Ra mắt cuốn sách "Thi pháp học ở Việt Nam"

(Sóng Trẻ) - Sáng ngày 22 tháng 8 năm 2010, tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã diễn ra hội thảo khoa học "Thi pháp học Việt Nam" với sự tham dự của giáo sư, tiến sĩ (GS.TS) Trần Đình Sử - người mở đường cho việc nghiên cứu thi pháp học một cách hệ thống đầu tiên tại nước ta.

Tham dự hội thảo còn có các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực Lý luận văn học, cùng rất đông các thế hệ học trò của Giáo sư Trần Đình Sử.

2153245e7_thiphap001.jpg

Lắng nghe các ý kiến tham luận, phát biểu tại buổi hội thảo

Hội thảo mở ra nhân dịp Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam ra mắt cuốn sách " Thi pháp học ở Việt Nam" do Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đăng Diệp và tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng tuyển chọn và biên soạn dựa trên những tài liệu nghiên cứu về thi pháp học ở Việt Nam của các nhà nghiên cứu như Phan Ngọc, Hoàng Trinh,...mà trước hết gắn với tên tuổi của giáo sư Trần Đình Sử.

Buổi hội thảo đã lắng nghe báo cáo "Vài nét về sự nghiệp khoa học của Giáo sư Trần Đình Sử" và giới thiệu cuốn " Thi pháp học ở Việt Nam". Sau đó là các phát biểu của GS.TSKH Bùi Văn Ba, PGS.TS La Khắc Hòa và các ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu khác bàn về thi pháp học ở nước ta - một lĩnh vực nghiên cứu ra đời từ lâu nhưng vẫn còn khá mới mẻ.


Lắng nghe các ý kiến tham luận, phát biểu tại buổi hội thảo

Hội thảo còn được tổ chức đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của giáo sư Trần Đình Sử. Sau các phát biểu chuyên ngành của các nhà nghiên cứu hàng đầu về lý luận văn học, đại diện các thế hệ học trò của Giáo sư Trần Đình Sử đã cùng lên nói lời chúc mừng đến người thầy tuy đã đến tuổi 70 những vẫn không ngừng cống hiến trong lĩnh vực nghiên cứu thi pháp học và đạt những thành quả đáng tự hào cho nền văn học Việt Nam.

Giáo sư, tiến sĩ Trần Đình Sử sinh ngày 10 tháng 8 năm 1940 tại thành phố Huế. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1961 và được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại khoa Trung của trường. Đến năm 1962, ông được cử đi học khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Nam Khai (Thiên Tân, Trung Quốc). Năm 1966 về nước ông làm giảng viên Lí luận văn học khoa Văn trường Đại học Sư phạm Vinh tại Nghệ An tuyến lửa. Từ năm 1976 đến năm 1980, ông được cử sang làm nghiên cứu sinh tại khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hơp Quốc gia Kiev, và bảo vệ Luận án Phó tiến sĩ tại Viện văn học thuộc Viện hàn lâm Khoa học Ucraina. Từ năm 1981, ông về làm giảng viên tại khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nài việc giảng dạy cho sinh viên, ông đã tham gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lý luận văn học, đồng thời còn chủ biên và tham gia viết nhiều sách giáo khoa từ THCS đến THPT.

Vào những năm cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX, khi đời sống lí luận, phê bình văn học nước nhà đã có dấu hiệu chững lại, sự xuất hiện của thi pháp học hiện đại đã đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu đổi mới văn học từ hai phía sáng tạo và tiếp nhận. Và chính giáo sư Trần Đình Sử là người đầu tiên vận dụng thi pháp học vào nghiên cứu văn học Việt Nam một cách có hệ thống, giúp đời sống nghiên cứu văn học Việt Nam trở nên đa dạng, phong phú và khoa học hơn. Không chỉ giới thiệu thi pháp học vào Việt Nam, vận dụng nó một cách sáng tạo mà trên thực tế đã có một thi pháp học Việt Nam mang tên Trần Đình Sử. Đây chính là sự đóng góp to lớn, đáng ghi nhận của giáo sư cho lĩnh vực nghiên cứu lý luận văn học nói riêng và đời sống văn học nước nhà nói chung.

Vân Anh B
Báo Mạng điện tử K27

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN