"Săn sale" - xu hướng mua sắm mới của Gen Z để tiết kiệm có thật sự hiệu quả?

(Sóng trẻ) - Hiện nay, nhiều bạn trẻ có thói quen 'thắt lưng buộc bụng" trong chi tiêu để mua hàng giảm giá vì cho rằng đây là một cách tiết kiệm tốt. Tuy nhiên, chi 12 triệu trong 6 tháng chỉ để "săn sale" đôi khi khiến Gen Z bất ngờ "rỗng" túi vào cuối tháng.

"Ma lực" của đồ giảm giá.

Vài năm gần đây, các sàn thương mại điện tử liên tục triển khai những đợt khuyến mãi hấp dẫn thay vì chỉ tập trung giảm giá theo mùa như trước kia. Điều này dẫn đến hình thành thói một thói quen mua sắm mới của nhiều bạn trẻ Gen Z, đó là "Săn sale". 

Bạn Nguyễn Hồng Nhung (19 tuổi, sinh viên Đại học Ngoại Thương) cho biết: “Tính riêng 6 tháng đầu năm 2022 mình đã tiêu hết 12 triệu cho việc mua hàng trực tuyến. Bây giờ trong điện thoại không thiếu một ứng dụng mua sắm nào. Ngoài “săn sale” trên ứng dụng thì mình cũng rất thích xem livestream bán hàng trên các nền tảng như Tiktok, Facebook. Mỗi lần xem là rất khó thoát ra được và thế là mình chốt đơn”

picture1-4.jpg
“Săn sale” đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều bạn trẻ (Ảnh: Internet)

Cũng chung sở thích mua sắm như Nhung, bạn Nguyễn Bảo Thy, (20 tuổi, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Thời điểm mình mua nhiều nhất chắc là vào những dịp như 10/10, 11/11,... vì sẽ có nhiều mã giảm giá sâu. Chủ yếu là ‘săn sale’ quần áo và các đồ 1 nghìn, 2 nghìn như kẹp tóc, bờm, bút,..để chụp ảnh sống “ảo”. Trung bình 1 ngày, mình dành khoảng từ 3 - 4 tiếng để tìm kiếm các món đồ giảm giá như vậy và cho vào giỏ hàng”

Các hội nhóm “săn” mã giảm giá, hướng dẫn “săn sale” giá tốt thu hút hàng trăm bạn trẻ tham gia. (Ảnh: Chụp màn hình)
Các hội nhóm “săn” mã giảm giá, hướng dẫn “săn sale” giá tốt thu hút hàng trăm bạn trẻ tham gia. (Ảnh: Chụp màn hình)

Nhiều bạn trẻ hiện nay rất dễ bị cuốn vào những cơn “nghiện” mua sắm trực tuyến. Nguyên nhân không chỉ bởi sự tiện lợi của Internet, đa dạng về mẫu mã sản phẩm mà còn bởi những chương trình khuyến mãi hấp dẫn liên tục được các nhãn hàng tung ra để kích cầu tiêu dùng.

Điều này đã đánh trúng tâm lý của nhiều bạn học sinh, sinh viên chưa thể tự lập hoàn toàn về tài chính nhưng lại có nhu cầu mua sắm cao, mong muốn mua hàng tốt với giá vừa phải. Vì thế, các hội nhóm như “săn sale shopee”, “Tặng miễn phí voucher”... nhằm chia sẻ các mã giảm giá, các bí kíp mua hàng được thời nở rộ trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, hiệu ứng Fomo (chứng sợ bỏ lỡ) cũng là một nguyên nhân khiến người tiêu dùng dễ rơi vào trạng thái mua sắm quá đà. Nên hễ thấy sản phẩm được giảm mạnh nhiều bạn trẻ dễ vội vàng "chốt đơn" vì sợ rằng lần sau sẽ không được giá tốt như lần trước. 

"Đau ví" vì "săn sale"

Thế nhưng, mua liên tục vì một sản phẩm nào đó đang được thông báo giảm giá, thiếu sự cân nhắc về chi phí có thể khiến các bạn Gen Z nhanh chóng “rỗng túi” vào cuối tháng.

Đối với Hồng Nhung, cô bạn tâm sự: “Mỗi lần mình đặt đơn, sau khi áp mã, mình sẽ được giảm từ hai mươi đến ba mươi nghìn đồng. Nhưng tổng lại, bao gồm tiền vận chuyển thì mình cũng không tiết kiệm được là bao nhiêu”.

Biết là tốn kém, nhưng khi thấy thông báo “sale” mạnh, Hồng Nhung lại khó kiềm chế được cơn “nghiện” mua sắm của bản thân. Hậu quả là tủ quần áo của cô nàng còn khá nhiều đồ từ năm ngoái chưa bỏ mác. Vì kích cỡ bé nên việc bán lại hay đem cho cũng trở nên khó khăn hơn. 

anh-3.jpg
Mua quá nhiều quần áo “sale” khiến Hồng Nhung không thể mặc kịp (Ảnh: NVCC)

Bạn Quỳnh Mai (19 tuổi, sinh viên trường Đại học Bách Khoa) có thói quen “săn sale” tâm sự: “Mình đã từng "săn sale" mua được một chiếc áo phông 30.000. Tuy nhiên, khi nhận hàng thì nó khiến mình vừa giận vừa trách bản thân. Chất áo mặc rất nóng, ảnh in bị bết dĩnh, kích cỡ áo không phải oversize như mô tả nên mình không thể mặc". Như vậy, bài học rút ra cho Mai là dù đồ bán trên mạng rẻ hơn so với khi mua trực tiếp nhưng chất lượng chưa chắc đã tốt và bền như mô tả. 

Một trường hợp khác là bạn Bùi Tống Giang, (20 tuổi, sinh viên tại Hà Nội) kể lại một lần bị "chặt chém" khi mua hàng trực tuyến: “Mình đã từng bị lỗ tiền hàng vì vội vàng mua một cái áo đã giảm giá còn 300 nghìn nhưng hôm sau nó giảm tiếp còn 170 nghìn"

anh-4-va-anh-thum.png
Người dùng hoa mắt vì các sàn thương mại điện tử ồ ạt khuyến mãi (Ảnh: Chụp màn hình)

Thực tế, các chương trình khuyến mãi hiện nay đang bị biến tướng với nhiều chiêu thức như giảm giá ảo, xả hàng tồn kho,... Nhiều cửa hàng liên tục quảng cáo giảm giá từ 50% đến 80%, nhưng thực chất giá sản phẩm "sale" không mấy chênh lệch so với giá bán thường ngày. 

Thêm nữa, những mã giảm giá cũng rất khó áp dụng vì chỉ sau vài giây tung ra sẽ hết. Do đó, Giang cho rằng chăm chỉ “săn sales” không phải là cách tiết kiệm tiền tốt và tốn thời gian, vì “không ai cho không ai cái gì”.

Làm thế nào để "săn sale" tiết kiệm?

“Săn sale” là tiết kiệm hay lãng phí phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng đồng tiền sao cho đủ nhu cầu, đúng mục đích, hợp tài chính. Có rất nhiều cách khác nhau có thể giúp bạn tiết kiệm tối ưu với hình thức này. Dưới đây là một số cách đơn giản bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho mùa sale cuối năm nay.

Đầu tiên, nên danh sách những thứ cần mua trước khi mùa sale tới. Bạn có thể lên danh sách từ 1 - 2 tuần, thậm chí là 1 tháng trước đó. Khoảng thời gian đó sẽ giúp bạn cân nhắc kỹ càng và loại bỏ bớt những món đồ không thực sự cần thiết.

Thứ hai, tỉnh táo với những thông báo giảm giá mạnh. Sản phẩm đang giảm giá sâu chính là một trong những yêu tố đẩy nhanh quá trình “chốt đơn” của khách hàng. Vậy nên, trước khi mua những món đồ ngoài dự tính, bạn nên xác định mục đích sử dụng rõ ràng bằng cách trả lời một số câu hỏi như "tại sao mình lại mua sản phẩm này?", "mình có thể sử dụng nó trong bao lâu".

anh-5.png
Làm thế nào để “săn sale” không lo “đau” ví? (Ảnh: Phan Hoàn)

Thứ ba, ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt. Khi thanh toán bằng hình thức này, bạn sẽ có thêm nhiều mã giảm giá và mã miễn phí vận chuyển chuyển. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể tiết kiệm được tối đa cho mỗi đơn hàng của mình.

Thứ tư, tuyệt đối không vay tiền để mua đồ sale. Thực tế đã có không ít trường hợp các bạn trẻ đam mê mua sắm, vay tiền từ bạn bè, thẻ tín dụng…,và bị vỡ nợ trước khi hàng kịp về tay. Cách tốt nhất trong trường hợp này là chúng ta nên phân chia rõ ràng các khoản chi tiêu của mình từ đầu tháng và chỉ sử dụng trong hạn mức đó. Đồng thời, ngừng truy cập các ứng dụng mua sắm để tránh bị quảng cáo lôi kéo những lúc bạn "bí" tiền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN