Sinh viên học thuê – vấn đề đáng báo động

(Sóng Trẻ) - Học thuê không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là sinh viên. Chỉ bỏ ra chút công sức đến lớp điểm danh hộ một ai đó là bạn đã có trong tay từ 50 đến 100 ngàn đồng.  

Học thuê để kiếm tiền


Mới là sinh viên năm thứ nhất nhưng Ngọc Anh (Cao đẳng kinh tế kĩ thuật Công nghiệp) đã có kinh nghiệm nhiều lần đi học thuê: “Ban đầu em chỉ đi học hộ cho các bạn lớp khác và được trả công bằng những cốc chè, rồi có người giới thiệu nên em đã đi học thuê để kiếm chút tiền tiêu vặt”.

Nếu có “công việc” này một cách đều đặn thì một tháng Ngọc Anh cũng kiếm được từ 300 đến 400 ngàn đồng. Đối với Ngọc Anh, học thuê là một việc rất nhàn hạ, chỉ cần đến lớp hô “có” một tiếng là có tiền!?

Bảo Quỳnh (sinh viên năm thứ 3, Cao đẳng nội vụ Hà Nội) xem học thuê như là việc làm bán thời gian của mình. Ban ngày Quỳnh đi học chính khóa ở trường, còn buổi tối thì đi học thuê ở trường Cao đẳng du lịch. Quỳnh cho biết, bạn còn có một hợp đồng học thuê 1 tháng cho một chị đang kì thai nghén với giá 1,5 triệu. Với số tiền đó, Quỳnh có thể trang trải phần nào tiền nhà trọ, điện, nước…

Học thuê đã được “nâng cấp” thành một nghề hái ra tiền của sinh viên, xoàng thì 30 ngàn, nhiều hơn là 50 ngàn, khi quá cần thì người thuê học sẽ trả giá hời hơn từ 100 đến 200 ngàn. Đối với nhiều sinh viên, học thuê là một công việc không quá khó khăn mà lại có tiền.

Những hệ lụy từ học thuê


Học thuê đúng là công việc đơn giản, chỉ cần bạn đến lớp, điểm danh cho một ai đó là đã kiếm được tiền. Nhưng những hệ lụy từ “công việc” này ảnh hưởng rất lớn đến sinh viên.


Sinh viên học thuê đến lớp chỉ để điểm danh và ... ngủ

(ảnh minh họa)

Ngọc Anh dù đã có nhiều kinh nghiệm đi học thuê nhưng cũng có lần bị phát hiện, bạn chia sẻ: “Lần đi học thuê cho một chị bên trường Đại học Nông nghiệp, em đã bị giảng viên phát hiện và bị đuổi về, may mà không bị kỉ luật”.

Bảo Quỳnh thì chưa lần nào gặp bất trắc nhưng học thuê về lĩnh vực du lịch, còn chuyên môn chính của Quỳnh ở trường là kinh tế nên không ít lần bạn cảm thấy thời gian trôi qua vô ích. Lần nào mà bị kiểm tra là Quỳnh như “mắc tóc”, không biết trả lời thế nào.

Ngọc Anh và Bảo Quỳnh là những người may mắn bởi họ chưa bị kỉ luật, chưa ảnh hưởng gì đến công việc học tập. Nhưng theo quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo, sinh viên bị phát hiện học hộ, thi hộ có thể bị cảnh cáo, cao nhất là đuổi học, điều đó có liên quan trực tiếp đến bản thân người học thuê và người thuê học.

Mỗi sinh viên có những cách kiếm tiền khác nhau: gia sư, bán hàng cho các cửa hàng quần áo, phục vụ bàn,… Học thuê cũng có thể là một nghề nhàn hạ, nhưng những tác hại của nó lại không thể lường trước. Học là để tích lũy kiến thức cho chính mình, đừng biến kiến thức thành những thứ có thể mang ra trao đổi bằng tiền…

Nguyễn Diệu Linh

Lớp Báo mạng điện tử K.30

Học viện Báo chí &Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN