Rating bao giờ mới “cập bến” truyền hình Việt?

(Sóng Trẻ) - Câu chuyện đo rating ở Việt Nam xem chừng không hề dễ dàng. Trước mắt, để phục vụ cho nhu cầu quảng cáo và thương mại, một số nhà đài vẫn phải “nghiến răng” tốn tiền tỷ để mua lấy những con số không mấy tin cậy.

Rating và những khái niệm cơ bản

Rating định nghĩa đơn giản là tỷ suất người xem trung bình, thường được công bố sau khi mỗi chương trình truyền hình kết thúc. Được coi là yếu tố quan trọng trong việc khai thác tính thương mại và quảng cáo,rating không chỉ là công cụ phản ánh hiệu ứng của truyền hình mà còn là thước đo thị hiếu của khán giả qua từng thời kỳ, thời điểm xác định.

Từ nhiều năm nay, dựa trên các công nghệ hiện đại, rating dần trở thành một nguồn dữ liệu hữu ích cho nhiều đài truyền hình, các mạng truyền hình cáp, các công ty quảng cáo và truyền thông. Nắm vững được vai trò của nó, các đài truyền hình không chỉ có thể kiếm soát được đối tượng khán giả (về giới tính, tuổi tác,…) mà còn có thể định hình được mức giá quảng cáo phù hợp cho bất kì một sản phẩm thương mại nào. 

Cách đo rating được thực hiện bằng hai cách: Ghi nhật ký (Diary) hay lắp đặt vào mỗi TV phương tiện điện tử People Meter. 

075367325_hinh1.jpg
Một biểu đồ rating chương trình truyền hình

Truyền hình Việt và những bất cập về rating

Ở truyền hình Việt Nam, yếu tố rating cũng được coi trọng. Tuy nhiên sự thiếu chính xác, không đáng tin cậy đã khiến người xem khá mơ hồ về chức năng thực sự của công cụ này. Tại thị trường Việt Nam, Công ty TNHH Truyền thông TNS Việt Nam đang là đơn vị duy nhất thực hiện công việc đo rating. Nhưng những thông tin và số liệu TNS đưa ra chưa thực sự thuyết phục và làm hài lòng các đài, cơ quan, công ty quảng cáo bởi chính sự mâu thuẫn ở mỗi con số họ đưa ra. Có những kênh truyền hình mới ra mắt đã đạt đến chỉ số ngất ngưởng người xem trong khi số còn lại được xác định với tỷ suất “khủng hoảng” dù có thâm niên trước đó khá lâu. Được hỏi về vấn đề này, TNS đưa ra nhiều lí do về trục trặc kĩ thuật và thiếu sót về mặt chuyên môn khiến không ít nhà đài, kênh truyền hình không dám mạo hiểm để chạy theo cuộc đua thời thượng rating.

Câu chuyện đo rating ở Việt Nam xem chừng không hề dễ dàng. Trước mắt, để phục vụ cho nhu cầu quảng cáo và thương mại, một số nhà đài vẫn phải “nghiến răng” tốn tiền tỷ để mua lấy những con số không mấy tin cậy.

075367325_hinh2.jpg
Đâu là rating "đúng" của truyền hình Việt?

Rating mơ hồ và những hệ lụy không ngờ

Việc không xác định rating rõ ràng cho các chương trình truyền hình khiến các nhà đài tự mặc định cho họ khái niệm “khung giờ vàng”. Ở khung giờ này, rất nhiều các chương trình và bộ phim luôn muốn “chen chân” giành giờ phát sóng dẫn đến cảnh “gạo thiếu cơm thừa” trên màn ảnh nhỏ. Các nhà tài trợ, sản xuất có một niềm tin mù quáng rằng những đứa con tinh thần của họ đẻ vào giờ “vàng” sẽ đẻ ra được “trứng vàng” mà không hề cần bất cứ điều kiện tác động nào khác. Bất luận chương trình đó hay hoặc dở, các công ty quảng cáo cũng sẵn sàng đổ hàng trăm triệu để quảng bá cho sản phẩm của mình mà không cần kiểm chứng hay điều tra.

Không xác định được đối tượng khán giả (độ tuổi, giới tính…) cũng làm nảy sinh khá nhiều vấn đề phức tạp. Không ít các phụ huynh phải “nóng mặt” vì quảng cáo nhạy cảm xuất hiện ở khung giờ vàng khi có con trẻ ngơ ngác bên cạnh. Nhiều người đã tự tìm cách đối phó riêng của mình bằng cách “tẩy chay” các chương trình cho đăng quảng cáo này dẫn đến sự hạn chế không hề nhỏ trong việc phát triển lĩnh vực giải trí truyền hình. Bên cạnh đó, khá nhiều chương trình có “tuổi thọ” lâu năm tiếp tục phát sóng khi vẫn còn nguồn tài trợ; mặc cho rating thấp báo động. Nếu ở thị trường truyền hình quốc tế, những chương trình dài hơi thế này có thể bị “khai tử” bất cứ lúc nào để nhường giờ phát sóng cho những format mới hấp dẫn hơn.

Lời kết

Sự mơ hồ và bàng quan về rating vô hình chung khiến các cuộc đua khốc liệt của các nhà sản xuất truyền hình dần đi vào ngõ cụt. Mất đi sự linh hoạt và chủ động, truyền hình Việt Nam đang lâm vào tình trạng bão hòa, ôm đồn quá nhiều mà không hề chọn lọc, sẵn sàng bỏ ra chi phí lớn để mua lại những hiệu quả thương mại không hề chắc chắn. Tuy nhiên, rating đôi khi cũng không phản ánh hết được chất lượng mà chương trình đem lại và có thể ẩn chứa những tiêu cực, rủi ro không thể kiểm soát. Trên đà phát triển truyền hình quốc tế, dù mang lại rủi ro hay những cơ hội, rating vẫn đang là một nhân tố quan trọng, cần được xem trọng và đầu tư nghiêm túc ở Việt Nam. 

Nguyễn Tiến Tú
Truyền hình K33.A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN