Sau "cơn bão" trà sữa, giới trẻ quay về văn hóa uống trà truyền thống
(Sóng trẻ) - Trong vài năm gần đây, Việt Nam đón một làn sóng những thương hiệu trà sữa từ Đài Loan đổ bộ và nhanh chóng làm mưa làm gió. Song, giữa những luồng thông tin tiêu cực về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khiến trà sữa trân châu dần thoái trào, giới trẻ cả nước nói chung và giới trẻ Hà Nội nói riêng đang có xu hướng tìm về văn hoá uống trà truyền thống, khôi phục lại bản sắc dân tộc giàu tính nhân văn.
Trước đây đối với giới trẻ, những ly trà sữa mát lạnh cùng thạch trân châu là một sự thay thế hoàn hảo cho cà phê chuyên chỉ dành cho người lớn tuổi. Nắm bắt được xu thế thị trường, những thương hiệu trà sữa trong và nài nước liên tục “mọc lên như nấm sau mưa”. Hệ luỵ từ việc chạy theo lợi nhuận trước mắt của nhiều thương hiệu chính là không thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Những luồng thông tin về một số thương hiệu kinh doanh trà sữa sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, mất an toàn vệ sinh thực phẩm xuất hiện, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Có lẽ vì vậy mà khách hàng bắt đầu có những cái nhìn không mấy thiện cảm đối với trà sữa và dần quay lại với văn hoá uống trà mạn, nét đẹp truyền thống của dân tộc từng bị giới trẻ bỏ qua.
Người đi truyền cảm hứng văn hoá trà cho giới trẻ
Nghệ nhân trà Nguyễn Hoài Linh (22 tuổi, Hà Nội) – một trong những người trẻ tuổi hiếm hoi nghiên cứu, tìm hiểu và sở hữu quán trà truyền thống mang cốt cách Việt Nam – chia sẻ: “Từ lâu, trà vốn chỉ là thức quà dành cho người có tuổi. Trước nay, trà đối với giới trẻ chỉ được biết đến và thưởng thức nhiều nhất qua sản phẩm sáng tạo là trà sữa bởi sự tiện lợi và nhanh gọn của loại đồ uống này. Nhắc đến trà mạn, nhiều bạn trẻ “lắc đầu” vì không thích hương vị chan chát, đôi khi giữa nhịp sống xô bồ và hiện đại, việc dành thời gian ngồi lại thưởng trà quả thực là điều hiếm đối với mỗi người. Nhưng gần đây, bên cạnh những thông tin tiêu cực về trà sữa, giới trẻ bắt đầu có xu hướng tìm về văn hoá thưởng thức trà truyền thống, đây là một dấu hiệu tốt”.
Nghệ nhân trẻ Nguyễn Hoài Linh tại cuộc thi Tea Masters Cup 2017
Đồng hành cùng dòng lịch sử, trà đã len lỏi vào từng ngóc ngách trong tâm hồn người Việt bao đời nay nhưng dù luôn là quốc gia đứng thứ 5 về xuất khẩu trà nn trên thế giới, trà của đất nước ta vẫn chưa thực sự được biết đến rộng khắp ở mọi lứa tuổi. Không chỉ dừng lại là một thức uống thông thường, trà còn là một phong tục tập quán, một thú vui thanh tao mang nét đẹp rất riêng của dân tộc ta.
Nhắc đến trà, người ta còn nghĩ ngay tới “cầm kì thi hoạ” hay những phút giây tĩnh lặng tìm lại bản thân mình giữa “chốn lao xao”, trà là nghệ thuật và trà là cảm hứng nghệ thuật. Bởi lẽ vậy mà mỗi độ lễ tết xưa, giới văn chương, thi sĩ lại tụ họp cùng thưởng trà nạn cảnh, bình thơ văn. Dùng trà không chỉ giúp con người ta thấm nhuần hơn những cái đẹp của cuộc sống mà còn là cách để mỗi người tìm được tri kỉ, kết mối tâm giao. Một nét văn hoá tốt đẹp như vậy rất cần những người trẻ giữ gìn và phát huy nên xu hướng tìm về trà truyền thống là xu hướng tích cực và tất yếu.
Khi được hỏi về cách thức truyền tải và tiếp cận khách hàng trẻ tuổi, anh Linh cũng cho biết thêm “Giới trẻ thích trà sữa, tôi cũng nghiên cứu về trà sữa. Sản phẩm đầu tiên tôi đưa ra thị trường là trà sữa truyền thống, tức là tôi dùng chính những loại trà truyền thống của nước mình, mọi nguyên liệu pha chế đều của Việt Nam. Để làm ra sản phẩm này, tôi đã mất khá nhiều thời gian mày mò và tìm các nguồn nguyên liệu uy tín, sao cho vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo tôn chỉ mục đích “mọi thứ đều thuần Việt” mà vẫn có hương vị thơm nn như những sản phẩm nước nài đang có mặt trên thị trường.
Sản phẩm trà sữa truyền thống của tôi đã được phản hồi rất tốt, từ đó, các bạn trẻ biết đến nhiều hơn về các loại trà của đất nước mình. Sau khi đoạt hai giải nhất cuộc thi Tea Masters Cup 2017, tôi có thêm cơ hội tìm hiểu những kiến thức về trà nói chung và trà cổ thụ nói riêng, từ đó tôi đã giới thiệu các loại trà ướp hương, trà cổ thụ quý hiếm của Việt Nam tại chính quán trà của mình. Tôi khảo sát rất nhiều về tâm lý và sở thích khách hàng, tôi hiểu được các bạn trẻ đang cần thứ gì, “nắm được cầu thì ắt có cung”, bên cạnh việc giới thiệu những loại trà sữa truyền thống, tôi mang đến cho thực khách của mình thêm sự lựa chọn về những loại trà nn, phù hợp hơn với khẩu vị của giới trẻ.
Một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất là trà cổ thụ vùng Tà Xùa ( thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) bởi hương vị đặc trưng của bà con dân tộc, đậm đà, tinh khiết, tiền và hậu vị đều ngọt thanh nếu dùng bằng ấm và chén đất của Việt Nam sản xuất, khi thưởng thức đem lại cảm giác thư thái, xoá tan mọi mệt mỏi sau một ngày làm việc với guồng quay cuộc sống. Cứ người ngày mách người kia, trà đã đi vào lòng thực khách trẻ của tôi như thế. Đa phần mọi người đều ngạc nhiên và thích thú với việc pha trà bằng ấm đất, với những chén trà nóng thơm nồng đượm, cùng ngồi trò chuyện với bạn bè sau một ngày làm việc căng thẳng trong một không gian văn hoá trà truyền thống tĩnh lặng cách ly hoàn toàn với thế giới ồn ào bên nài”.
Những cơ hội mới cho trà Việt
Nói đến văn hóa trà hầu như người ta chỉ nhắc tới trà kinh Trung Quốc và trà đạo Nhật Bản. Bởi nhiều lí do mà nền văn hoá ẩm thuỷ độc đáo này đang dần mai một ở nước ta mặc dù với sự xuất hiện sớm của cây chè, Việt Nam được xếp vào danh sách những dân tộc biết uống trà sớm nhất thế giới. Nguyên do xuất phát từ việc ngộ nhận và thiếu hụt thông tin chuẩn xác về một nền văn hóa trà Việt truyền thống giàu bản sắc, giá trị nhân văn. Chính vì vậy, việc đưa trà trở thành nét văn hoá trong lòng người dân nói chung và khơi dậy niềm say mê, yêu thích trà một cách có văn hoá từ giới trẻ nói riêng là con đường đúng đắn và thiết yếu.
Uống trà truyền thống là nét văn hoá cần được giữ gìn và phát huy.
Ảnh: Phương Anh
Anh Hamasaki Hasu (người Nhật, sinh sống và làm việc nhiều năm tại Việt Nam) – khách hàng thân thiết của quán trà do nghệ nhân Nguyễn Hoài Linh sở hữu hào hứng nói về cảm nhận của mình: “Tôi rất thích và bất ngờ về cách uống trà cũng như các loại trà ướp hương hay cổ thụ của Việt Nam. Nếu như cách uống trà của nước tôi mang nhiều tính chất nghi lễ thì đối với cách uống trà của Việt Nam, tôi cảm nhận được sự gần gũi, giản dị, rất thư giãn và dễ chịu. Sau một ngày làm việc khá mệt, tôi thường ghé qua đây uống một ấm trà, có lần là đi một mình, có lần là đi cùng bạn bè, nói chung lần nào cũng đều cảm thấy rất thoải mái. Hương vị trà thật sự rất tuyệt vời, đặc biệt là Trà Sen Việt Nam. Tôi đã giới thiệu rất nhiều những người bạn Nhật Bản của tôi về trà Việt Nam và họ cũng đều có cảm nhận chung giống tôi”.
Văn hoá uống trà không chỉ được truyền tới giới trẻ mà còn đang dần dần ghi dấu ấn trong lòng du khách nước nài. Từ đây, nhiều cơ hội và con đường phát triển sẽ rộng mở hơn với trà Việt. Những điều tinh tuý thì không thể pha lẫn, đã là một nét văn hoá tốt đẹp thì không thể mai một, Không chỉ mang tư thế của những người đi uống trà, mỗi người trẻ thưởng thức trà có văn hoá đều sẽ là nguồn động lực to lớn để ngành trà truyền thống ngày càng lớn mạnh, và từ đó, những người làm nghề có thể khôi phục lại một bức tranh giàu bản sắc về trà Việt Nam.
Phương Anh
Báo Ảnh K35
Cùng chuyên mục
Bình luận