Nhân chứng đất kinh kỳ: Vô giá hay vô giá trị?

(Sóng trẻ) - Trải qua bao  thăng trầm lịch sử, gắn bó với mảnh đất Thủ đô đã hơn một thế kỷ. Giờ đây, cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử đang trong “nỗi lo nơm nớp” khi phải đối mặt với ba phương án “bảo tồn không nguyên vẹn” mà Bộ Giao thông vận tải vừa đưa ra.

Phương án 1: Phá bỏ cầu Long Biên hiện tại, giữ 9 nhịp cầu mang tính bảo tồn tượng trưng, kết hợp phục vụ du lịch khu vực bãi giữa sông Hồng
Phương án 2: Xây dựng cầu Long Biên mới tại vị trí tim cầu hiện tại theo hình dáng kiến trúc cũ
Phương án 3: xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn

Cả 3 phương án mà Bộ giao thông đưa ra đều dẫn đến sự “có mới bỏ cũ”. Song cũng không thể phủ nhận đó đều là những phương án được đưa ra nhằm một mục đích thiết thực: Cải thiện giao thông, phát triển đất nước.

1103098a8_anh2.jpg.jpg
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử

Một cây cầu đã quá tuổi “thập tuần” (hơn 100 năm) . Sinh – lão – bệnh, lẽ nào lại không đi đến “tử”. Cái đã cũ phải nhường chỗ cho cái mới ra đời, chỉ như thế mới có thể tạo tiền đề cho sự phát triển. “Lão cầu”, có lẽ đã đến lúc phải nhường thời cho “con cháu”.

Nhưng “con cháu” lão liệu có trở thành chứng nhân cho một thời đại lịch sử vừa hào hùng, vừa bi tráng? “Lão” đi rồi, ai sẽ nhắc nhở những người con đất kinh kỳ về một thời chiến tranh nơi Thủ đô không thể quên, không được quên? Ai sẽ nhắc nhở người dân phía Bắc về một bước khởi đầu cho nền kinh tế hàng hóa, về một bước đánh dấu cho sự hình thành của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh? Nếu “lão” đi, “lão” sẽ trở thành vô giá trị, lão sẽ chỉ còn sống trong tâm thức của những con người quan tâm đến lịch sử Thủ đô, trong suy nghĩ của những người yêu mến mảnh đất Hà Thành, hay trong những cuốn sách ghi chép lịch sử mà thế hệ trẻ không có mấy ai thiết tha tìm đọc. Và rồi, “lão” và cái trách nhiệm nhân chứng của “lão”, có thể sẽ tan biến cùng với bụi thời gian.

Làm gì đây, để hài hòa giữa bảo tồn và phát triển? Phương án bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên đã được thống nhất giữa Pháp và Việt Nam (đại diện là Hà Nội và Bộ Giao thông) từ l0 năm trước. Dự án đó đã được thực hiện tốt đến mức nào, để mà giờ đây, những “phán quyết dự bị” lại được đưa ra khiến số phận của chứng nhân lịch sử trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết?

Bảo tồn nguyên trạng, bảo tồn một nửa hay bảo tồn tượng trưng? Hay là phá bỏ? Sao lại phải cân nhắc nhiều đến thế? Vì cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử, vì cầu Long Biên là công trình kiến trúc tiêu biểu của Thủ đô, vì cầu Long Biên trong suy nghĩ của người dân: “lão” xứng đáng là một di sản văn hóa. Một di sản văn hóa, nhưng văn bản nào chính thức ghi nhận điều này ? Không có văn bản nào, và đối diện với 3 phương án đề xuất của Bộ Giao thông, số phận “lão cầu” lại càng bấp bênh.

Một cây cầu đã đi vào ký ức của nhân dân Thủ đô, một cây cầu đã hứng chịu nỗi đau chiến tranh trong những lần giặc Mỹ ném bom, một cây cầu đã vui niềm vui chung của nhân dân Hà Nội trong ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, một cây cầu đã trở thành một trong những con đường tiếp tế quan trọng trong những ngày chiến tranh hoành hành miến Bắc. Nhưng chúng ta đã làm gì để thay lời cảm ơn chứng nhân lịch sử này, thậm chí cho đến giờ, một văn bản ghi nhận di tích văn hóa cũng không thấy? 

Từ những ngày đất nước bắt đầu đổi mới cho đến nay, cầu Long Biên vẫn thầm lặng với công việc duy trì giao thông, bền bỉ gánh trên mình những chuyến tàu kết nối mảnh đất Thủ đô với nhiều vùng miền khác. Chúng ta đã bảo tồn cầu Long Biên song song với việc khai thác những giá trị giao thông của cây cầu này. Nhưng, thiết nghĩ, đã đến lúc “lão cầu” cần được giảm bớt gánh nặng, đã đến lúc “lão” cần được nghỉ ngơi và nằm trong sự bảo tồn nguyên vẹn. Trách nhiệm gánh những chuyến tàu, duy trì giao thông nên được chuyển giao cho một “thế hệ cầu” mới.

1103098a8_anh3.jpg
Những đoàn tàu đi qua Cầu Long Biên 

Chúng ta đang cố gắng móc nối với quá khứ bằng những cách thức tượng trưng: giữ 9 nhịp cầu mang tính bảo tồn tượng trưng, xây mới theo hình dáng kiến trúc cũ, xây cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại. Nhưng giữa tượng trưng và bản chất lại là một khoảng cách quá lớn, và thiết nghĩ: cầu Long Biên xứng đáng được bảo tồn nguyên vẹn, xứng đáng được nằm trong danh sách những di sản văn hóa.

Nhân chứng đất kinh kỳ, trong tương lai, sẽ là vô giá hay vô giá trị? Có lẽ còn phải chờ xem những “phán quyết” sẽ đúng đắn đến đâu.

Bùi Ṇc Hà
Báo mạng điện tử K33
Nguồn ảnh: Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN