Những ưu thế, hạn chế của báo phát thanh trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện đại
(Sóng Trẻ):- Những bước tiến trong các lĩnh vực khác - đặc biệt là những tiến bộ về công nghệ thông tin đã trở thành điều kiện cho phát thanh phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình phát triển ấy, báo phát thanh vừa duy trì, phát huy những ưu thế vốn có, đồng thời lại phải luôn tự điều chỉnh để hạn chế những nhược điểm nhằm thích ứng với bối cảnh của đời sống báo chí, truyền thông hiện đại.
Chúng ta đã biết phát thanh là sản phẩm của nền kỹ thuật điện tử. Do ra đời trước truyền hình nên phát thanh đã từng được coi là loại hình truyền thông hiệu quả nhất. Sự sinh động của lời nói, âm nhạc, tiếng động truyền qua làn sóng radio đã từng được thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt.
Những bước tiến trong các lĩnh vực khác - đặc biệt là những tiến bộ về công nghệ thông tin đã trở thành điều kiện cho phát thanh phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình phát triển ấy, báo phát thanh vừa duy trì, phát huy những ưu thế vốn có, đồng thời lại phải luôn tự điều chỉnh để hạn chế những nhược điểm nhằm thích ứng với bối cảnh của đời sống báo chí, truyền thông hiện đại.
1.Những ưu thế của báo phát thanh hiện đại
Kỹ thuật đơn giản, tiện lợi
Chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là công chúng đã có thể hưởng thụ các chương trình phát thanh ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Nếu đọc báo in, bạn cần phải có ánh sáng, xem truyền hình, đọc báo mạng điện tử thì phải có một chiếc tivi, có máy tính hoặc phương tiện nối mạng internet… Hơn nữa tất cả các phương tiện này đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ trong một điều kiện không gian tương đối ổn định thì mới có thể hưởng thụ trọn vẹn thông tin. Nhưng phát thanh đơn giản hơn thế rất nhiều. Chỉ với một chiếc radio nhỏ nhẹ, rẻ tiền và nguồn năng lượng cũng rất rẻ, bạn có thể vừa nghe chương trình phát thanh vừa làm mọi công việc , kể cả lái xe ô tô hay đi bộ tập thể dục trong công viên…
Nếu xét ở phương diện phủ sóng rộng thì phát thanh luôn vững vàng ở vị trí số một so với tất cả các loại hình báo chí khác như báo in, báo hình, báo mạng điện tử. Chính vì đặc điểm đơn giản về kỹ thuật, rẻ tiền về phương tiện mà ở Việt Nam, từ miền núi đến hải đảo xa xôi hay nông thôn đều có sự hiện hữu của chiếc radio.
Khả năng thông tin thời sự nhanh nhạy
Như đã nêu ở trên, ưu thế nổi bật đầu tiên của phát thanh là kỹ thuật đơn giản tiện lợi. Thế nhưng, ưu thế đặc thù khiến cho phát thanh hiện đại cạnh tranh được với các loại hình báo chí truyền thông khác là sự nhanh nhạy trong thông tin.
Thông tin nhanh là một yêu cầu sống còn đối với một đài phát thanh hiện đại. So với các loại hình báo chí, truyền thông đại chúng khác, sự vượt trội của phát thanh trước hết là khả năng cung cấp cho bạn nghe đài những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất, những thông tin vừa mới xảy ra, đang xảy ra, hoặc sẽ xảy ra mà chưa có ai biết. Về ưu thế này, hiện nay chỉ có báo mạng điện tử mới có thể cạnh tranh được với báo phát thanh mà thôi. Tuy nhiên, do đặc điểm của báo mạng là phụ thuộc vào đường truyền và phương tiện cồng kềnh, kỹ thuật phức tạp nên sự tiện lợi của chiếc radio vẫn có những ưu thế do luôn đồng hành cùng với mỗi cá nhân trong mọi địa hình, mọi hoàn cảnh.
Theo PGS, TS. Đức Dũng thì “trong cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, ai nắm vững thông tin mới nhất và truyền tải thông tin một cách nhanh nhất thì người đó sẽ chiến thắng”. Riêng với báo phát thanh, xét về khía cạnh nội dung thông tin và hình thức giao tiếp với thính giả, việc đưa thông tin nhanh sẽ làm tăng tính trực tiếp, rút ngắn thời điểm sự kiện xảy ra với thời điểm công chúng tiếp nhận sự kiện. Hiện nay, cũng giống như nhiều Đài phát thanh trên thế giới. ở Hệ Thời sự - Chính trị tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam, cứ sau mỗi giờ đồng hồ lại có một bản tin 5 phút để cập nhật những thông tin mới nhất, phản ánh kịp thời về những sự kiện nóng hổi nhất.
Gần gũi công chúng, hiệu quả tác động cao
Một trong những thế mạnh của báo phát thanh được thính giả đánh giá cao là những người làm báo phát thanh biết cách tôn trọng người nghe và tác động nhanh, hiệu quả đến công chúng. Nói cách khác, sức hấp dẫn của báo phát thanh chính là ở là sự thân mật, gần gũi với công chúng thính giả.
Với mục tiêu thu hút thính giả, tạo ra sức sống cho làn sóng phát thanh, những người làm báo phát thanh hiện đại không chỉ quan tâm đến việc đem lại cho công chúng những thông tin nóng hổi, bổ ích, gần gũi với cuộc sống thường nhật của người nghe mà còn là ở cách thể hiện những thông tin đó một cách thân tình, gần gũi “như nói với một người bạn”. Người làm báo phát thanh ngày này rất quan tâm đến những thói quen và sở thích của từng nhóm công chúng nghe đài, không ngừng cải tiến về hình thức để các chương trình phát thanh ngày càng gần gũi hơn với thính giả, phù hợp với từng đối tượng nghe đài, đáp ứng thị hiếu ở từng độ tuổi...
2.Nhược điểm, hạn chế cơ bản của báo phát thanh
Thiếu hấp dẫn do không thể hiện bằng hình ảnh
Phát thanh sử dụng âm thanh tổng hợp. Được người khác đọc, kể, thông báo… cho nghe là một cảm giác rất dễ chịu. Tuy nhiên, “trăm nghe không bằng một thấy”. Âm thanh có thể sống động, thân mật, riêng tư nhưng chỉ thoảng qua, khó đọng lại, khó ghi nhớ. Điều đó đã chỉ ra nhược điểm lớn nhất của loại hình báo nói là “tính thoảng qua”. Nghe nhiều nhưng ấn tượng không thể so sánh được với một lần được chứng kiến bằng mắt.
Với báo phát thanh truyền thống, do chỉ thông tin qua âm thanh tổng hợp (với 3 yếu tố cơ bản là lời nói, tiếng động, âm nhạc) nên không có ưu thế trong việc tác động qua thị giác. Tuy nhiên, với phương thức phát thanh có hình (phát thanh trên mạng), nhược điểm này cũng đã phần nào được khắc phục. Hiện nay, kênh VOV Giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam đang kết hợp phát trên sóng phát thanh tần số 91MHz và phát trên Hệ phát thanh có hình vào những giờ cao điểm. Sự kết hợp mang tính chất đa phương tiện này là một nét mới mẻ, cho thấy ưu thế của báo phát thanh hiện nay.
Khó khăn khi cần lưu giữ chương trình hoặc tra cứu tư liệu
Đây là điểm yếu cơ bản của phát thanh. So với các loại hình khác như báo in và báo mạng điện tử. Nếu công chúng của báo in và báo điện tử dễ dàng tra cứu và sử dụng những thông tin bổ ích, cần thiết trên hai loại hình báo chí này thì công chúng phát thanh khó lòng làm được như vậy.
Thông tin theo trật tự thời gian
Hạn chế khác của phát thanh là thông tin theo trật tự thời gian. Điều này gây khó khăn trong tiếp nhận của công chúng, công chúng không được chủ động lựa chọn chương trình và thứ tự theo sở thích, trình độ, khả năng. Điều này là hạn chế của phát thanh, đặc biệt là nếu so với báo in và báo điện tử. Tuy nhiên, với phát thanh trên mạng interrnet, nhược điểm này đã bị hạn chế tối đa vì công chúng có thể nghe theo ý thích của họ sau khi đã dowload chương trình.
3. Phát huy ưu thế, khắc phục hạn chế của báo phát thanh trong bối cảnh hiện nay
Trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, muốn có chỗ đứng của mình, phát thanh cần phải phát huy tối đa những ưu thế của mình để vượt lên trong việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác với một phưong thức sinh động, gần gũi với công chúng.
Về nội dung: Những người làm phát thanh cần tập trung đầu tư nhiều hơn nữa vào nội dung các chương trình phát thanh; nâng cao chất lượng nội dung, hình thức và cách thể hiện các chương trình theo hướng mới mẻ, hấp dẫn, thân mật, gần gũi và bổ ích; bám sát thị hiếu, các mối quan tâm của người dân; giúp cho thính giả luôn được tiếp cận với những thông tin mới mẻ, hấp dẫn, lôi cuốn nhất...
Một chương trình phát thanh hiện đại cần phải có nội dung mới, sự kiện nóng hổi, tức thì, kết hợp hài hòa giữa thông tin và yếu tố giải trí, đồng thời có định hướng dư luận và định hướng thẩm mỹ; được phát sóng trong chương trình và khung giờ phù hợp với đối tượng công chúng; phương thức truyền tin nhanh gọn (như phát thanh trực tiếp); ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt phổ thông; giọng đọc phù hợp với chương trình và thính giả; khai thác, sử dụng tốt các yếu tố bổ trợ cho giọng nói (âm nhạc, tiếng động) một cách hiệu quả.
Về việc tăng cường tính chất đa phương tiện, các đài địa phương nếu có điều kiện về kỹ thuật và tài chính, có thể đề nghị mở thêm một kênh “phát thanh có hình” nhằm hạn chế tối đa nhược điểm cơ bản nhất của phát thanh là “chỉ có âm thanh để diễn đạt”.
Mỗi đài phát thanh nên xây dựng một website trên mạng để hỗ trợ cho các chương trình phát thanh. Website cũng là một thư viện online, giúp công chúng phát thanh tra cứu tư liệu khi cần thiết.
Về phương diện kỹ thuật, các đài phát thanh trung ương và địa phương nên đổi mới, hiện đại hóa kỹ thuật nhằm giúp tiết kiệm thời gian cho quá trình xử lý, biên tập thông tin, giúp thông tin nhanh chóng được đến với công chúng.
Việc đưa ứng dụng kĩ thuật số vào các khâu (trang bị phương tiện tác nghiệp cho phóng viên, xử lí, dựng các tác phẩm hoàn chỉnh, truyền phát sóng…) sẽ giúp cho đài phát thanh mở rộng diện phủ sóng, nâng cao chất lượng âm thanh và giúp cho quá trình truyền tin không bị gián đoạn.
Về nhân lực: cần nhanh chóng đổi mới và bổ sung nguồn nhân lực làm phát thanh, vì đây chính là yếu tố quyết định giúp cho các chương trình phát thanh trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Các đài phát thanh nên có chính sách “cầu hiền” để thu hút được nhiều tài năng nhằm sáng tạo được nhiều hơn những chương trình mới mẻ, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu công chúng hiện đại.
Về phương thức thông tin, trước hết cần tăng cường số lượng và thời lượng các chương trình phát thanh trực tiếp, coi đó là vũ khí cạnh tranh của báo phát thanh. Đồng thời, cần chú trọng các chương trình “phát thanh mở”, phát thanh thực tế, phát thanh tương tác để tăng cường vai trò và sự tham gia trực tiếp của công chúng thính giả vào chương trình.
Trong một chương trình phát thanh theo phương thức hiện đại, thính giả có thể tham gia trực tiếp vào nội dung chương trình (thể hiện qua các vai trò: người cung cấp thông tin, người tham gia, người đưa câu hỏi, người kể chuyện…). Lợi ích mà chương trình phát thanh hiện đại mang lại là thông tin chân thực, khách quan từ công chúng; nguồn tin đa dạng; chương trình phong phú, có yếu tố bất ngờ; có khả năng thu hút đông đảo thính giả, đặc biệt những người quan tâm và mong muốn được tham gia vào chương trình.
Theo tác giả Phương Quang ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Sóc Trăng), từ ngày 10-4-2007, tại Đài này đã thực hiện phương thức “phát thanh có hình” trên cơ sở những kinh nghiệm của quá trình làm phát thanh trực tiếp từ nhiều năm trước. Đến tháng 10-2008, Đài Sóc Trăng đã thực hiện được hơn 50 chương trình phát thanh có hình và khẳng định đó là một trong những “lợi thế” của Đài Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương. Có thể coi những kết quả treenb đây của Đài Sóc Trăng là một bằng chứng cho thấy khả năng thích ứng mạnh mẽ của phát thanh trong bối cảnh của đời sống báo chí, truyền thông hiện đại.
Tất nhiên để thực hiện được các chương trình phát thanh mở, phát thanh tương tác, phát thanh thực tế và nhất là phát thanh có hình, đòi hỏi không chỉ về thiết bị kỹ thuật hiện đại mà còn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của những người làm chương trình và tính chuyên nghiệp của ekip thực hiện.
Kết luận
Khi truyền hình mới ra đời, người ta đã định loại bỏ phát thanh vì cho rằng phát thanh sẽ chẳng còn “đất” trong hệ thống các phương tiện báo chí, truyền thông đại chúng. Đến thập niên cuối của thế kỷ XX, khi internet bắt đầu lên ngôi và các tờ báo điện tử tung hoành và chi phối đời mọi mặt sống tinh thần của công chúng, người ta lại bắt đầu đưa ra những cảnh báo về “cái chết đã được báo trước” đối với cả báo in, phát thanh và truyền hình. Thế nhưng, sự thật là sau bao nhiêu năm, báo in vẫn không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng, truyền hình vẫn có ảnh hưởng đến rất đông đảo công chúng và phát thanh vẫn đang là “người bạn đồng hành” chung thủy của con người.
Hiện nay, phát thanh vẫn đang được coi là loại hình truyền thông có khả năng thu hút một lượng thính giả rộng rãi và có sức ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội. Báo phát thanh đang và sẽ tiếp tục vừa hợp tác, tận dụng, vừa cạnh tranh mạnh mẽ với các loại hình báo chí, truyền thông hiện đại khác với những ưu thế riêng có của mình
Tương lai của báo phát thanh vẫn rất tươi sáng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
------------------------------
-Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.
-Nhật An (2006), Phát thanh truyền hình, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh
-GS,TS. Vũ Văn Hiền - TS Đức Dũng (chủ biên) (2007), Phát thanh trực tiếp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
-Trường ĐHKHXH&NV, Khoa Báo chí (1998-2007), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội
-www.nghebao.com;
-www.vietnamjournalism.com
Chúng ta đã biết phát thanh là sản phẩm của nền kỹ thuật điện tử. Do ra đời trước truyền hình nên phát thanh đã từng được coi là loại hình truyền thông hiệu quả nhất. Sự sinh động của lời nói, âm nhạc, tiếng động truyền qua làn sóng radio đã từng được thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt.
Những bước tiến trong các lĩnh vực khác - đặc biệt là những tiến bộ về công nghệ thông tin đã trở thành điều kiện cho phát thanh phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình phát triển ấy, báo phát thanh vừa duy trì, phát huy những ưu thế vốn có, đồng thời lại phải luôn tự điều chỉnh để hạn chế những nhược điểm nhằm thích ứng với bối cảnh của đời sống báo chí, truyền thông hiện đại.
1.Những ưu thế của báo phát thanh hiện đại
Kỹ thuật đơn giản, tiện lợi
Chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là công chúng đã có thể hưởng thụ các chương trình phát thanh ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Nếu đọc báo in, bạn cần phải có ánh sáng, xem truyền hình, đọc báo mạng điện tử thì phải có một chiếc tivi, có máy tính hoặc phương tiện nối mạng internet… Hơn nữa tất cả các phương tiện này đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ trong một điều kiện không gian tương đối ổn định thì mới có thể hưởng thụ trọn vẹn thông tin. Nhưng phát thanh đơn giản hơn thế rất nhiều. Chỉ với một chiếc radio nhỏ nhẹ, rẻ tiền và nguồn năng lượng cũng rất rẻ, bạn có thể vừa nghe chương trình phát thanh vừa làm mọi công việc , kể cả lái xe ô tô hay đi bộ tập thể dục trong công viên…
Nếu xét ở phương diện phủ sóng rộng thì phát thanh luôn vững vàng ở vị trí số một so với tất cả các loại hình báo chí khác như báo in, báo hình, báo mạng điện tử. Chính vì đặc điểm đơn giản về kỹ thuật, rẻ tiền về phương tiện mà ở Việt Nam, từ miền núi đến hải đảo xa xôi hay nông thôn đều có sự hiện hữu của chiếc radio.
Khả năng thông tin thời sự nhanh nhạy
Như đã nêu ở trên, ưu thế nổi bật đầu tiên của phát thanh là kỹ thuật đơn giản tiện lợi. Thế nhưng, ưu thế đặc thù khiến cho phát thanh hiện đại cạnh tranh được với các loại hình báo chí truyền thông khác là sự nhanh nhạy trong thông tin.
Thông tin nhanh là một yêu cầu sống còn đối với một đài phát thanh hiện đại. So với các loại hình báo chí, truyền thông đại chúng khác, sự vượt trội của phát thanh trước hết là khả năng cung cấp cho bạn nghe đài những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất, những thông tin vừa mới xảy ra, đang xảy ra, hoặc sẽ xảy ra mà chưa có ai biết. Về ưu thế này, hiện nay chỉ có báo mạng điện tử mới có thể cạnh tranh được với báo phát thanh mà thôi. Tuy nhiên, do đặc điểm của báo mạng là phụ thuộc vào đường truyền và phương tiện cồng kềnh, kỹ thuật phức tạp nên sự tiện lợi của chiếc radio vẫn có những ưu thế do luôn đồng hành cùng với mỗi cá nhân trong mọi địa hình, mọi hoàn cảnh.
Theo PGS, TS. Đức Dũng thì “trong cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, ai nắm vững thông tin mới nhất và truyền tải thông tin một cách nhanh nhất thì người đó sẽ chiến thắng”. Riêng với báo phát thanh, xét về khía cạnh nội dung thông tin và hình thức giao tiếp với thính giả, việc đưa thông tin nhanh sẽ làm tăng tính trực tiếp, rút ngắn thời điểm sự kiện xảy ra với thời điểm công chúng tiếp nhận sự kiện. Hiện nay, cũng giống như nhiều Đài phát thanh trên thế giới. ở Hệ Thời sự - Chính trị tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam, cứ sau mỗi giờ đồng hồ lại có một bản tin 5 phút để cập nhật những thông tin mới nhất, phản ánh kịp thời về những sự kiện nóng hổi nhất.
Gần gũi công chúng, hiệu quả tác động cao
Một trong những thế mạnh của báo phát thanh được thính giả đánh giá cao là những người làm báo phát thanh biết cách tôn trọng người nghe và tác động nhanh, hiệu quả đến công chúng. Nói cách khác, sức hấp dẫn của báo phát thanh chính là ở là sự thân mật, gần gũi với công chúng thính giả.
Với mục tiêu thu hút thính giả, tạo ra sức sống cho làn sóng phát thanh, những người làm báo phát thanh hiện đại không chỉ quan tâm đến việc đem lại cho công chúng những thông tin nóng hổi, bổ ích, gần gũi với cuộc sống thường nhật của người nghe mà còn là ở cách thể hiện những thông tin đó một cách thân tình, gần gũi “như nói với một người bạn”. Người làm báo phát thanh ngày này rất quan tâm đến những thói quen và sở thích của từng nhóm công chúng nghe đài, không ngừng cải tiến về hình thức để các chương trình phát thanh ngày càng gần gũi hơn với thính giả, phù hợp với từng đối tượng nghe đài, đáp ứng thị hiếu ở từng độ tuổi...
2.Nhược điểm, hạn chế cơ bản của báo phát thanh
Thiếu hấp dẫn do không thể hiện bằng hình ảnh
Phát thanh sử dụng âm thanh tổng hợp. Được người khác đọc, kể, thông báo… cho nghe là một cảm giác rất dễ chịu. Tuy nhiên, “trăm nghe không bằng một thấy”. Âm thanh có thể sống động, thân mật, riêng tư nhưng chỉ thoảng qua, khó đọng lại, khó ghi nhớ. Điều đó đã chỉ ra nhược điểm lớn nhất của loại hình báo nói là “tính thoảng qua”. Nghe nhiều nhưng ấn tượng không thể so sánh được với một lần được chứng kiến bằng mắt.
Với báo phát thanh truyền thống, do chỉ thông tin qua âm thanh tổng hợp (với 3 yếu tố cơ bản là lời nói, tiếng động, âm nhạc) nên không có ưu thế trong việc tác động qua thị giác. Tuy nhiên, với phương thức phát thanh có hình (phát thanh trên mạng), nhược điểm này cũng đã phần nào được khắc phục. Hiện nay, kênh VOV Giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam đang kết hợp phát trên sóng phát thanh tần số 91MHz và phát trên Hệ phát thanh có hình vào những giờ cao điểm. Sự kết hợp mang tính chất đa phương tiện này là một nét mới mẻ, cho thấy ưu thế của báo phát thanh hiện nay.
Khó khăn khi cần lưu giữ chương trình hoặc tra cứu tư liệu
Đây là điểm yếu cơ bản của phát thanh. So với các loại hình khác như báo in và báo mạng điện tử. Nếu công chúng của báo in và báo điện tử dễ dàng tra cứu và sử dụng những thông tin bổ ích, cần thiết trên hai loại hình báo chí này thì công chúng phát thanh khó lòng làm được như vậy.
Thông tin theo trật tự thời gian
Hạn chế khác của phát thanh là thông tin theo trật tự thời gian. Điều này gây khó khăn trong tiếp nhận của công chúng, công chúng không được chủ động lựa chọn chương trình và thứ tự theo sở thích, trình độ, khả năng. Điều này là hạn chế của phát thanh, đặc biệt là nếu so với báo in và báo điện tử. Tuy nhiên, với phát thanh trên mạng interrnet, nhược điểm này đã bị hạn chế tối đa vì công chúng có thể nghe theo ý thích của họ sau khi đã dowload chương trình.
3. Phát huy ưu thế, khắc phục hạn chế của báo phát thanh trong bối cảnh hiện nay
Trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, muốn có chỗ đứng của mình, phát thanh cần phải phát huy tối đa những ưu thế của mình để vượt lên trong việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác với một phưong thức sinh động, gần gũi với công chúng.
Về nội dung: Những người làm phát thanh cần tập trung đầu tư nhiều hơn nữa vào nội dung các chương trình phát thanh; nâng cao chất lượng nội dung, hình thức và cách thể hiện các chương trình theo hướng mới mẻ, hấp dẫn, thân mật, gần gũi và bổ ích; bám sát thị hiếu, các mối quan tâm của người dân; giúp cho thính giả luôn được tiếp cận với những thông tin mới mẻ, hấp dẫn, lôi cuốn nhất...
Một chương trình phát thanh hiện đại cần phải có nội dung mới, sự kiện nóng hổi, tức thì, kết hợp hài hòa giữa thông tin và yếu tố giải trí, đồng thời có định hướng dư luận và định hướng thẩm mỹ; được phát sóng trong chương trình và khung giờ phù hợp với đối tượng công chúng; phương thức truyền tin nhanh gọn (như phát thanh trực tiếp); ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt phổ thông; giọng đọc phù hợp với chương trình và thính giả; khai thác, sử dụng tốt các yếu tố bổ trợ cho giọng nói (âm nhạc, tiếng động) một cách hiệu quả.
Về việc tăng cường tính chất đa phương tiện, các đài địa phương nếu có điều kiện về kỹ thuật và tài chính, có thể đề nghị mở thêm một kênh “phát thanh có hình” nhằm hạn chế tối đa nhược điểm cơ bản nhất của phát thanh là “chỉ có âm thanh để diễn đạt”.
Mỗi đài phát thanh nên xây dựng một website trên mạng để hỗ trợ cho các chương trình phát thanh. Website cũng là một thư viện online, giúp công chúng phát thanh tra cứu tư liệu khi cần thiết.
Về phương diện kỹ thuật, các đài phát thanh trung ương và địa phương nên đổi mới, hiện đại hóa kỹ thuật nhằm giúp tiết kiệm thời gian cho quá trình xử lý, biên tập thông tin, giúp thông tin nhanh chóng được đến với công chúng.
Việc đưa ứng dụng kĩ thuật số vào các khâu (trang bị phương tiện tác nghiệp cho phóng viên, xử lí, dựng các tác phẩm hoàn chỉnh, truyền phát sóng…) sẽ giúp cho đài phát thanh mở rộng diện phủ sóng, nâng cao chất lượng âm thanh và giúp cho quá trình truyền tin không bị gián đoạn.
Về nhân lực: cần nhanh chóng đổi mới và bổ sung nguồn nhân lực làm phát thanh, vì đây chính là yếu tố quyết định giúp cho các chương trình phát thanh trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Các đài phát thanh nên có chính sách “cầu hiền” để thu hút được nhiều tài năng nhằm sáng tạo được nhiều hơn những chương trình mới mẻ, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu công chúng hiện đại.
Về phương thức thông tin, trước hết cần tăng cường số lượng và thời lượng các chương trình phát thanh trực tiếp, coi đó là vũ khí cạnh tranh của báo phát thanh. Đồng thời, cần chú trọng các chương trình “phát thanh mở”, phát thanh thực tế, phát thanh tương tác để tăng cường vai trò và sự tham gia trực tiếp của công chúng thính giả vào chương trình.
Trong một chương trình phát thanh theo phương thức hiện đại, thính giả có thể tham gia trực tiếp vào nội dung chương trình (thể hiện qua các vai trò: người cung cấp thông tin, người tham gia, người đưa câu hỏi, người kể chuyện…). Lợi ích mà chương trình phát thanh hiện đại mang lại là thông tin chân thực, khách quan từ công chúng; nguồn tin đa dạng; chương trình phong phú, có yếu tố bất ngờ; có khả năng thu hút đông đảo thính giả, đặc biệt những người quan tâm và mong muốn được tham gia vào chương trình.
Theo tác giả Phương Quang ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Sóc Trăng), từ ngày 10-4-2007, tại Đài này đã thực hiện phương thức “phát thanh có hình” trên cơ sở những kinh nghiệm của quá trình làm phát thanh trực tiếp từ nhiều năm trước. Đến tháng 10-2008, Đài Sóc Trăng đã thực hiện được hơn 50 chương trình phát thanh có hình và khẳng định đó là một trong những “lợi thế” của Đài Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương. Có thể coi những kết quả treenb đây của Đài Sóc Trăng là một bằng chứng cho thấy khả năng thích ứng mạnh mẽ của phát thanh trong bối cảnh của đời sống báo chí, truyền thông hiện đại.
Tất nhiên để thực hiện được các chương trình phát thanh mở, phát thanh tương tác, phát thanh thực tế và nhất là phát thanh có hình, đòi hỏi không chỉ về thiết bị kỹ thuật hiện đại mà còn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của những người làm chương trình và tính chuyên nghiệp của ekip thực hiện.
Kết luận
Khi truyền hình mới ra đời, người ta đã định loại bỏ phát thanh vì cho rằng phát thanh sẽ chẳng còn “đất” trong hệ thống các phương tiện báo chí, truyền thông đại chúng. Đến thập niên cuối của thế kỷ XX, khi internet bắt đầu lên ngôi và các tờ báo điện tử tung hoành và chi phối đời mọi mặt sống tinh thần của công chúng, người ta lại bắt đầu đưa ra những cảnh báo về “cái chết đã được báo trước” đối với cả báo in, phát thanh và truyền hình. Thế nhưng, sự thật là sau bao nhiêu năm, báo in vẫn không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng, truyền hình vẫn có ảnh hưởng đến rất đông đảo công chúng và phát thanh vẫn đang là “người bạn đồng hành” chung thủy của con người.
Hiện nay, phát thanh vẫn đang được coi là loại hình truyền thông có khả năng thu hút một lượng thính giả rộng rãi và có sức ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội. Báo phát thanh đang và sẽ tiếp tục vừa hợp tác, tận dụng, vừa cạnh tranh mạnh mẽ với các loại hình báo chí, truyền thông hiện đại khác với những ưu thế riêng có của mình
Tương lai của báo phát thanh vẫn rất tươi sáng./.
ThS. Nguyễn Lan Phương
Đài Tiếng nói Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
------------------------------
-Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.
-Nhật An (2006), Phát thanh truyền hình, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh
-GS,TS. Vũ Văn Hiền - TS Đức Dũng (chủ biên) (2007), Phát thanh trực tiếp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
-Trường ĐHKHXH&NV, Khoa Báo chí (1998-2007), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội
-www.nghebao.com;
-www.vietnamjournalism.com
Cùng chuyên mục
Bình luận