Nhạc Trịnh và những triết lí cuộc đời

              
(Sóng Trẻ) - Âm nhạc của Trịnh Công Sơn từ thuở đất nước còn trong “máu lửa” đã mang đến cho khán giả những giai điệu ngọt ngào của tình yêu, tình quê và tình người. Nhưng đằng sau những mạch cảm xúc ngổn ngang vui buồn lẫn lộn là những triết lí, những suy nghĩ sâu sắc của 1 thế hệ luôn trăn trở với đời.

Là một nhạc sĩ có tên tuổi trong làng âm nhạc Việt Nam, một hình tượng với không ít chiếc bóng theo sau, âm nhạc của Trịnh Công Sơn trưởng thành theo năm tháng. Từ những ca khúc về tình yêu, về quê hương đến những lời ca về thân phận con người vẫn còn đó trong những lời nhạc day dứt như sự ngộ nhận của nhạc sĩ về cái lí ở đời.

d04eb4cde_1330238577trinhcongson3.jpg
                                     
Tình yêu trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn là những cảm xúc dữ dội, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng. Cuộc đời là đám đông nhưng cũng là đám không. Thân phận con người như cát bụi thời gian, sống trăm năm nhưng chết chỉ một ngày.

Mỗi đề tài là một hướng đi thác khác nhau trong cảm hứng sáng tác của nhạc sĩ họ Trịnh, song tất cả lời lẽ đều hướng đến những triết lí, chiêm nghiệm mà không phải ai cũng đủ sự tinh tế để cảm nhận rõ rệt điều đó.

Nhạc Trịnh là những triết lí về cuộc đời, về lẽ sống trong kiếp trầm luân, sống là cho đi, cho đi để nhận lại nhiều hơn, đừng giữ cho riêng mình để trở thành ích kỉ. Cho và nhận không phải là sự toan tính thiệt hơn mà là để lòng cảm thấy nhẹ nhõm hơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Một tấm lòng để đồng cảm, sẻ chia, để tri ân và để rồi nhận lại những giá trị đích thực của nó.

d04eb4cde_trinh.giaoduc.net.vn.jpg

Đó là triết lí về niềm tin cuộc sống, có được niềm tin đã khó nhưng giữ được nó sau những vấp ngã lại càng khó hơn. Và âm nhạc của Trịnh Công Sơn đã vang lên những lời ca gieo hạt cho niềm tin ấy: “Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọng! Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh”. Sự cảm thông hay chính là sự vực dậy những tâm hồn yếu đuối trong ca khúc “Tôi ơi đừng tuyệt vọng” của cố nhạc sĩ họ Trịnh như sự từng trải của chính ông khi đi qua những giông tố cuộc đời. Và rồi những triết lí ấy cứ tiếp tục đi vào cảm hứng nhạc sĩ như lời kể, lời tâm sự: “Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người! Còn cuộc đời ta cứ vui”.
                                        
Cũng chính trong những ca từ ấy, âm hưởng của nỗi niềm quê hương, nỗi nhớ quê da diết của những người con xa xứ lại vang lên. Và quả thực, trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn luôn có một thứ hồn quê thấm đượm lòng người: “Đứa con xa đã tìm về nhà – Đất hoang vu khép lại hẹn hò”. Đó là cái tình của một đứa con xa quê  với nỗi lòng day dứt, tình quê làm cháy lên cơn khát của nỗi nhớ mà ai cũng từng một lần trải qua trong cuộc đời.

Âm nhạc của Trịnh Công Sơn là thế, nhẹ nhàng tưới mát tâm hồn bằng những triết lí, những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời mà ta gọi đó là dòng nước mát chảy qua cõi đời khởi phát từ sự từng trải của một người tình lãng du qua nhiều thế hệ. Và sự sống khắc nghiệt  đã mang cảm hứng  Trịnh Công Sơn đi suốt mười hai năm nay, sự ra đi ấy là một khoảng trống không thể lấp đầy nhưng những gì còn vang vọng sẽ như âm thanh trong không gian bí ẩn mà những trái tim tha thiết với nhạc trữ tình luôn muốn hướng đến.

                                                                                            Cao Thị Huyền
                                                                     

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Tin nổi bật20 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm ”Cây Quân Tử” là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc lấy cảm hứng từ những nét đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương - làng chài ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận.

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Tin nổi bật21 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Ngày rộng” không đơn thuần là nơi trưng bày về nghệ thuật mà là không gian để giới trẻ tìm về những khoảnh khắc yên bình, thoát khỏi cuộc sống hối hả và suy ngẫm về chính mình.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ mới ở quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN