Vấn nạn móc túi trên xe buýt
(Sóng trẻ) - Việc xe buýt tự động bỏ bến khi tắc đường, chen lấn xô đẩy hay những hành vi thiếu lịch sự của giới trẻ trên xe buýt hiện nay đã gây nhiều bức xúc trong dư luận tuy nhiên vấn nạn móc túi trên xe buýt là điều đáng chú ý hơn cả.
“Năm đầu tiên lên Hà Nội trong một lần đi xe buýt 32 và xuống tại điểm trung chuyển Cầu Giấy, mình đột ngột phát hiện ra bị mất điện thoại, kiểm tra lại túi xách thấy có một vết rạch dài tầm một gang tay. Hóa ra chiếc điện thoại đã không cánh mà bay theo cách đó” – M.Phương - sinh viên trường đại học Nại ngữ ấm ức kể.
Thật buồn khi nhận ra móc túi trên xe buýt đã trở thành “vấn nạn”. Ai cũng truyền tai nhau: “Trên xe buýt lắm kẻ móc túi lắm” và tình trạng này thực sự đã trở thành nỗi sợ hãi của những người đi xe buýt.
Báo chí đã tốn không ít giấy mực để đề cập tới vấn đề trên nhưng tình trạng này hiện nay vẫn tiếp diễn và những tên móc túi hoạt động ngày càng có quy mô hơn, tinh vi hơn. Chỉ cần nửa tiếng, đứng tại các điểm trung chuyển chúng ta có thể nhận ra việc móc túi diễn ra rất ngang nhiên, với thủ đoạn rất tinh vi.
Kẻ móc túi đi ngang nhiên giữa chốn đông người và dù người đằng sau nhìn thấy người đằng trước bị móc túi, nhưng cũng không ai dám lên tiếng. Tại sao thế?
Ảnh minh họa: Internet
Bạn Quỳnh Nga - sinh viên trường Cao đẳng Môi trường nói: “Nhìn thấy móc túi mà kêu lên thì sẽ bị vạ lây luôn đấy, khéo lại bị đánh oan”.
“Thân mình lo chẳng xong, lo chuyện người khác làm gì bạn, mình cứ giữ chặt đồ mình để không bị mất là được” - Mai (sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội) thản nhiên.
Thủ đoạn của những tên kẻ cắp này là đi thành từng nhóm, chỉ hoạt động tại một tụ điểm trong một thời gian rồi biến mất. Chúng thường chia thành hai nhóm: Kẻ trên xe buýt thực hiện hành vi và người bên nài đợi sẵn để chạy xe tẩu thoát.
Thường thì trên xe buýt có tầm hai người, chúng che chắn cho nhau để hành động. Mọi hành động đều có tổ chức và tính toán từ trước nên rất khó để các hành khách đi xe buýt đề phòng và các lực lượng cảnh sát nhận diện đối tượng.
Lợi dụng việc chen lấn xô đẩy nhau khi lên xuống trên xe buýt, những tên móc túi vẫn ngang nhiên thực hiện trót lọt không biết bao nhiêu vụ rạch túi, cướp giật…
Chẳng biết đến bao giờ những vụ móc túi, cướp giật trên xe buýt mới được ngăn chặn và những tên trộm cắp trên xe buýt bị trừng trị thích đáng. Trong thời gian chờ cho đến lúc đó, những người sử dụng phương tiện xe buýt cần nhận diện được những mánh khóe trộm cắp tinh vi và cảnh giác cao độ.
Bạn đã bao giờ gặp “vấn nạn” này chưa? Hãy chia sẻ và hiến kế để chung tay dẹp bỏ nạn này!
“Năm đầu tiên lên Hà Nội trong một lần đi xe buýt 32 và xuống tại điểm trung chuyển Cầu Giấy, mình đột ngột phát hiện ra bị mất điện thoại, kiểm tra lại túi xách thấy có một vết rạch dài tầm một gang tay. Hóa ra chiếc điện thoại đã không cánh mà bay theo cách đó” – M.Phương - sinh viên trường đại học Nại ngữ ấm ức kể.
Thật buồn khi nhận ra móc túi trên xe buýt đã trở thành “vấn nạn”. Ai cũng truyền tai nhau: “Trên xe buýt lắm kẻ móc túi lắm” và tình trạng này thực sự đã trở thành nỗi sợ hãi của những người đi xe buýt.
Báo chí đã tốn không ít giấy mực để đề cập tới vấn đề trên nhưng tình trạng này hiện nay vẫn tiếp diễn và những tên móc túi hoạt động ngày càng có quy mô hơn, tinh vi hơn. Chỉ cần nửa tiếng, đứng tại các điểm trung chuyển chúng ta có thể nhận ra việc móc túi diễn ra rất ngang nhiên, với thủ đoạn rất tinh vi.
Kẻ móc túi đi ngang nhiên giữa chốn đông người và dù người đằng sau nhìn thấy người đằng trước bị móc túi, nhưng cũng không ai dám lên tiếng. Tại sao thế?
Ảnh minh họa: Internet
Bạn Quỳnh Nga - sinh viên trường Cao đẳng Môi trường nói: “Nhìn thấy móc túi mà kêu lên thì sẽ bị vạ lây luôn đấy, khéo lại bị đánh oan”.
“Thân mình lo chẳng xong, lo chuyện người khác làm gì bạn, mình cứ giữ chặt đồ mình để không bị mất là được” - Mai (sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội) thản nhiên.
Thủ đoạn của những tên kẻ cắp này là đi thành từng nhóm, chỉ hoạt động tại một tụ điểm trong một thời gian rồi biến mất. Chúng thường chia thành hai nhóm: Kẻ trên xe buýt thực hiện hành vi và người bên nài đợi sẵn để chạy xe tẩu thoát.
Thường thì trên xe buýt có tầm hai người, chúng che chắn cho nhau để hành động. Mọi hành động đều có tổ chức và tính toán từ trước nên rất khó để các hành khách đi xe buýt đề phòng và các lực lượng cảnh sát nhận diện đối tượng.
Lợi dụng việc chen lấn xô đẩy nhau khi lên xuống trên xe buýt, những tên móc túi vẫn ngang nhiên thực hiện trót lọt không biết bao nhiêu vụ rạch túi, cướp giật…
Chẳng biết đến bao giờ những vụ móc túi, cướp giật trên xe buýt mới được ngăn chặn và những tên trộm cắp trên xe buýt bị trừng trị thích đáng. Trong thời gian chờ cho đến lúc đó, những người sử dụng phương tiện xe buýt cần nhận diện được những mánh khóe trộm cắp tinh vi và cảnh giác cao độ.
Bạn đã bao giờ gặp “vấn nạn” này chưa? Hãy chia sẻ và hiến kế để chung tay dẹp bỏ nạn này!
Phạm Thị Hồng Giang
Lớp PR K.2 - ĐH Hòa Bình
Lớp PR K.2 - ĐH Hòa Bình
Cùng chuyên mục
Bình luận