Phụ huynh với việc bảo vệ trẻ em trước truyện tranh sex
(Sóng Trẻ) - Từ lâu, truyện tranh được xem là một loại văn hoá phẩm vừa hay, vừa đẹp lại dễ đọc, dễ hiểu, rất phù hợp với trẻ em. Nài chức năng giải trí, có thể nói truyện tranh còn rất phù hợp trong việc giáo dục lối sống cho trẻ… Thế nhưng, thời gian gần đây, dư luận rất bức xúc khi báo chí không ngừng đưa những thông tin về truyện tranh sex. Đứng trước vấn đề này, các bậc làm cha, làm mẹ không khỏi lo lắng...
Có thể nói truyện tranh nước nài, đặc biệt là truyện tranh Nhật đang thống lĩnh thị trường sách thiếu nhi nước ta. Nhưng một điều dễ nhận thấy là phần lớn các đầu sách đều dành cho tuổi mới lớn mà những câu chuyện tình yêu học trò luôn là tâm điểm. Trong những tập truyện đó cũng không hề thiếu nếu như không muốn nói là rất phong phú những hình ảnh về giới tính, tình dục.
Vì quan niệm truyện tranh chỉ dành cho thiếu nhi nên các bậc phụ huynh cũng thường không để ý nội dung của cuốn truyện mà vẫn mua cho con để con giải trí sau những giờ học căng thẳng. Cô Huỳnh Hải Vân (trú tại khu tập thể trường ĐH Kinh tế quốc dân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có cậu con trai hiện đang học lớp 9 trường Nguyễn Phong Sắc. Trong một lần tình cờ giở qua cuốn truyện tranh con mang về, cô đã vô cùng sửng sốt trước hình ảnh yêu đương của các nhân vật trong cuốn truyện. Cô chia sẻ một cách đầy bức xúc: “Tôi thật sự giật minh khi một lần bắt gặp con đọc cái thể loại truyện này và không hiểu tại sao loại truyện này lại đang lan tràn trong thế hệ trẻ. Tôi đã lập tức vứt ngay vào thùng rác chứ không để cháu cất đi dù biết nó là truyện mượn hay thuê, tôi sẵn sàng trả tiền đền chứ nhất quyết không cho phép con mình đọc chúng một lần nào nữa”.
Cấm đoán là phương cách mà đa số các bậc phụ huynh trong trường hợp này áp dụng với con cái. Thế nhưng, khi những lệnh cấm được ban ra từ phía phụ huynh thì đa số các em lại chọn giải pháp xem lén, xem trong giờ chơi, giờ học và thậm chí cả giờ đi ngủ… Cũng đã từng gặp phải tình huống như cô Vân, nhưng bác Lý Văn Khả (nhà ở phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội) lại có một cách xử sự khác: “Gia đình tôi có một cậu con trai 12 tuổi và chúng tôi cũng đã từng thấy cháu đọc loại truyện này. Ban đầu chúng tôi cũng rất lo và vứt sách đi, thế nhưng càng cấm chúng càng tò mò và tìm đến hơn nên chúng tôi đã cố gắng gần gũi con hơn để định hướng con và cùng con tìm truyện để đọc”.
Trẻ em luôn tò mò, đặc biệt là với những vấn đề nhạy cảm về giới tính, khi mà những giờ học về giới tính trong nhà trường còn chưa sâu, chưa thiết thực. Công nghệ thông tin, truyền hình đã phát triển mạnh mẽ, những cảnh nóng bỏng và bạo lực đều được chiếu công khai trên màn ảnh, từ phim trên truyền hình đến trên Interner… Đôi khi, chúng còn có tác dụng gấp chục lần những hình ảnh trắng đen trên giấy.
Bản thân truyện tranh không hề xấu. Ở nước nài, nhất là Nhật Bản, người ta có quy định lứa tuổi cho mỗi loại truyện tranh. Tất cả mọi người đều có những loại truyện tranh phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sở thích của mình. Chính sự đa dạng như vậy nên nhất thiết phải cần đến sự chọn lọc những thể loại phù hợp.
Theo bác sỹ tâm lý Đào Vương Anh của tổng đài 1088: “Phụ huynh không nên cấm con đọc truyện ngay lập tức, vì như vậy càng kích thích trẻ hơn. Chúng sẽ đọc trộm. Hãy từng bước giảm dần và tìm cách nhẹ nhàng khuyên bảo. Phụ huynh cần cùng đọc, cùng tìm hiểu nội dung sơ qua của cuốn truyện, đồng thời tìm hiểu các hình ảnh và các ngôn từ sex có ảnh hưởng tới trẻ em như thế nào? có thể giải thích những tác hại của chúng và khuyên các em không đọc nữa.”
Đã đến lúc cần có những biện pháp thắt chặt kiểm tra hơn trong quản lý nội dung và phát hành truyện tranh để nó thực sự trở thành một thế giới đầy ước mơ, hoài bão, lãnh mạn và nhân văn cho thế hệ tuổi teen. Bên cạnh đó cũng không thể quên vai trò của phụ huynh. Thay vì ngăn cấm con em mình thì hãy hướng dẫn các em, không chỉ trong việc học hành mà cả trong việc xem phim, đọc truyện nữa. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho con trẻ để bản thân người lớn có cái nhìn mới mẻ và trẻ trung hơn về cuộc sống. Hãy để bạn trẻ yêu thích truyện tranh phát triển theo những hướng tích cực nhất!
Lý Hoàng Tú Anh
Lớp Phát thanh K26
Có thể nói truyện tranh nước nài, đặc biệt là truyện tranh Nhật đang thống lĩnh thị trường sách thiếu nhi nước ta. Nhưng một điều dễ nhận thấy là phần lớn các đầu sách đều dành cho tuổi mới lớn mà những câu chuyện tình yêu học trò luôn là tâm điểm. Trong những tập truyện đó cũng không hề thiếu nếu như không muốn nói là rất phong phú những hình ảnh về giới tính, tình dục.
Vì quan niệm truyện tranh chỉ dành cho thiếu nhi nên các bậc phụ huynh cũng thường không để ý nội dung của cuốn truyện mà vẫn mua cho con để con giải trí sau những giờ học căng thẳng. Cô Huỳnh Hải Vân (trú tại khu tập thể trường ĐH Kinh tế quốc dân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có cậu con trai hiện đang học lớp 9 trường Nguyễn Phong Sắc. Trong một lần tình cờ giở qua cuốn truyện tranh con mang về, cô đã vô cùng sửng sốt trước hình ảnh yêu đương của các nhân vật trong cuốn truyện. Cô chia sẻ một cách đầy bức xúc: “Tôi thật sự giật minh khi một lần bắt gặp con đọc cái thể loại truyện này và không hiểu tại sao loại truyện này lại đang lan tràn trong thế hệ trẻ. Tôi đã lập tức vứt ngay vào thùng rác chứ không để cháu cất đi dù biết nó là truyện mượn hay thuê, tôi sẵn sàng trả tiền đền chứ nhất quyết không cho phép con mình đọc chúng một lần nào nữa”.
Cấm đoán là phương cách mà đa số các bậc phụ huynh trong trường hợp này áp dụng với con cái. Thế nhưng, khi những lệnh cấm được ban ra từ phía phụ huynh thì đa số các em lại chọn giải pháp xem lén, xem trong giờ chơi, giờ học và thậm chí cả giờ đi ngủ… Cũng đã từng gặp phải tình huống như cô Vân, nhưng bác Lý Văn Khả (nhà ở phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội) lại có một cách xử sự khác: “Gia đình tôi có một cậu con trai 12 tuổi và chúng tôi cũng đã từng thấy cháu đọc loại truyện này. Ban đầu chúng tôi cũng rất lo và vứt sách đi, thế nhưng càng cấm chúng càng tò mò và tìm đến hơn nên chúng tôi đã cố gắng gần gũi con hơn để định hướng con và cùng con tìm truyện để đọc”.
Trẻ em luôn tò mò, đặc biệt là với những vấn đề nhạy cảm về giới tính, khi mà những giờ học về giới tính trong nhà trường còn chưa sâu, chưa thiết thực. Công nghệ thông tin, truyền hình đã phát triển mạnh mẽ, những cảnh nóng bỏng và bạo lực đều được chiếu công khai trên màn ảnh, từ phim trên truyền hình đến trên Interner… Đôi khi, chúng còn có tác dụng gấp chục lần những hình ảnh trắng đen trên giấy.
Bản thân truyện tranh không hề xấu. Ở nước nài, nhất là Nhật Bản, người ta có quy định lứa tuổi cho mỗi loại truyện tranh. Tất cả mọi người đều có những loại truyện tranh phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sở thích của mình. Chính sự đa dạng như vậy nên nhất thiết phải cần đến sự chọn lọc những thể loại phù hợp.
Theo bác sỹ tâm lý Đào Vương Anh của tổng đài 1088: “Phụ huynh không nên cấm con đọc truyện ngay lập tức, vì như vậy càng kích thích trẻ hơn. Chúng sẽ đọc trộm. Hãy từng bước giảm dần và tìm cách nhẹ nhàng khuyên bảo. Phụ huynh cần cùng đọc, cùng tìm hiểu nội dung sơ qua của cuốn truyện, đồng thời tìm hiểu các hình ảnh và các ngôn từ sex có ảnh hưởng tới trẻ em như thế nào? có thể giải thích những tác hại của chúng và khuyên các em không đọc nữa.”
Đã đến lúc cần có những biện pháp thắt chặt kiểm tra hơn trong quản lý nội dung và phát hành truyện tranh để nó thực sự trở thành một thế giới đầy ước mơ, hoài bão, lãnh mạn và nhân văn cho thế hệ tuổi teen. Bên cạnh đó cũng không thể quên vai trò của phụ huynh. Thay vì ngăn cấm con em mình thì hãy hướng dẫn các em, không chỉ trong việc học hành mà cả trong việc xem phim, đọc truyện nữa. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho con trẻ để bản thân người lớn có cái nhìn mới mẻ và trẻ trung hơn về cuộc sống. Hãy để bạn trẻ yêu thích truyện tranh phát triển theo những hướng tích cực nhất!
Lý Hoàng Tú Anh
Lớp Phát thanh K26
Cùng chuyên mục
Bình luận