Shipper – Nghề “nhặt tiền lẻ”
(Sóng trẻ)-Trong vài năm trở lại đây, khi thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, cùng với xu hướng “nhà nhà, người người bán hàng trên mạng”, xã hội đã nảy sinh ra một nghề mới: shipper (giao hàng).
Kiếm “bạc triệu” nhờ internet
“Ship tìm người-Người tìm Ship Hà Nội” là một trong những group (nhóm) hỗ trợ shipper có số thành viên đông đảo lên tới 10.000. Nhóm được thành lập nhằm phục đích phục vụ các shop cần dung dịch vụ vận chuyển và tạo điều kiện các shipper có thêm thu nhập.
Nhóm “Ship tìm người-Người tìm Ship Hà Nội”
Khi các shop cần thuê ship, chỉ cần đăng các thông tin về thời gian, địa điểm, số tiền ứng, chỉ trong vài phút đã có hàng chục lượt bình luận nhận việc.
Theo một thành viên trong group, công một đơn hàng có giá giao động từ 15. 000 – 40.000 tùy thuộc vào quãng đường và loại hàng hóa. Nếu shipper chăm chỉ “cày”, mỗi tháng thu nhập có thể lên tới 6-7 triệu đồng. Nếu là shipper ruột của một đến hai shop, thu nhập càng ổn định hơn bởi chỉ cần chờ chủ cửa hàng gọi và đến nhận đơn, giao hàng. Trung bình, các shop nhỏ mỗi cũng có chục đơn/1 ngày, với những shop lớn hơn, số đơn giao hàng lên tới vài chục. Nhân số tiền công lên, sau khi trừ tiền xăng, mỗi shipper có thể đút túi ít nhất 100.000 đồng/ngày.
Anh Nguyễn Văn Huy, một shipper tiết lộ, nếu khéo léo trong cách sắp xếp đơn hàng, sẽ giao được nhiều mối giao hàng của các shop online ở các tuyến đường khác nhau. Anh giải thích: “Tôi nhận 1 đơn ship từ Cầu Giấy sang Bạch Mai với giá 25.000 đồng, nghe thì thấy giá ship rẻ, nhưng giữa quãng đường đó, tôi có thể nhận thêm các đơn khác đến các tuyến đường Kim Mã, Ngã Tư Sở, Láng, Trường Chinh… hoặc trên đường về, tôi nhận thêm đơn hàng, sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc chăm chăm đi ship đúng địa chỉ rồi đi về. Nài ra, có nhiều khách hàng yêu cầu giao giờ hành chính, mình có thể m hàng, sắp xếp những đơn cùng thời gian và chọn đường đi ngắn nhất để tiết kiệm xăng xe”.
Anh Huy cho biết thêm: “Shipper phải gây cảm tình với chủ shop, phải nhiệt tình, giao đúng giờ cho khách, chốt được đơn hàng cho shop. Được shop tin tưởng giao làm ship ruột, như vậy mình khỏi phải tự tìm đơn mà shop có đơn rồi gọi mình.Trời nắng nóng hay mưa bão, mình nhiệt tình đến ship hàng, nói năng dễ nghe nhiều người có cảm tình còn cho thêm 5.000 – 10.000 đồng uống nước. Tuy ít nhưng m lại cũng sẽ nhiều”.
Khốn khổ vì “tai nạn” nghề
Tuy kiếm được khá tiền nhưng các shipper cũng có những gian nan riêng mà chỉ người trong nghề mới biết.
Khánh An (20 tuổi) nhớ lại khoảng thời gian làm shipper: “Hồi trước đi ship hàng mình bị lừa mất 1 triệu tiền hàng. Khi đến lấy hàng phải ứng cho shop đó là 1 triệu cầm lấy 1 đôi giày giao cho khách. Khi đến địa chỉ shop giao cho khách thì không thấy địa chỉ, gọi cho khách thấy tắt máy. Quay trở lại giả đồ cho chủ thì cũng không liên lạc được. Lần đó mình phải cầm đôi giày đó bán rẻ để thu lại tiền. Sợ đến già vì bị lừa".
Anh Tùng, có thâm niêm 5 năm làm shipper kể về kỷ niệm khi mới vào nghề: “Hôm đó, mình mải ship hàng quên cả ăn, trời thì nắng, vừa mệt vừa đói, lơ ngơ thế nào lại đi vào được 1 chiều. Công an tuýt còi viết biên lai phạt. Lúc đó mình không mang đủ tiền nộp phạt, các công an đòi giữ bằng. Nài nỉ mãi không được, may có mấy bác hưu trí quanh đó nói thêm vào nên cuối cùng cũng được tha. Đưa hàng đến nơi thì gặp ngay địa chỉ “ảo”, khách hàng “ảo”."
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một chủ shop dọa đánh, mắng chửi, kèm theo đó là hành động cầm đồ đạc xung quanh ném vào người shipper sau khi nhận được yêu cầu trả 50 nghìn đồng phí chuyển hàng khiến nhiều người vô cùng bức xúc. Dù hai bạn shipper này đã hết lời năn nỉ chủ shop phải thanh toán tiền, nhưng khách hàng "lầy lội" này vẫn nhất quyết không đưa.
Shipper đang là nghề hot và thu nhập khá, nhưng cái nghề cũng bạc bẽo lắm
Ngay cả khi không gặp những tình huống “khóc dở, mếu dở” như trên, cảnh ôm bụng đói giao hàng, chuyển đồ khi mưa tuôn, nắng dội vào mặt, không liên lạc được khách, đưa sai địa chỉ, đợi khách thậm chí bị khách “bùng” hàng… không còn là chuyện lạ với những người làm nghề shipper
Thế mới biết để kiếm được đồng tiền, những người làm nghề “nhặt tiền lẻ” này phải trả bằng cả mồ hôi, công sức, khó nhọc và tủi cực. Chấp nhận sống với nghề là chấp nhận những khó khăn, thử thách, dù có là nghề gì, dù người đó là ai.
Vũ Quỳnh Khánh Linh
K33-Báo chí Đa phương tiện
Cùng chuyên mục
Bình luận