"Soi bóng Thăng Long" - Khi “Nước” kể chuyện lịch sử chốn kinh kỳ

(Sóng trẻ) - Sáng 10/12, Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với nhóm các họa sĩ tổ chức Triển lãm: "Dấu xưa văn hiến 2" với chủ đề "Soi bóng Thăng Long" tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút sự quan tâm đông đảo của khách tham quan và những người yêu văn hóa - nghệ thuật.

“Soi bóng Thăng Long” là hành trình kể về các hình thái của “Nước” gắn bó với Thăng Long - Hà Nội. Trong câu chuyện đó, các tác giả đã lấy cảm hứng sáng tác từ những con sông đã có đi qua những năm tháng lịch sử như sông Hồng, sông Tô, hồ Tây làm nên những tác phẩm có chiều sâu văn hóa thể hiện những tinh hoa văn hóa, lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa.

“Soi bóng Thăng Long” giới thiệu 10 tác phẩm đến từ 9 họa sĩ đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật. (Ảnh:Gia Linh)
“Soi bóng Thăng Long” giới thiệu 10 tác phẩm đến từ 9 họa sĩ đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật. (Ảnh:Gia Linh)

Bằng các tác phẩm đa dạng về phong cách thể hiện, các họa sĩ đã kể những câu chuyện nghệ thuật bình dị, mộc mạc về trị thuỷ, về những con người đầu tiên khai phá mở cõi, những trận đánh làm nên lịch sử dựng nước của các danh nhân như Đinh Bộ Lĩnh, bà Trưng, bà Triệu, của Trần Hưng Đạo… đến các hoạt động lễ hội trên sông nước mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Triển lãm được chia thành 8 chủ đề nhỏ, kết nối với nhau bằng những mảnh ghép theo chiều dài lịch sử cùng sự sáng tạo độc đáo trong cách xử lý chất liệu đa dạng như: lụa, giấy Dó, sắt tổng hợp, hộp nhựa tái chế, khắc cao su, gỗ…

Tất cả các tác phẩm được sắp đặt có tính tương tác cao để tạo nên thu hút, hấp dẫn với du khách khi đến tham quan triển lãm tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. (Ảnh: Ngân Hà)
Tất cả các tác phẩm được sắp đặt có tính tương tác cao để tạo nên thu hút, hấp dẫn với du khách khi đến tham quan triển lãm tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. (Ảnh: Gia Linh)
Tác phẩm “Ngàn năm soi bóng” sắp đặt hình ảnh kết hợp ánh sáng bằng chất liệu gốm và composite (vật liệu tổng hợp) đèn led tạo nên dòng chảy lịch sử xây dựng và phát triển đất nước từ xa xưa đến thế hệ ngày nay vẫn sẽ mãi được soi sáng và lưu truyền về sau. (Ảnh: Ngân Hà)
Tác phẩm “Ngàn năm soi bóng” sắp đặt hình ảnh kết hợp ánh sáng bằng chất liệu gốm và composite (vật liệu tổng hợp) đèn led tạo nên dòng chảy lịch sử xây dựng và phát triển đất nước từ xa xưa đến thế hệ ngày nay vẫn sẽ mãi được soi sáng và lưu truyền về sau. (Ảnh: Ngân Hà)
Họa sĩ Phạm Hùng Anh lấy ý tưởng từ những cánh buồm tại sông Hồng mỗi mùa nước về, thực hiện cách điều những bức tranh nằm trong 89 hộp nhựa tái chế để kể về những nét sinh hoạt, văn hóa, lao động của người xưa trong tác phẩm “Những cánh buồm nâu”. (Ảnh: Ngân Hà)
Họa sĩ Phạm Hùng Anh lấy ý tưởng từ những cánh buồm tại sông Hồng mỗi mùa nước về, thực hiện cách điều những bức tranh nằm trong 89 hộp nhựa tái chế để kể về những nét sinh hoạt, văn hóa, lao động của người xưa trong tác phẩm “Những cánh buồm nâu”. (Ảnh: Ngân Hà)

 

Thông qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều mong muốn khắc họa từng chuyển biến của sự phát triển về văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của vùng đất kinh kỳ xưa. Họa sĩ Vũ Đông Xuân - tác giả của tác phẩm “Thuyên đôi” chia sẻ về ý tưởng sáng tạo nên “đứa con tinh thần” của mình: “Khi thực hiện tác phẩm, mỗi một viên là một bức tranh nhỏ mang màu sắc riêng nhưng khi ghép lại thành tổng thể, đó là câu chuyện hoàn chỉnh về nước, mang tinh thần, cảm xúc về những hình tượng truyền thống của lịch sử dân tộc”.

“Thuyền đôi” được họa sĩ Vũ Đông Xuân tỉ mỉ, dày công gò bằng đồng, vẽ sơn mài có trúc để xoay, người xem có thể tương tác để các hộp chuyển động thành sóng nước. (Ảnh: Ngân Hà)
“Thuyền đôi” được họa sĩ Vũ Đông Xuân tỉ mỉ, dày công gò bằng đồng, vẽ sơn mài có trúc để xoay, người xem có thể tương tác để các hộp chuyển động thành sóng nước. (Ảnh: Ngân Hà)

 

Đến với triển lãm, Thanh Huyền (19 tuổi, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương) chia sẻ: “Dưới góc nhìn của một người yêu nghệ thuật, mình có những cảm xúc đan xen, vừa quen thuộc, vừa mới lạ khi thưởng thức các tác phẩm tại triển lãm. Triển lãm giúp cho những người trẻ như mình có cơ hội để học hỏi, trân trọng những giá trị văn hóa - lịch sử, đồng thời khơi gợi cảm hứng để chúng mình hiểu hơn và tiếp tục làm rạng danh lịch sử nước nhà”.

Thanh Huyền tin rằng, mỗi một tác phẩm trong triển lãm đều là những mảnh ghép mới mẻ, độc đáo, tạo nên bức tranh lịch sử sống động. (Ảnh: Gia Linh)
Thanh Huyền tin rằng, mỗi một tác phẩm trong triển lãm đều là những mảnh ghép mới mẻ, độc đáo, tạo nên bức tranh lịch sử sống động. (Ảnh: Gia Linh)

 

Triển lãm được đánh giá mang nhiều ý nghĩa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản của dân tộc ta để lại. Hiện tại, triển lãm “Soi bóng Thăng Long” diễn ra tại nhà Tiền đường, khu Thái Học, Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ ngày 10/12/2023 đến ngày 2/1/2024.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN