“Nỗi đau” đất mẹ

(Sóng trẻ) - Xã hội đang phát triển với tốc độ không ngừng và môi trường đất cũng theo đó liên tục xuống cấp. Đất, nơi sinh thành sự sống đang bị khai thác kiệt quệ. Những “nỗi đau” của nó đang “rung bật” thành từng đợt, từng “tiếng nấc ngẹn ngào”… nhưng đã có mấy ai nhận biết được những điều ấy?

Nếu trước đây khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới ra đời vấn đề ô nhiễm môi trường đất chỉ có quy mô nhỏ và gắn với các nghành công nghiệp khai khoáng, luyện kim thì giờ đây nó đã trở thành vấn đề lớn của loài người. Nó thể hiện ở những bãi tập trung các chất phế thải của các xí nghiệp công nghiệp hay xung quanh các hầm mỏ, những bái rác ở các đô thị, hay cả những khu vực bị nhiễm bởi các chất hóa học, phân đạm, thuốc trừ sâu, chất độc da cam, do khai thác quá mức, thoái hóa đất do mất rừng.

Đất bị khai thác quá mức

Việc khai thác đất đai không hợp lý, việc canh tác không đúng  kỹ thuật, làm cạn kiệt chất dinh dưỡng của lớp đất trồng trọt làm cho đất bị thoái hóa. Ở nước ta có khoảng 17 - 50 % đất bị thoái hóa: ước tính có khoảng 860 triệu ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp bị trở thành đất trống đồi trọc, sa mạc hóa trong đó có 85 triệu ha không trồng trọt được nữa.


a79d27417_hinh_anh_1_2.jpg


Chất thải đô thị kẻ thù số một của đất

Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của con người ở các đô thị và trung tâm kinh tế hàng ngày, hàng giờ đã tạo ra biết bao chất thải, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Nhận thức ô nhiễm môi trường đất từ các nước phát triển tưởng rằng các nước đang phát triển có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, giảm thiểu tối đa chất thải ra môi trường đất thế nhưng các nước này vẫn không khắc phục được mà còn làm môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Ở nước ta có khoảng 30.000 nhà máy xí nghiệp, 35.000 cơ sở sản xuất thủ công nghiệp, 22.000 cơ sở sản xuất tập thể, với trình độ công nghệ còn lạc hậu, khó khăn về kinh phí nên quản lí môi trường còn lỏng lẻo, các chất thải rắn được thải ra gây ô nhiễm  cục bộ.


Thủ đô Hà Nội có khối lượng rác thải sinh hoạt là 2000 m3/ngày đêm (những ngày giáp tết có thể lên tới 2500- 3500 m3/ngày đêm) ở thành phố Hồ Chí Minh còn cao hơn nhiều đạt tới 4500- 5000 m3/ngày đêm.

Đặc biệt Việt Nam là một đất nước đang phát triển nên có thời kỳ đã nhập các chất phế thải từ các nước phát triển và giờ đây thì ngày càng gia tăng. Việc cho các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản xây dựng hàng loạt các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp bên cạnh việc thúc đẩy nền kinh tế, khoa học công nghệ phát triển thì nó còn để lại hệ quả cực kỳ lớn cho môi trường. Các chất thải từ việc sản xuất công nghiệp đã làm cho môi trường đất của Việt Nam ô nhiễm  ngày càng  trầm trọng. Và Việt Nam đã trở thành thùng chứa rác thải cho các nước này, làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm, sức khỏe con người ngày càng suy kiệt.

Hóa chất - kẻ thù số một của đất

Sự ô nhiễm hóa học đất bao gồm sự nhiễm bẩn bởi các chất có nguồn gốc hóa học như các kim loại, nhất là các kim loại độc hại, dầu mỏ, quặng sắt, chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, phân đạm và các hóa chất mà nguyên nhân chính là do con người.

Con người ra sức khai thác tài nguyên thiên nhiên để nó ngày càng cạn kiệt, nhiều mỏ dầu, quặng sắt bị khai thác tràn nan, triệt để mà không có biện pháp bảo vệ môi trường gây ô nhiễm đất, nhiều vụ đắm tàu trên biển khi đang trở dầu gây tràn dầu làm ô nhiễm vùng biển đó, nhiều vùng đất trước kia bị chiến tranh của Mỹ tàn phá do thuốc nổ, bom mìn ,chất độc hóa học đioxin vẫn bị hoang mạc hóa, không có khả năng phục hồi.

Bên cạnh việc phát triển công nghiệp gây ô nhiễm thì nghành nông nghiệp cũng gây ô nhiễm không kém phần long trọng. Kỹ thuật canh tác lạc hậu, lạm dụng phân bón thuốc trừ sâu, không chịu cải tạo đất làm cho đất bị ô nhiễm,khô cằn, hoang mạc hóa.


a79d27417_hinh_anh_3_.jpg

Đất bị hoang mạc hóa

Nài việc con người làm ô nhiễm môi trường đất, thì đất đai còn bị sa mạc hóa, bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, nhiễm chất phóng xạ… là thảm họa của nhân loại. Ở nước ta diện tích đất bị ô nhiễm hóa học đã lên tới 175.000 ha, diện tích đất trồng trọt bị nhiễm phèn  khá lớn lên tới con số 602.190 ha, đây là con số đáng báo động. 

Nếu Việt Nam không có những biện pháp khắc phục cụ thể, hiệu quả thì diện tích đất bị ô nhiễm còn nhân lên rất nhiều lần.

Đúng như câu nói: “Đất là cha mà lao động là mẹ đã làm ra của cải vật chất”. Bởi đất vô cùng quý giá và cực kỳ quan trọng với đời sống của nhân loại cũng như mỗi cá nhân. Vì vậy con người phải biết trân trọng, nâng niu đất và bảo vệ đất tức là bảo vệ cuộc sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau.

Vũ Thị Trang

Lớp: Truyền hình K32A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN