng rất đậm/Những ngày xưa lay lắt tháng ba/Rồi lớn lên chúng con đã đi xa/Đem chí lớn tới bao miền đất lạ/Chiếc riu tôm chẳng bao giờ mới cả/Cứ cũ đi theo tuổi của cha/Cánh đồng chiêm thân thuộc của ta/Nơi nuôi sống bao cuộc đời lam lũ/Nơi thắp sáng màu xanh xứ sở/Nơi yên bình nhận giấc ngủ cha tôi
Người ta thấy trong thơ Lại Hồng Khánh cái mộc mạc, chân chất của những người nông dân đồng ruộng, nhưng vẫn ánh lên vẻ lạc quan yêu đời. Tại sao ông lại yêu mến người nông dân?
Tôi luôn kính trọng những người nông dân vì họ mang hình ảnh tôi, người thân của tôi. Tôi thương mến họ, nói về họ như nói về chính mình. Khổ nhọc của họ thấm vào da thịt tôi. Mỗi mùa đông, từng cơn gió rét cắt da cắt thịt vẫn còn làm tôi tê tái. Hễ qua những cánh đồng, thấy nông dân làm việc, lòng tôi lại nôn nao nhớ, trào lên niềm chia sẻ, thấy cái rét cắt da vẫn đọng trong mình.
Mỗi khi nghĩ đến người nông dân, hình ảnh nào thường ám ảnh ông nhất?
Ấn tượng là những khuôn mặt đen sạm cúi xuống ruộng ngập nước. Vất vả cơ cực thế mà họ vẫn giữ được niềm vui sống. Mồ hôi túa trên trán, gương mặt, vậy mà ngơi tay là nói cười, hồn nhiên, chất phác và nhiều lúc cười như an ủi cho chính mình và người khác.
Tôi nhớ hình ảnh những cỗ xe đầy lúa khoai, họ còng lưng kéo đẩy từ ruộng, nơi đã cật lực lao động, đẩy về làng với nỗi sung sướng, hớn hở, quên nhọc mệt.
Ông có thể tâm sự về quê mình? Ông nói “cái khổ nông dân ngấm vào da thịt”, vậy ông có thể… làm một người nông dân chứ?
Tôi sinh ra, lớn lên ở làng Đại Đồng - Phú Xuyên - Hà Nội( Hà Tây Cũ). Làng tôi không giàu kinh tế nhưng lừng danh trù phú, nhân tài. Giờ những cánh đồng quê còn khá nguyên vẹn. Với ký ức của người nặng tình, thì đó là may mắn.
Tôi không thể nào quên những cánh đồng đồng chiêm nước ngập ngang lưng mẹ, những người nông dân cõm cõi cây lúa rồi vớt lúa mỗi khi nước lũ tràn về. Đồng quê quá đỗi thân thương vì mỗi lần nghĩ tới, tôi lại nhớ mẹ vô cùng. Nhớ mùa đông cùng mẹ cấp tập cấy để nghỉ tết. Gió rét căm căm, đồng trắng băng nước. Chú bé cầm đon mạ dài gần bằng nửa đòn gánh, cắm được mạ xuống, nước ngập đến nách.
Tôi đã làm bài thơ tặng cha khi người cha của tôi đã không còn nữa.
Thơ của ông là người lính trực tiếp cấm súng chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ có gì khác so với cái hồi ông làm Trưởng ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội?
Thơ - trước nhất với tôi vẫn là cái duyên, là số phận. Thơ bước ra từ trái tim. Thơ là sự đồng thuận giữa tuổi thơ và sự chín chắn, giữa “trái tim” và “trí tuệ”. Thơ là nỗi niềm, là tri ân, là tri kỷ, là sự giải thoát mình.
Vì lẽ đó, tôi nghĩ dù ở cương vị, môi trường công tác nào, thơ cũng có mẫu số chung đó. Nếu có khác, có lẽ, khi người ta càng từng trải thì độ chín có phần “ già” hơn. Còn cảm xúc thì vẫn thế, tươi nguyên.
“Mẹ”, những bà mẹ miền Nam, miền Bắc, những bà mẹ của đồng đội- bà mẹ luôn hiện diện trong thơ ông với những hình ảnh rất xúc động. Ông có thể chia sẻ cảm xúc về mẹ, vì lẽ gì mà mẹ đã trở thành một trong những chủ đề chính trong thơ ông?
Với những người lĩnh đã từng vào sinh ra tử, tôi nghĩ ai cũng dành cho mẹ của mình một vị trí đặc biệt quan trọng trong trái tim mình. Riêng tôi- mẹ, bao gồm bà mẹ sinh thành ra mình và cả những bà mẹ chở che, nuôi giấu trong suốt chặng đường hoạt động, thiêng liêng, cao cả lắm. Vì thế trong hầu hết các sáng tác của tôi, hình ảnh của mẹ vẫn đậm nét nhất.
Đó là nguồn cảm hứng như suối nguồn chảy mãi. Mẹ tôi cũng như bao bà mẹ chiến sĩ khác đề tảo tần nuôi con khôn lớn khi có đất nước và khi đất nước có chiến tranh thì mẹ sẵn sang động viên các con ra trận.
Tôi nhớ bài thơ tôi làm đầu tiên là về mẹ “ Gửi quê mẹ”. Năm 1970, giữa lúc hành quân qua đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ thì nhớ quê mẹ : Đứng đây giữa đỉnh đồi cao/Ta nhìn bốn phía lòng sao bồi hồi/Đứng đây đất nước xa xôi/ Nhìn về quê mẹ phương trời mờ sương/ gió ơi cho gởi tình thương/Bay về phương bắc ngát hương quê nhà/ Mẹ ơi con đã đi xa/ giành ngày chiến thắng quê nhà xum vui.
“Chiếc đòn gánh” – Đòn gánh cong dép bạc bạc dép mo cau/ Chợ Lịm chợ Chuôn nhấp nhô vai mẹ. Đòn gánh mảnh vít cong thời son trẻ/ Áo mồ hôi muối đọng ngấn rồi/ Ngày bươn bả đêm lần hồi/Mùa cấy cơm đèn kỹ chân đỉa rụng. Đòn gánh mảnh suốt một đời làm lụng/ Cho chúng con lớn lên dưới mặt trời.
Đây là một trong những bài thơ về người mẹ của ông rất hay. Và không chỉ riêng bài này mà “người mẹ” như một ám ảnh trong thơ ông?
Thật sự đó là một ám ảnh. Dù nay, mẹ không còn nữa nhưng hình ảnh của mẹ vẫn rất gần gũi, thân thuộc đối với tôi. Dường như sáng tác nào của tôi, không ít thì nhiều đều có bóng dánh của người mẹ hiền tảo tần khuya sớm.
Ông từng là người lính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông từng tham gia vào cuộc chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ, chiến tranh trong thơ của ông, theo ông có “ hính dáng” như thế nào?
Chiến tranh là một hiện tượng bất thường của đời sống xã hội loại người. Không ai muốn chiến tranh cả. Có một nhà thơ đã từng nói rằng: Dù đời ta thích hoa hồng/ Kẻ thù buộc ta ôm cây súng.
Ôm cây súng là một sự bất khả kháng, đồng thời cũng là lý tưởng cao đẹp để bảo vệ tổ quốc. Có lẽ cùng chung suy nghĩ ấy, nên thơ của tôi, dù viết về chiến tranh cũng không chỉ viết về chiến tranh đẫm máu mà nặng về tình nghĩa - tình đồng đội và các mối quan hệ của người lính trong xã hội.
Thời chiến tranh có nhiều cây bút trẻ đã đồng hành cùng chiến tranh, có nhiều tác phẩm văn học vẫn còn sống mãi với thời gian. Và dù không muốn thì “ họ” đã già, mà đề tài chiến tranh thì vẫn còn nhiều lắm những chuyện muốn viết, tác phẩm dần hiếm hoi và ngày một ít đi. Có khi nào đề tài mãi mãi “ ngủ im” khi những người đi qua chiến tranh không còn bút lực để viết?
Như tôi đã nói, đó là món nợ của những người cầm bút đối với đồng đội, dân tộc và đất nước. Đề tài này mãi mãi “ ngủ im” khi những người đi qua chiến tranh không còn bút lực để viết và sự ra đi theo quy luật tạo hóa muôn đời. Có lẽ vì lẽ ấy mà chúng ta nên tích cực cố gắng tạo các cuộc thi và kêu gọi các nhà tài trợ góp phần tạo điều kiện cho những nhà văn thệ hệ trẻ sau chúng tôi sáng tác về đề tài này.
Quay trở lại với thơ ông. Ông làm thơ nhiều, không chỉ thơ về “Mẹ”, về đồng đội còn có những bài thơ rất lãng mạn chưa kể ông mới cho xuất bản một tập thơ nhạc “ giai điệu tháng năm”, với 36 bài thơ được 15 nhạc sĩ tên tuổi phổ nhạc thành ca khúc, nhưng có khi nào ông không thấy thích tác phẩm của mình?
Tác phẩm văn chương đối với tôi như người con tinh thần. Đã là con thì cha mẹ nào cũng yêu thương. Nhưng sáng tác thì quả thật có khác, thang bậc cảm xúc, yêu đương cũng có khác. Có những bài viết đến đâu thuộc đến đó và cũng có những bài viết xong, đăng báo, phát rồi mà vẫn chưa thuộc. Cái này còn tùy thuộc vào trái tim rung động của tác giả.
Thưa nhà thơ Lại Hồng Khánh, mỗi một nhà thơ đến với thơ ca bằng một con đường riêng của mình, có bao nhiêu nhà thơ thì có bấy nhiêu gương mặt thơ. Còn với ông, thơ đến với ông trước hay ông đến với thơ trước?
Tôi đến với thơ là bản năng tự nhiên của người yêu thích thơ từ thủa bé. Tôi làm thơ chẳng để khao khát thành danh hay để có vị trí trong thi đàn mà chỉ vì yêu thích “ kiểu” bộc lộ suy nghĩ, chia sẻ tình cảm của một một cách súc tích, lãng mạn ấn tượng.
Thơ đến với tôi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi hồi đó tôi luôn có sở thích đọc và suy ngẫm về những tác phẩm văn chương, cả những tác phẩm ở trong nước cũng như nước nài, đặc biệt là văn học Nga - một nền văn học có ảnh hưởng sâu rộng tới cả nền văn học thế giới lúc bấy giờ.
Rồi thơ đến với tôi cũng từ chính những khúc hát ru thân thuộc, ngọt ngào mà mẹ hay ru bên vành nôi, cánh võng; hay từ những câu kiều Ngâm dễ thuộc của ông cha thủa trước. Tôi yêu cái thế giới cổ tích trong lời dạy của thầy. Tôi tìm thấy ở đó là hình ảnh của người mẹ tảo thần sớm khuya nhọc nhằn, là hình ảnh người bà với mái tóc sương pha, là hình ảnh người chị và người em mệt nhoài trong cái đói.
Thơ đã cho tôi biết yêu thương con người, biết gắn bó yêu thiên nhiên và tìm thấy cả chính cả co mình trong đó. Tôi thấy thơ là phút khoảng lặng nơi trái tim, tĩnh tọa nơi tâm hôn đồng cảm. Chính ý nghĩa của những câu thơ đã lay động trái tim tôi, tôi thấy ở đó là một thế giới thi ca nhiệm màu, tươi đẹp, nhân văn và trữ tình. Có lẽ vì nó đẹp thế nên tôi đã yêu thơ từ ngày đầu biết đến đó.
Thưa ông, trong số những bài thơ của mình, bài nào có nhiều kỉ niệm nhất?
Đó là bài “Rét đồng chiêm”. Tôi viết bài này như một sự tưởng nhớ về hình ảnh người cha nơi quê mình:
Những rong rêu mang cái rét đồng chiêm/Cha cặm cụi cùng chiếc riu tôm cũ/Cày từng vệt theo bờ lăn lóc nhỏ/Mớ tôm con, đổi lấy lạng gạo sung/Con theo cha mải miết khắp cánh đồng/Ngược gió bắc để mang về lửa ấm/Khoai lang luộc chấm muối vừng rất đậm/Những ngày xưa lay lắt tháng ba/Rồi lớn lên chúng con đã đi xa/Đem chí lớn tới bao miền đất lạ/Chiếc riu tôm chẳng bao giờ mới cả/Cứ cũ đi theo tuổi của cha/Cánh đồng chiêm thân thuộc của ta/Nơi nuôi sống bao cuộc đời lam lũ/Nơi thắp sáng màu xanh xứ sở/Nơi yên bình nhận giấc ngủ cha tôi
Người ta thấy trong thơ Lại Hồng Khánh cái mộc mạc, chân chất của những người nông dân đồng ruộng, nhưng vẫn ánh lên vẻ lạc quan yêu đời. Tại sao ông lại yêu mến người nông dân?
Tôi luôn kính trọng những người nông dân vì họ mang hình ảnh tôi, người thân của tôi. Tôi thương mến họ, nói về họ như nói về chính mình. Khổ nhọc của họ thấm vào da thịt tôi. Mỗi mùa đông, từng cơn gió rét cắt da cắt thịt vẫn còn làm tôi tê tái. Hễ qua những cánh đồng, thấy nông dân làm việc, lòng tôi lại nôn nao nhớ, trào lên niềm chia sẻ, thấy cái rét cắt da vẫn đọng trong mình.
Mỗi khi nghĩ đến người nông dân, hình ảnh nào thường ám ảnh ông nhất?
Ấn tượng là những khuôn mặt đen sạm cúi xuống ruộng ngập nước. Vất vả cơ cực thế mà họ vẫn giữ được niềm vui sống. Mồ hôi túa trên trán, gương mặt, vậy mà ngơi tay là nói cười, hồn nhiên, chất phác và nhiều lúc cười như an ủi cho chính mình và người khác.
Tôi nhớ hình ảnh những cỗ xe đầy lúa khoai, họ còng lưng kéo đẩy từ ruộng, nơi đã cật lực lao động, đẩy về làng với nỗi sung sướng, hớn hở, quên nhọc mệt.
Ông có thể tâm sự về quê mình? Ông nói “cái khổ nông dân ngấm vào da thịt”, vậy ông có thể… làm một người nông dân chứ?
Tôi sinh ra, lớn lên ở làng Đại Đồng - Phú Xuyên - Hà Nội( Hà Tây Cũ). Làng tôi không giàu kinh tế nhưng lừng danh trù phú, nhân tài. Giờ những cánh đồng quê còn khá nguyên vẹn. Với ký ức của người nặng tình, thì đó là may mắn.
Tôi không thể nào quên những cánh đồng đồng chiêm nước ngập ngang lưng mẹ, những người nông dân cõm cõi cây lúa rồi vớt lúa mỗi khi nước lũ tràn về. Đồng quê quá đỗi thân thương vì mỗi lần nghĩ tới, tôi lại nhớ mẹ vô cùng. Nhớ mùa đông cùng mẹ cấp tập cấy để nghỉ tết. Gió rét căm căm, đồng trắng băng nước. Chú bé cầm đon mạ dài gần bằng nửa đòn gánh, cắm được mạ xuống, nước ngập đến nách.
Tôi đã làm bài thơ tặng cha khi người cha của tôi đã không còn nữa.
Thơ của ông là người lính trực tiếp cấm súng chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ có gì khác so với cái hồi ông làm Trưởng ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội?
Thơ - trước nhất với tôi vẫn là cái duyên, là số phận. Thơ bước ra từ trái tim. Thơ là sự đồng thuận giữa tuổi thơ và sự chín chắn, giữa “trái tim” và “trí tuệ”. Thơ là nỗi niềm, là tri ân, là tri kỷ, là sự giải thoát mình.
Vì lẽ đó, tôi nghĩ dù ở cương vị, môi trường công tác nào, thơ cũng có mẫu số chung đó. Nếu có khác, có lẽ, khi người ta càng từng trải thì độ chín có phần “ già” hơn. Còn cảm xúc thì vẫn thế, tươi nguyên.
“Mẹ”, những bà mẹ miền Nam, miền Bắc, những bà mẹ của đồng đội- bà mẹ luôn hiện diện trong thơ ông với những hình ảnh rất xúc động. Ông có thể chia sẻ cảm xúc về mẹ, vì lẽ gì mà mẹ đã trở thành một trong những chủ đề chính trong thơ ông?
Với những người lĩnh đã từng vào sinh ra tử, tôi nghĩ ai cũng dành cho mẹ của mình một vị trí đặc biệt quan trọng trong trái tim mình. Riêng tôi- mẹ, bao gồm bà mẹ sinh thành ra mình và cả những bà mẹ chở che, nuôi giấu trong suốt chặng đường hoạt động, thiêng liêng, cao cả lắm. Vì thế trong hầu hết các sáng tác của tôi, hình ảnh của mẹ vẫn đậm nét nhất.
Đó là nguồn cảm hứng như suối nguồn chảy mãi. Mẹ tôi cũng như bao bà mẹ chiến sĩ khác đề tảo tần nuôi con khôn lớn khi có đất nước và khi đất nước có chiến tranh thì mẹ sẵn sang động viên các con ra trận.
Tôi nhớ bài thơ tôi làm đầu tiên là về mẹ “ Gửi quê mẹ”. Năm 1970, giữa lúc hành quân qua đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ thì nhớ quê mẹ : Đứng đây giữa đỉnh đồi cao/Ta nhìn bốn phía lòng sao bồi hồi/Đứng đây đất nước xa xôi/ Nhìn về quê mẹ phương trời mờ sương/ gió ơi cho gởi tình thương/Bay về phương bắc ngát hương quê nhà/ Mẹ ơi con đã đi xa/ giành ngày chiến thắng quê nhà xum vui.
“Chiếc đòn gánh” – Đòn gánh cong dép bạc bạc dép mo cau/ Chợ Lịm chợ Chuôn nhấp nhô vai mẹ. Đòn gánh mảnh vít cong thời son trẻ/ Áo mồ hôi muối đọng ngấn rồi/ Ngày bươn bả đêm lần hồi/Mùa cấy cơm đèn kỹ chân đỉa rụng. Đòn gánh mảnh suốt một đời làm lụng/ Cho chúng con lớn lên dưới mặt trời.
Đây là một trong những bài thơ về người mẹ của ông rất hay. Và không chỉ riêng bài này mà “người mẹ” như một ám ảnh trong thơ ông?
Thật sự đó là một ám ảnh. Dù nay, mẹ không còn nữa nhưng hình ảnh của mẹ vẫn rất gần gũi, thân thuộc đối với tôi. Dường như sáng tác nào của tôi, không ít thì nhiều đều có bóng dánh của người mẹ hiền tảo tần khuya sớm.
Ông từng là người lính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông từng tham gia vào cuộc chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ, chiến tranh trong thơ của ông, theo ông có “ hính dáng” như thế nào?
Chiến tranh là một hiện tượng bất thường của đời sống xã hội loại người. Không ai muốn chiến tranh cả. Có một nhà thơ đã từng nói rằng: Dù đời ta thích hoa hồng/ Kẻ thù buộc ta ôm cây súng.
Ôm cây súng là một sự bất khả kháng, đồng thời cũng là lý tưởng cao đẹp để bảo vệ tổ quốc. Có lẽ cùng chung suy nghĩ ấy, nên thơ của tôi, dù viết về chiến tranh cũng không chỉ viết về chiến tranh đẫm máu mà nặng về tình nghĩa - tình đồng đội và các mối quan hệ của người lính trong xã hội.
Thời chiến tranh có nhiều cây bút trẻ đã đồng hành cùng chiến tranh, có nhiều tác phẩm văn học vẫn còn sống mãi với thời gian. Và dù không muốn thì “ họ” đã già, mà đề tài chiến tranh thì vẫn còn nhiều lắm những chuyện muốn viết, tác phẩm dần hiếm hoi và ngày một ít đi. Có khi nào đề tài mãi mãi “ ngủ im” khi những người đi qua chiến tranh không còn bút lực để viết?
Như tôi đã nói, đó là món nợ của những người cầm bút đối với đồng đội, dân tộc và đất nước. Đề tài này mãi mãi “ ngủ im” khi những người đi qua chiến tranh không còn bút lực để viết và sự ra đi theo quy luật tạo hóa muôn đời. Có lẽ vì lẽ ấy mà chúng ta nên tích cực cố gắng tạo các cuộc thi và kêu gọi các nhà tài trợ góp phần tạo điều kiện cho những nhà văn thệ hệ trẻ sau chúng tôi sáng tác về đề tài này.
Quay trở lại với thơ ông. Ông làm thơ nhiều, không chỉ thơ về “Mẹ”, về đồng đội còn có những bài thơ rất lãng mạn chưa kể ông mới cho xuất bản một tập thơ nhạc “ giai điệu tháng năm”, với 36 bài thơ được 15 nhạc sĩ tên tuổi phổ nhạc thành ca khúc, nhưng có khi nào ông không thấy thích tác phẩm của mình?
Tác phẩm văn chương đối với tôi như người con tinh thần. Đã là con thì cha mẹ nào cũng yêu thương. Nhưng sáng tác thì quả thật có khác, thang bậc cảm xúc, yêu đương cũng có khác. Có những bài viết đến đâu thuộc đến đó và cũng có những bài viết xong, đăng báo, phát rồi mà vẫn chưa thuộc. Cái này còn tùy thuộc vào trái tim rung động của tác giả.
Nhà báo, nhà thơ Lại Hồng Khánh sinh năm 1951 tại Phú Xuyên - Hà Tây (cũ), đã có 5 tập thơ in riêng, hiện nay sống và viết tại Hà Nội. Trước khi cầm súng với hơn 10 năm lăn lộn ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, Lại Hồng Khánh là một thầy giáo làm thơ.
Những tập thơ đã xuất bản: Trắng câu gọi đò (thơ), NXB Thanh niên, 1990; Giọt thời gian (thơ), NXB Lao động, 1992; Ánh trăng ngày (thơ), NXB Văn học, 1995; Tháng năm nỗi nhớ (thơ), NXB Lao động, 1999; Trái tim mùa hạ (thơ), NXB Văn học, 2000; Ghi dọc cánh rừng (truyện ngắn), NXB Lao động, 2002; Với thu (thơ), NXB Hội Nhà văn, 2004; Vầng trăng Kinh bắc (thơ), NXB Hội Nhà văn, 2007.
Những tập thơ đã xuất bản: Trắng câu gọi đò (thơ), NXB Thanh niên, 1990; Giọt thời gian (thơ), NXB Lao động, 1992; Ánh trăng ngày (thơ), NXB Văn học, 1995; Tháng năm nỗi nhớ (thơ), NXB Lao động, 1999; Trái tim mùa hạ (thơ), NXB Văn học, 2000; Ghi dọc cánh rừng (truyện ngắn), NXB Lao động, 2002; Với thu (thơ), NXB Hội Nhà văn, 2004; Vầng trăng Kinh bắc (thơ), NXB Hội Nhà văn, 2007.
Hồ Phương Phúc
Lớp Báo in K.29
Lớp Báo in K.29
Cùng chuyên mục
Bình luận