Những góc nhìn mới mẻ tại Hội thảo "Báo chí giải pháp trong phát triển bền vững"

(Sóng trẻ) - Chiều ngày 24/5, Goethe-Institut Hà Nội tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Báo chí giải pháp trong phát triển bền vững”, tập trung vào các góc nhìn mới mẻ của báo chí giải pháp trong việc đưa tin về các câu chuyện phát triển bền vững.

Các vấn đề về biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, quản lý chất thải và phát triển đô thị ngày càng trở nên phổ biến trên các phương tiện truyền thông, gây nên nỗi lo lắng và sự bi quan về tương lai của độc giả. Nhận thấy được những yêu cầu đối với các cơ quan báo chí trong việc chủ động tuyên truyền, phân tích, bàn luận các giải pháp trong thực tiễn, viện Goethe Hà Nội tổ chức Hội thảo chuyên đề “Báo chí giải pháp trong phát triển bền vững”. 

Hội thảo có sự tham dự của ông Oliver Brandt, Viện trưởng Viện Goethe Hà Nội cùng các diễn giả: Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO, nhà báo Đinh Đức Hoàng; nhà báo Nhung Nguyễn, đạo diễn Nguyễn Tài Văn và nhà báo Trần Lệ Thuỳ. Đặc biệt, hội thảo thu hút sự tham gia của gần 30 nhà báo, phóng viên đang công tác tại các cơ quan báo chí trên cả nước và đại diện các tổ chức xã hội dân sự. 

3-rise-2024-master-slides-pptx-1.png
Các diễn giả cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thực hiện báo chí giải pháp gắn với các vấn đề phát triển bền vững. (Ảnh: Hà Trang) 

Tại buổi hội thảo, nhà báo Nhung Nguyễn chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm về 4 trụ cột chính trong báo chí giải pháp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chuyên viết về biến đổi khí hậu và bất bình đẳng ở Việt Nam, nhà báo đã đưa ra những ví dụ cụ thể cho những phương thức ứng phó của cộng đồng và cá nhân trước các thách thức này và nêu bật ý nghĩa của chúng. 

Báo chí giải pháp có thể được nhìn nhận là những bài điều tra về giải pháp, được thực hiện với tiêu chuẩn báo chí cao nhất. Nhà báo Nhung Nguyễn nhấn mạnh, thực hiện báo chí giải pháp phải đảm bảo có câu chuyện, nhân vật, bằng chứng, dữ liệu, nhận định chuyên gia và phản biện đa chiều,...

Từ kinh nghiệm đưa tin các dự án dài hạn về các vấn đề bền vững tại Việt Nam, nhà báo Đinh Đức Hoàng đã phân tích dựa trên 4 vấn đề đang xảy ra trong xã hội, thu hút sự thảo luận sôi nổi của người tham dự. Trong đó, nhà báo nhấn mạnh có những lúc chúng ta phải chấp nhận có những giải pháp chắc chắn không toàn vẹn và cần chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong các giải pháp đã và đang được thực hiện.

3-rise-2024-master-slides-pptx-2.png
 Nhà báo Đinh Đức Hoàng chia sẻ về case study 3: Năng lực thu gom với Rác thải nhựa. (Ảnh: Hà Trang) 

Cùng bàn luận về chủ đề trên, nhà báo Trần Lệ Thùy tâm sự: “Tìm giải pháp chính là một cách tạo nên những điểm sáng trong bài báo. Giải pháp cũng giống như ánh sáng ở cuối đường hầm. Khi thực trạng đã trở nên quá ảm đạm, phức tạp, các giải pháp xuất hiện, có thể chưa toàn vẹn nhưng giúp người đọc thấy được đây là bài báo hướng đến việc giải quyết vấn đề”. Bên cạnh đó, đạo diễn phim tài liệu Nguyễn Tài Văn cũng chia sẻ những khó khăn và nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà làm phim trong việc tiếp cận nhân vật và triển khai đề tài. 

Hội thảo chuyên đề “Báo chí giải pháp trong phát triển bền vững” mong muốn tạo ra cầu nối giữa các nhà làm phim tài liệu và các nhà báo thực hành báo chí giải pháp. Đồng thời, mở rộng các thảo luận chuyên môn trong ngành báo chí - truyền thông, giúp công chúng hình dung ra một thế giới công bằng và bền vững hơn. 

3-rise-2024-master-slides-pptx.png
Các nhà báo, phóng viên, đại diện các tổ chức xã hội dân sự tham gia thảo luận tại hội thảo. (Ảnh: Hà Trang)

Hội thảo là một phần trong sáng kiến thường niên Sản xuất phim tài liệu về phát triển bền vững năm 2023-2024 do Goethe-Institut Hà Nội tổ chức, phối hợp với 3 tổ chức xã hội dân sự (CSO): GreenViet, GreenHub và Think Playgrounds. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN