Sinh viên học cách chi tiêu thông minh

(Sóng trẻ) – Cuộc sống sinh viên xa nhà lên thành phố học không hề dễ dàng, nhất là khó khăn về tiền bạc. Thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, nhiều sinh viên rơi vào tình cảnh thiếu hụt tiền bạc triền miên.

750963874_tienleduocsudungtietkiemdiptetnamnay30120023.jpg
Nhiều sinh viên rơi vào tình cảnh thiếu hụt tiền bạc triền miên

Bao nhiêu tiền vẫn thiếu

Thu Hằng (Nam Định, hiện đang là sinh viên năm 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền) được gia đình chu cấp 4 triệu một tháng. So với các bạn trong lớp, số tiền này của Hằng hoàn toàn có thể chi tiêu dư dả. Nhưng thực tế, cô luôn rơi vào tình trạng “viêm màng túi” khi chưa hết tháng. Hằng chia sẻ: “Mỗi tháng bố mẹ cho mình 4 triệu tiền sinh hoạt phí, chưa tính tiền học. Nhưng tháng nào mẹ mình cũng phải “viện trợ” thêm vì số tiền đó không đủ. Do ở một mình nên riêng tiền phòng của mình đã hết 2 triệu, số còn lại không đủ để ăn uống, đi lại, tiêu vặt. Có những tháng bố mẹ cho nhiều hơn nhưng cũng không biết tiền đi đâu hết”.

750963874_13055342_629219907224990_8550252086334436793_n.jpg
Sinh viên nên tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí

Cũng giống như Hằng, Hải (Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ:”Hàng tháng bố mẹ cho mình 3,5 triệu để tiêu vặt. Trước đây cứ đến gần cuối tháng mình đều phải ăn mì tôm. Nhưng từ khi có người yêu, đến… mì tôm cũng không có mà ăn vì “lệ phí tình yêu”. Mình là con trai nên dẫn người yêu đi ăn không thể để người yêu trả. Do vậy đến cuối tháng mình toàn phải đi vay tiền để tiêu”.

Học cách chi tiêu thông minh

Với Hiền Anh (Học viên Báo chí và Tuyên truyền), “vấn đề không phải ở chỗ bạn có nhiều hay ít tiền mà chính là ở khả năng quản lý tài chính cá nhân của bạn như thế nào”. Hiền chia sẻ: “Mỗi tháng bố mẹ gửi cho mình 2 triệu. Nhờ chi tiêu cân đối nên mình luôn tiết kiệm được 200.000 – 300.000 đồng để mua sách. Mỗi khi nhận được tiền bố mẹ gửi, mình đều lên sẵn những khoản cần tiêu. Mình thuê nhà trọ ở gần trường cùng hai bạn đồng hương để tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở. Chúng mình cũng chia nhau đi chợ, nấu cơm, vừa rẻ, vừa đảm bảo. Mỗi ngày chúng mình đi chợ hết khoảng 70.000 đồng/ bữa/ 3 người.

750963874_photo1487495037379.jpg
Bảng chi tiêu của Hiền Anh

Đa phần sinh viên hiện nay đều đi làm thêm, cộng với tiền trợ cấp hàng tháng của bố mẹ là có một khoản kha khá. Nhưng mình thấy các bạn tiêu xài rất phung phí. Theo mình, cách để quản lý tiền tốt nhất là lập bảng chi tiêu hàng tháng và cố gắng cân đối cho phù hợp. Càng ước đoán chi tiêu vào đầu mỗi tháng chính xác bao nhiêu thì số tiền tiết kiệm được càng nhiều.

Thúy Nga

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN