Nỗi trăn trở của người trồng húng Láng

(Sóng Trẻ) -  Làng Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) từng một thời nức tiếng với loại rau thơm nằm trong ngũ phẩm “Dưa La, húng Láng, Ngố Đầm, Cá rô Đầm Sét, Sâm cầm Hồ Tây” cung tiến vua. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa nhanh chóng mặt đang dần lấy đi diện tích đất nông nghiệp của làng. Người trồng húng trăn trở trăm bề về kế sinh nhai khi đất hết…

Trăn trở người trồng húng Láng


Cụ Nguyễn Thị Sói (82 tuổi), người cao tuổi nhất trong làng chia sẻ: “Rau này có rất nhiều nơi trồng, nhưng để trồng nên loại rau có hương vị đặc trưng thì không đâu bằng chất đất được phù sa màu mỡ của sông Tô Lịch bồi đắp ở làng tôi”.

Về xuất xứ của rau, cụ nói: Chỉ nhớ cha mẹ từng kể rằng từ thời vua  Lý, sau khi được dân làng dâng lên thưởng thức, Vua đã tấm tắc khen và khuyến khích trồng  loại húng này tại đây. Nghề trồng húng có từ ngày đó, đến giờ húng Láng vẫn được người dân Thủ đô ưa chuộng. Cụ cũng tâm sự: “Mấy năm về trước, mỗi ngày chúng tôi cung ứng cho thành phố hàng trục tấn rau, nhưng  bây giờ đất bị thu hẹp nên rau không còn nhiều để bán nữa. Chủ yếu chúng tôi mang ra chợ làng Láng bán”.

Theo thời gian, diện tích đất trồng húng Láng truyền thống đang bị thu hẹp mạnh. Người làng húng phải đối mặt với tình trạng mất dần đất trồng rau thơm.

Ông Ngô Văn Lộc - một trong những thành viên của Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Láng Thượng (nay đã đổi tên thành Hợp Tác Xã Thương Mại và Dịch Vụ Láng Thượng) đã rất trăn trở với bà con trồng húng của làng: Làng chùa Láng bây giờ chỉ còn 7 hộ gia đình (bà Hường, bà Kiệm, bà Định, bà Sói, anh Vững, anh Bình, anh Mãi) còn theo trồng loại rau này. Hơn nữa, chúng tôi không còn nghề nghiệp nào khác, chỉ trông vào rau này để sống. Lớp trẻ của làng chúng tôi cũng còn thiết tha với nghề lắm, nhưng sắp tới cũng chẳng có đất mà làm”.

122232ab5_st2.1.jpg

Ông Ngô Văn Lộc (sinh năm 1935)


Ông chia sẻ thêm: “Tôi đã theo nghề trồng húng từ năm 15 tuổi, đến giờ đã ngót nghét 80 rồi. Sống với nghề gần trọn đời, giờ tấc đất cắm rùi cũng mất nữa là đất trồng rau, thấy xót xa lòng lắm chứ! Nhưng biết làm sao cho được, đất của Vua, bây giờ Nhà nước lấy, tôi cũng chỉ dám mạn phép kiến nghị mong Nhà nước để lại cho chúng tôi mấy thước đất, trồng húng truyền lại cho con cháu giống rau, như nhớ lại “tình xưa” với vua Lý.

Cô Nghiêm Thị Hường (51 tuổi) cùng chung nỗi niềm: “Gia đình tôi đang còn 3 cháu ăn học, chúng tôi chỉ có một mảnh đất trồng húng này để trang trải, nuôi các cháu nên người. Nếu chính quyền lấy mất đất thì chúng tôi sẽ không biết phải bấu víu vào đâu để sống, các cháu sẽ phải thất học”.

Trăn trở nhiều là thế, nhưng người dân làng chùa Láng không biết làm gì hơn nài việc trông chờ vào chính sách bảo tồn của nhà nước, giữ gìn húng Láng - một sản vật quý của dân tộc.

Chỉ còn trong trong tục ngữ, ca dao

Trên thực tế, ông Nguyễn Văn Lộc cho biết toàn bộ diện tích còn lại của làng chỉ có hơn 4000 m2. Trong khi đó ngày 1/4 vừa rồi, chính quyền thành phố đã thu hồi hơn 2000 m2 giành cho dự án xây nhà Mầm non của quận, diện tích đất còn lại cũng nằm trong dự án thu hồi chỉ còn tính bằng thời gian.

1222628dc_st2.2.jpg

Diện tích đất trồng húng Láng đang dần được thay thế bởi các công trình xây dựng

Mảnh đất màu mỡ, trù phú làm nên loại rau thơm nổi tiếng này sắp biến mất. Giống rau quý này sẽ phải “tuyệt chủng”, không còn cơ hội hồi sinh.  Sau này con cháu sinh ra trên đất chùa Láng chỉ còn biết đến loài rau quý này thông qua các câu tục ngữ, ca dao mà cha ông để lại: “ Ở đây thơm húng, thơm hành/ Có về làng Láng với anh thì về”. Người làng chùa láng cũng chỉ còn biết tự hào về húng Láng trong tiềm thức: “Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì/ Tương Bần, húng Láng còn gì nn hơn?”.

Trần Quang
Lớp báo ảnh K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN