Hội thảo khoa học sinh viên “Thực tế, thực tập của sinh viên báo chí: Thực trạng và giải pháp”

(Sóng trẻ) - Sáng ngày 25/5, Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức Hội thảo khoa học sinh viên: “Thực tế, thực tập của sinh viên báo chí: Thực trạng và giải pháp”. 

Hội thảo là dịp để gắn kết nhà trường với các cơ quan báo chí. Đồng thời, tạo diễn đàn trao đổi, nhìn nhận, đánh giá thực trạng khách quan, góp phần giải quyết những vướng mắc trong quá trình đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng cho sinh viên. Từ đó, thúc đẩy, nâng cao chất lượng thực tập, thực tế của sinh viên báo chí. 

Quang cảnh Hội thảo khoa học sinh viên “Thực tế, thực tập của sinh viên báo chí: Thực trạng và giải pháp” (Ảnh: Hồng Hoa)
Toàn cảnh Hội thảo khoa học sinh viên “Thực tế, thực tập của sinh viên báo chí: Thực trạng và giải pháp” (Ảnh: Hồng Hoa)

Hội thảo “Thực tế, thực tập của sinh viên báo chí: Thực trạng và giải pháp” diễn ra dưới sự chủ trì của PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng - Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, TS. Đinh Thị Xuân Hòa, Th.S Đinh Ngọc Sơn, có sự góp mặt của các vị khách mời là Nhà báo Ngô Thị Diệu Thúy - Phó Tổng biên tập Tạp chí Công thương, Nhà báo Trần Văn Kháng - Ban kinh tế của Báo Dân Trí cùng toàn thể các bạn sinh viên - những người đã, đang và sẽ tham gia thực tập thực tế.

Nhà báo Ngô Thị Diệu Thúy - Phó tổng biên tập Tạp chí Công thương phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Hồng Hoa)
Nhà báo Ngô Thị Diệu Thúy - Phó Tổng biên tập Tạp chí Công thương phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Hồng Hoa)

Với tư cách là nhà tuyển dụng, nhà báo Ngô Thị Diệu Thúy - Phó tổng biên tập Tạp chí Công thương cho biết: “Các em đến tòa soạn với tâm thế chuẩn bị chu đáo và có kiến thức sẵn sàng. Thời gian gần đây, các em sinh viên đến thực tập ở cơ quan báo chí có khả năng tác nghiệp rất nhanh và tốt. Các em đều tự viết được bài, chủ động liên hệ các anh chị trong các phòng ban tòa soạn cùng đi tác nghiệp, có những bài phân tích sâu, đứng tên chung, riêng”.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tình trạng một số em sinh viên phụ thuộc vào các mối quan hệ, chủ quan, lơ là trong quá trình thực tập thực tế. Những sinh viên này không tuân thủ những quy định của tòa soạn, chỉ nộp hồ sơ cho xong rồi làm việc riêng. Điều đó cho thấy một bộ phận sinh viên vẫn có kỷ luật, ý thức, đạo đức nghề nghiệp chưa được tốt.

Nhà báo Ngô Thị Diệu Thúy cũng nhấn mạnh: Tòa soạn cần người làm được việc và sáng tạo, có mối quan hệ, đúng hẹn, đúng giờ, tác phong nghiêm túc. Đồng thời, cô cũng chia sẻ với hội thảo “năm câu thần chú” quan trọng tại cơ quan báo chí: “Một là xin chào. Hai là xin cảm ơn. Ba là xin phép. Bốn là xin lỗi. Năm là gọi dạ bảo vâng". 

z3440910747942_909ceb2afb273bcb01336ae01e96aac8.jpg
Nhà báo Trần Văn Kháng -  Cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, công tác tại Ban kinh tế của Báo Dân Trí (Ảnh: Hồng Hoa)

Chia sẻ tại hội thảo, Nhà báo Trần Văn Kháng cho biết: “Có những bạn chuẩn bị một tâm thế đi thực tập rõ ràng và xác định mục tiêu thực tập để có những kỹ năng, tác phẩm. Song, cũng còn nhiều sinh viên chỉ đến để làm tròn nhiệm vụ của mình, không tập trung vào quá trình thực tập. Các bạn sinh viên hiện nay vẫn chưa chủ động lắm trong việc liên hệ với những anh chị hướng dẫn".

Một vài kinh nghiệm mà anh Trần Văn Kháng đưa ra cho sinh viên xoay quanh ý thức chủ động: “Thứ nhất là chủ động đề xuất đề tài với người hướng dẫn của mình. Các bạn có thể tìm kiếm đề tài thông qua việc đọc báo. Thứ hai là chủ động trong mối quan hệ với các anh chị, đồng nghiệp, lãnh đạo, cơ quan góp phần tạo ra sự tương tác nhất định. Thứ ba là chủ động về phương tiện tác nghiệp như: máy tính, điện thoại, máy quay".

Cũng theo anh Trần Văn Kháng, số lượng sinh viên theo học ngành báo chí rất đông nhưng nguồn lực phóng viên, nhà báo thực sự có chất lượng lại khan hiếm. Quá trình thực tập thực tế tạo bước đệm, tiền đề cho các bạn sinh viên đến gần hơn công việc. Cơ hội việc làm sẽ tìm đến các bạn thực sự có năng lực và có tình yêu, niềm đam mê với nghề báo. 

Sinh viên Nguyễn Vy Anh - Báo mạng điện tử CLC K39 - Thực tập tại Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu tham luận (Ảnh: Phương Linh)
Sinh viên Nguyễn Vy Anh - Báo mạng điện tử CLC K39 - Thực tập tại Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu tham luận (Ảnh: Phương Linh)
z3440869230043_847b58ea20519fd94f6d51399592866e.jpg
Sinh viên Trần Khánh Linh - Lớp Truyền hình CLC K38 - Phòng Văn hóa của VTV24  phát biểu tham luận (Ảnh: Phương Linh)

Tại buổi Hội thảo, bên cạnh những quan điểm từ giảng viên và các khách mời, các sinh viên cũng có cơ hội được nêu lên ý kiến của bản thân, chia sẻ những trải nghiệm trong quá trình thực tập nghiệp vụ.

Sinh viên Trần Khánh Linh - Lớp Truyền hình CLC K38 đưa ra những kinh nghiệm sau một thời gian thực tập thực tế: "Các bạn sinh viên thực tập cần tìm hiểu thật kỹ cơ quan sắp tới thực tập, trang bị cho mình kỹ năng ngoại ngữ, sinh viên nên chủ động trong công việc. Ngoài ra, việc nộp bài đúng thời hạn là một điều rất quan trọng. Cuối cùng, sinh viên cần giữ đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần cầu tiến, trung thực với các anh chị tiền bối".

Đặc biệt, Khánh Linh coi trọng việc ghi chép cẩn thận mỗi ngày. Điều này giúp Khánh Linh một phần ghi nhớ lỗi sai mà mình mắc phải, một phần cũng thể hiện thái độ tích cực, cầu tiến trong công việc. Cuối cùng, quan trọng nhất là việc đảm bảo sức khỏe tốt để hoàn thành tốt các công việc được giao. 

z3440899033210_04c652f61a044862f4ae726c280cb5a6.jpg
Cô Nga Huyền - Giảng viên khoa Phát thanh - Truyền hình phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Hồng Hoa)

Chia sẻ với sinh viên về những lưu ý trong quá trình thực tập thực tế, cô Nga Huyền - Giảng viên Khoa Phát thanh - Truyền hình nhấn mạnh: “Khi đi thực tế, thực tập sẽ gặp những khó khăn, trở ngại. Nhưng quan trọng nhất là cách các bạn đối mặt với nó. Đó là một tinh thần cầu thị, sẵn sàng học hỏi, không ngại khó, ngại khổ".

Theo cô Huyền Nga, để biết mình có đam mê báo chí hay không, các bạn sinh viên phải trải nghiệm thật nhiều. Trải nghiệm thông qua các vị trí khác nhau, cách thức khác nhau trong. Qua đó, các bạn sẽ hiểu được liệu bản thân có đáp ứng được công việc, công việc có tạo hứng thú cho mình hay không.

z3440910865775_d7c93874d5e1ae4c6b8bc0c8df6370f6.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Hồng Hoa)

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Thu Thủy cho rằng: “Nghề báo là nghề học đi đôi với hành. Các bạn không chỉ học kiến thức trong nhà trường mà bắt buộc phải thực hành, tác nghiệp. Với nghề báo, sinh viên phải hòa mình vào thực tập nghiệp vụ".

z3440910739953_b8e8ac76db9fb91ab515892be37c8ebe.jpg
Sinh viên đặt câu hỏi trao đổi trực tiếp với các khách mời phóng viên, nhà báo tại Hội thảo  (Ảnh: Hồng Hoa)

 

Kết lại Hội thảo, PGS.TS. Đinh Thị Thu Hằng khẳng định, chất lượng thực tập thực tế của sinh viên là một chỉ báo quan trọng cho thấy việc tác nghiệp thành công trong tương lai của sinh viên. Sau khi lắng nghe ý kiến từ các nhà báo, ý kiến phát biểu và tham luận của sinh viên, Ban Tổ chức Hội thảo sẽ có những báo cáo, kiến nghị lên nhà trường để chuẩn bị cho sự hỗ trợ ngày càng tốt hơn trong hoạt động thực tập thực tế của sinh viên báo chí.

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm (Ảnh: Hồng Hoa)
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm (Ảnh: Hồng Hoa)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN