Sinh viên làm thêm: hãy cảnh giác!


(Sóng Trẻ) - Săn tìm công việc làm thêm đang là lựa chọn số một của phần lớn sinh viên hiện nay. Tuy nhiên, điều đó là không dễ bởi những trò lừa đảo để rút tiền của sinh viên ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn.

Những cú lừa nạn mục


Có công việc làm thêm không những giúp sinh viên tăng thu nhập để trang trải cuộc sống mà còn là cơ hội để các bạn trẻ tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng sống trước khi ra trường lập nghiệp. Tuy nhiên, để tìm được công việc ưa thích, nhiều sinh viên đã phải trả giá đắt cho sự nhẹ dạ, cả tin và thiếu hiểu biết của mình.

Đi một vòng quanh cổng khu vực các trường Đại học như Thương Mại, Quốc Gia, Nại ngữ, hay cả những khu vực chờ xe buýt… xuất hiện không ít các tờ rơi quảng cáo tuyển sinh viên làm thêm. Những công việc part - time đủ ngành nghề với ưu đãi cho sinh viên kèm mức lương lên đến tiền triệu. Từ bồi bàn, phát tờ rơi đến cộng tác viên bán hàng, nhân viên kinh doanh… có không ít cơ hội mở ra ngay trước mắt các bạn trẻ. Nhưng ít ai ngờ rằng, lẩn khuất sau đó là những cạm bẫy mà bất cứ sinh viên nào cũng có thể sa vào.


19dad9388_438.2.jpg
Những tờ rơi quảng cáo tìm việc vẫn nhan nhản trên phố.

Điển hình là công việc gia sư - nghề làm thêm mà hầu hết sinh viên hiện nay lựa chọn. Nghe qua thì rất dễ, bạn có thể dạy các môn tùy theo sở trường của mình. Học sinh thuê dạy kèm đa phần là học cấp 1, cấp 2, cần những kiến thức căn bản ngay từ đầu nên việc đi dạy này cũng không quá khó đối với sinh viên. Nài ra, bạn còn nhận được mức lương cao cho mỗi giờ học và thời gian sắp xếp hợp lí. Tuy vậy, vẫn có những sinh viên “sập bẫy” từ các trung tâm lừa đảo. Diệu Linh (20 tuổi, sinh viên đại học Sư phạm) kể về lần mất tiền oan cho trung tâm gia sư của mình: “Sau khi nhìn thấy tờ rơi ở cổng trường, Linh có xé về để tới liên hệ trung tâm gia sư. Linh đăng kí dạy môn Tiếng Anh cho một em học sinh lớp 9. Tuy nhiên, phải nộp trước tiền đặt cọc là 800 nghìn đồng và dạy thử một tháng với điều kiện dạy ổn. Sau một tháng họ viện cớ mình dạy không tốt và đổi luôn người khác, trong khi khoản tiền 800 nghìn bị mất trắng. Sau lần đó mình không dám tin vào bất cứ tờ rơi quảng cáo việc làm nào nữa”.

Giống với Diệu Linh là trường hợp của Huyền - sinh viên Học viện tài chính. Lần này không phải do đọc tờ rơi quảng cáo mà Huyền được chính người quen giới thiệu cho công việc ngồi nghe trực điện thoại của một công ty. Khoản tiền 300 nghìn phải nộp trước cùng với thời gian một tuần thử việc khiến Huyền có vẻ tin tưởng vào công việc của mình. Công ty cũng hứa hẹn sau khi làm hai tháng sẽ trả lại khoản tiền đặt cọc trước. Vậy mà sau một tuần, khoản tiền đặt cọc đã “không cánh mà bay” và công việc cũng chẳng còn. Lên công ty hỏi thì chỉ là những câu trả lời không thỏa đáng. Thậm chí cũng chẳng thể kiện tụng vì 300 nghìn cũng không phải số tiền lớn. Tuy vậy, bài học mà cô sinh viên này học được thì không phải là nhỏ.

Mánh khóe lừa đảo không còn mới

Hiện nay, việc sinh viên bị lừa qua các công việc làm thêm không còn mới mẻ. Số tiền lớn với điều kiện công việc dễ dàng luôn khiến nhiều người “mờ mắt”. Báo chí vẫn liên tục đưa tin để cảnh tỉnh sinh viên nhưng ngày càng nhiều người tiếp tục bị lừa, để rồi tiền bạc mất trắng vào tay những “công ty ma”.

Biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là sinh viên tự nâng cao ý thức cảnh giác cho mình, bổ sung những thông tin mới về việc làm và suy xét kĩ càng trước khi chọn bất cứ công việc nào. Thời gian gần đây, có nhiều diễn đàn thảo luận sôi nổi về vấn đề lừa đảo việc làm và họ chỉ ra kĩ càng từng mánh khóe lừa đảo cụ thể để giúp mọi người cảnh giác. Thậm chí, tất cả những địa chỉ, tên công ty chuyên lừa đảo cũng được ghi lại.

6b222758c_438.3.jpg
Cần cảnh giác với những "trung tâm ma" - (nguồn: internet).

Ở diễn đàn Bnline, mọi người cho biết những “trung tâm ma” luôn lừa sinh viên bằng cách nộp tiền đặt cọc giữ chỗ (với lý do là ứng viên đông và muốn đảm bảo cho công việc), nộp tiền đào tạo, nộp tiền mua nguyên liệu (nộp tiền mua giấy để mang về nhà gấp phong bì)… Tất nhiên là những khoản tiền này sẽ không bao giờ quay lại với chủ của nó và những công việc trên cũng hoàn toàn là bịp bợm. Với những trò lừa không còn mới mẻ này, mỗi sinh viên nên tích lũy cho mình những kinh nghiệm gần gũi nhất với thực tế để tránh việc mất tiền rồi mới mới biết mình bị lừa.

Thiết nghĩ, để hạn chế và ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực này, không những mỗi sinh viên cần nâng cao ý thức mà những cơ quan có thẩm quyền cũng cần can thiệp và xử lí những hành vi lừa đảo công khai trắng trợn. Đành rằng tăng kĩ năng và thu nhập là cần thiết nhưng trước khi xin việc làm ở bất cứ đâu, bạn cũng cần có những kiến thức cơ bản về hợp đồng lao động, biết phân biệt giả - thật, tránh nhầm lẫn giữa những trung tâm lừa đảo và những nơi uy tín chất lượng để tìm việc làm.

Đoàn Thị Thu Ninh
Lớp báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.  

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN