Ngôi làng tỷ phú tại Việt Nam

(Sóng trẻ) - Đô Thành - ngôi làng tỷ phú tại Việt Nam, nghe có vẻ sẽ khiến nhiều người không muốn rời đi, nhưng lại có ít nhất 3 trong số 39 nạn nhân trong vụ xe tải đông lạnh ở Anh tuần vừa rồi đã rời bỏ nơi đây để tìm kiếm vận may.

Một tỷ đồng có thể chỉ khoảng 43.000 đô la, nhưng ở nông thôn các tỉnh miền Bắc Việt Nam, số tiền ấy là rất lớn. Được biết đại đa số những ngôi nhà sang trọng xã Đô Thành được xây dựng từ nguồn tiền đi xuất khẩu lao động của con em trong xã gửi về. 

“70-80% những ngôi biệt thự ở đây đều được xây nhờ tiền người thân gửi từ nước nài về.” - Ông Nguyễn Văn Hà, chủ tịch xã Đô Thành cho biết.

“Nếu làm việc ở Việt Nam với mức thu nhập thấp thì sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể xây được những ngôi biệt thự lớn như thế này.” - Ông Hà nói.

Tại Đô Thành, nhà thờ lớn được xây dựng theo phong cách phục hưng cao ngất bên cạnh những căn biệt thự sang trọng cũng được xây dựng bằng tiền của những người xuất khẩu lao động gửi về.

726c06414_tai_xuong.jpg

Mái vòm của nhà thờ Phù Tăng, Nghệ An

Một vài nạn nhân khác được cho là đến từ thị trấn bên nài - Yên Thành. Vào những năm 1980, Đô Thành từng là một trong những làng nghèo nhất tại Nghệ An. Nhưng giờ đây, những ngôi biệt thự lớn đang dần thay thế những ngôi nhà sập xệ. 

726c06414_tai_xuong_2.jpg

Những ngôi biệt thự dần mọc lên

Bùi Thị Nhung, 19 tuổi, gia đình cô cho biết cô là một trong số người chết tại Anh vừa qua. Cô đã để lại một loạt tin nhắn trên mạng xã hội của mình ghi lại hành trình xuyên châu  u trước khi cô lên chiếc xe định mệnh.

Thứ trưởng bộ Nại giao Nguyễn Quốc Cường cho biết, đến ngày thứ ba, quốc tịch của các nạn nhân vẫn chưa được xác nhận chính thức nhưng Việt Nam và Anh đang cố gắng tăng tốc độ nhận dạng các thi thể.

Vụ việc kinh hoàng xảy ra tại London vừa qua, đã mở ra một hồi chuông thức tỉnh tới người đi xuất khẩu lao động tại Việt Nam và đã chĩa thẳng mũi nhọn vào những kẻ buôn người tại châu Á, châu Phi và Trung Đông, vào những chuyến đi đầy nguy hiểm đến phương Tây. Tại Việt Nam, cơ hội việc làm thấp, sự khuyến khích của chính quyền, những kẻ buôn người, ô nhiễm môi trường và áp lực của nhà nước đối với người theo Đạo thiên chúa là tất cả các yếu tố đẩy người dân rời đi.

Nhưng ngay cả khi chi phí đến châu  u có thể lên tới hàng ngàn đô la, người dân vẫn sẵn sàng chi trả cho dịch vụ, được gọi là dịch vụ “VIP”. Họ tin rằng mọi chi phí cho dịch vụ này có thể đủ để biện minh cho sự rủi do.

“Chúng tôi biết rằng nhiều cư dân tại Đô Thành đang sống ở Anh, nhưng chúng tôi không biết họ làm gì ở đó để kiếm được một khoản tiền lớn để gửi về nhà” ông Hà cho biết.

Công nhân nước nài đã gửi gần 16 tỷ đô la về Việt Nam vào năm 2018, cao hơn gấp đôi so với các quốc gia Đông Nam Á trong cùng kỳ. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy nguồn thu nại tệ đã tăng 130% trong thập kỷ qua.

Tại Nghệ An và Hà Tĩnh, chính sách chính thức hỗ trợ xuất khẩu lao động hợp pháp. Chỉ riêng tỉnh Nghệ An kiếm được khoảng 255 triệu đô la hàng năm từ các công dân nước nài, theo số liệu của nhà nước. “Thực tế, số tiền chuyển về có thể cao hơn so với báo cáo khi tiền được chuyển qua các cách không chính thức, chẳng hạn như tiền mặt hoặc hàng tiêu dùng vật chất, không được tính” ông Nguyễn Trí Hiếu, một nhà kinh tế tại Hà Nội và cựu cố vấn của chính phủ cho biết.

726c06414_tai_xuong_3.jpg

Những căn biệt thự ngay càng "mọc lên" nhiều hơn

Khoảng 70% các vụ buôn bán người Việt ở Anh trong giai đoạn 2009-2016 có liên quan đến việc bóc lột sức lao động. Với những người được đưa tới Anh, họ bị dụ dỗ làm việc cho những nơi trồng cần sa trái phép hay làm việc trong các tiệm làm móng trá hình.

Nhưng nhiều người cũng tìm được công việc hợp pháp, bao gồm ở Châu  Âu, Hoa Kỳ và gần hơn ở Nhật Bản, Đài Loan và nước láng giềng Lào.

Tại Nghệ An, giáp với Lào, GDP bình quân đầu người ở mức 1.636 đô la, thấp hơn mức trung bình quốc gia của Việt Nam là 2.540 đô la.

“Tôi không có đủ tiền để đi nước nài, thay vào đó tôi đã tới Sài Gòn” - ông Bùi Văn Diệp, một thợ hàn cho biết.

Ông Diệp sống trong một ngôi nhà nhỏ ở Đỗ Thành. Anh họ của ông, Bùi Chung sống trong một biệt thự rộng lớn, lấp lánh bên cạnh - có đủ không gian còn lại để đỗ chiếc BMW màu đen. Bùi Chung rời Đô Thành sang Anh năm 2007, và khi về nước, anh xây nhà và bắt đầu kinh doanh buôn bán thép.

“Chúng tôi đã đi từ Việt Nam sang Pháp một cách hợp pháp, nhưng từ Pháp sang Anh bất hợp pháp bên trong một chiếc xe container” ông Chung nói. 

726c06414_tai_xuong_4.jpg

Ngôi nhà mới xây (phải) của Bùi Chung - người làm việc ở Anh, bên cạnh một ngôi nhà cũ của ông Bùi Văn Diệp - công nhân hàn địa phương, tại xã Đỗ Thành, tỉnh Nghệ An

“Tôi đã chọn đi Anh vì tiền lương rất tốt và rất nhiều người từ Đô Thành đã sống ở đó.” - ông Chung chia sẻ. Ông làm việc trong một trang trại cần sa ở Anh, và tại một tiệm làm móng do người Việt điều hành, nơi mà ông ấy kiếm được khoảng 500 bảng Anh (640 đô la) mỗi tuần. 

726c06414_tai_xuong_1.jpg

Ông Bùi Chung, người từng làm việc tại Anh

“Cộng đồng người Việt sống ở đó giúp đỡ những người mới tìm việc làm. Đó là lý do tại sao nhiều người ở đây sẵn sàng bán đất của họ để kiếm đủ tiền để đi”. Bây giờ, ông Chung tin rằng ông đã phạm một sai lầm lớn khi trở về nhà. “Tôi đã mất rất nhiều tiền khi kinh doanh tại Việt Nam. Mọi người không tin tưởng nhau.” ông nói. “Tôi muốn quay trở lại Vương quốc Anh".
 
Nguyễn Phương Thảo K39 (Theo Reuters)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN