Nigeria: Những người mẹ vẫn mong con trở về

(Sóng trẻ) - Ngày của Mẹ năm 2014 vừa mới trôi qua, nhưng khắp thế giới vẫn đang thấu hiểu và chứng kiến câu chuyện đầy tình mẫu tử đang diễn ra ở Nigeria. Ở đó, hàng trăm người mẹ đang cầu nguyện và đấu tranh cho những đứa con gái của mình thoát khỏi sự giam cầm của những tên bắt cóc.

“Chúng tôi có con của các bà”

Gần một tháng trước, ngày 14/4, tổ chức khủng bố Boko Haram tấn công một ngôi trường trung học nữ sinh do chính phủ bảo hộ ở tỉnh Chibok, Nigeria. Bảo vệ và quân đội canh gác ngôi trường đã bị bắn chết, còn các bé gái bị cho lên đoàn xe tải, đưa vào khu rừng Sambisa, nơi hiện đang có những trại quân sự của tổ chức.

Một tuần sau vụ bắt cóc, những báo cáo của các cơ quan chức trách được công bố. Theo bản báo cáo, 234 bé gái đã bị bắt cóc khi đang học tại ngôi trường Hồi giáo này. Tuy vậy, phía cảnh sát cho biết rằng đây không phải là con số chính xác, đồng thời yêu cầu gia đình của các em xác nhận tình trạng hiện tại của con mình để có được con số chính xác của vụ bắt cóc. Ngày 4/5, trong một phát biểu đầu tiên kể từ sau khi vụ bắt cóc diễn ra, tổng thống Nigeria odluck Jonathan khẳng định rằng chính quyền Nigeria đang làm mọi thứ có thể để giải cứu các bé gái một cách an toàn và mong các gia đình hợp tác với chính quyền nhiều hơn trong việc xác định danh tính và tình trạng hiện tại của con gái mình.

Trong khi đó, vào ngày 5/5, tổ chức Boko Haram chính thức nhận trách nhiệm trong vụ bắt cóc Chibok vừa qua. Trong một video được đăng tải trên trang Youtube, thủ lĩnh của tổ chức, Abubakar Shekau tuyên bố rằng: “Chúng tôi đã bắt cóc con của các bà”. Nhóm yêu cầu chính phủ phải thả các tù binh vốn là thành phần của tổ chức để đổi lấy các bé gái.


Video của tổ chức Boko Haram nhận trách nhiệm và đưa ra yêu sách trong vụ bắt cóc hơn 200 trẻ em


“Hãy mang con của chúng tôi trở lại”

Những hành động của Boko Haram khiến cả thế giới giận dữ. Tổ chức vốn “nổi tiếng” với hành động bắt cóc phụ nữ và các bé gái làm nô lệ tình dục đã bị nhiều quốc gia lên án vì vụ bắt cóc này.

Hơn một tuần sau vụ bắt cóc, ngày 26/4, trả lời báo giới, Tổng thư ký Liên hiệp Quốc Ban Ki-moon và tổ chức Liên hiệp Quốc vì quyền trẻ em (UNICEF) đều lên án vụ bắt cóc; cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc đe dọa sẽ tiến hành các hành động quân sự đối với tổ chức nếu cần thiết. Hội Học sinh Hồi giáo Nigeria kêu gọi các gia đình trên khắp đất nước ăn chay và cầu nguyện cho các bé gái được an toàn. Trong khi đó, phía Mỹ cho biết có thể sẽ có các biện pháp quân sự cần thiết để trợ giúp chính phủ Nigeria trong việc giải cứu những nạn nhân. 

Sự kiện không chỉ thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo mà còn trở thành một làn sóng được cả thế giới quan tâm. Một tuần trước Ngày của Mẹ, một bức ảnh của một người phụ nữ da đen với từ khóa #BringBackOurGirls (tạm dịch: “Hãy mang con của chúng tôi trở lại”) xuất hiện trên trang mạng Twitter. Trong vài ngày sau đó, từ khóa này xuất hiện trong hàng triệu lượt chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Cộng đồng mạng ở nhiều quốc gia trên thế giới nhanh chóng biết được những gì đang xảy ra ở Nigeria và cùng mang hy vọng rằng những người mẹ Nigeria sẽ được gặp lại con gái của mình.

c10d6efdb_bringbackourgirlsprot011.jpg

Một cuộc biểu tình nhằm gây sức ép lên tổ chức Boko Haram, yêu cầu tổ chức giải phóng 
các bé gái bị bắt làm con tin

Trong thông điệp của mình trong Ngày của Mẹ, Đệ nhất Phu nhân Mỹ Michelle Obama cũng đã nhắc đến vụ bắt cóc kinh hoàng. Qua việc kể câu chuyện về sự can đảm của những bé gái trong vụ bắt cóc, bà mang thông điệp tới toàn thể người dân nước Mỹ và khắp thế giới: “Tôi hy vọng câu chuyện từ những cô bé Nigeria sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho không chỉ các bé gái mà còn cả các bé trai trên mảnh đất này”.



Đệ nhất Phu nhân Mỹ Michelle Obama truyền đi thông điệp trong Ngày của Mẹ 2014 về vụ 
bắt cóc con tin tại Nigeria

Vẫn chưa đủ “nóng”

Tình hình tại Nigeria đang được giới truyền thông và các nhà lãnh đạo này rất tập trung quan tâm. Tuy vậy, trong bối cảnh các nước lớn như Mỹ và Nga cùng Liên minh châu Âu đang căng thẳng về vấn đề Ukraine, Trung Quốc đang phải đối phó với dư luận thế giới và Việt Nam trước tình hình biển Đông, sinh mạng của hơn 200 bé gái Nigeria trở nên ít được chú ý trên các trang báo nước nài.

Trong lúc này, tính mạng của những bé gái Nigeria vẫn đang trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Điều duy nhất để những người mẹ trên mảnh đất Phi châu bấu víu là sự can thiệp của chính quyền và Liên hợp Quốc nhằm đưa con của họ trở về. Để làm được điều đó, họ cần được lắng nghe và được lên tiếng.

Hữu Đức
Lớp Báo mạng Điện tử K32
(ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN