Sự kì quặc của những tấm biển hiệu

(Sóng Trẻ) - Trong kinh doanh, tấm biển hiệu được coi là “bộ mặt” của cửa hàng, nhưng hiện nay, nhiều con phố sầm uất của thủ đô Hà Nội đang tồn tại sự kì quặc đến khó hiểu của những tấm biển.

Nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng và khu vực và thế giới. Yêu cầu mở rộng ngôn ngữ là lẽ tất yếu. Tuy nhiên, nài tiếng Anh khá phổ biến thì các ngôn ngữ khác rất ít người có thể sử dụng thông thạo. Ấy thế mà rất nhiều cửa hàng từ mỹ phẩm, quần áo… đến giày dép, đồ ăn đang “trưng” ra những tấm biển hiệu vô cùng lãng xẹt ngay giữa trung tâm thủ đô.

Đó có thể là một danh từ tiếng Hàn hoặc Nhật ở một cửa hàng bán Kimbab, Kim chi, cá ngừ… Mặc dù đối tượng khách hàng mà cửa hàng hướng tới có thể là người Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng nó nằm trên đất nước Việt Nam, hoạt động với mục đích quảng bá ẩm thực, do đó, nó phục vụ chủ yếu cho người Việt. Tấm biển hiệu không có một chữ nào tiếng Việt thì thật là… vô lí.

1535d9eb9_a59b7eb8264cd58c9403c5284aeb5784_39401707.anh1.jpg
  Quán ăn lạ lẫm từ tên gọi đến đồ ăn

Đó có thể là một cụm từ lẫn lộn cả tiếng Anh và tiếng Pháp ( Esthétique là thẩm mĩ, Spa là dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và Hair Salon là nơi chăm sóc tóc). Cửa hàng có thể đẹp mắt từ bên nài đến nội thất bên trong nhưng nếu sử dụng ngôn ngữ không phù hợp trong cách đặt tên sẽ khiến cho cửa hàng đó bị mất điểm trước con mắt của nhiều người.

15352f48d_d94db83ac8f3160ebdf99130e97ec7c6_39446377.anh1.jpg

Một cửa hàng chăm sóc sắc đẹp mất điểm ngay từ tấm biển

Đó cũng có thể là một từ tiếng Pháp với nghĩa “Tôi đang ở” ( theo ogle dịch). Tấm biển hiệu trang trọng với một nhan đề khá cẩu thả, khó hiểu. Và tất nhiên, khi người ta không hiểu được ý đồ của người chủ cửa hàng thì thật khó khiến họ bước chân vào cửa hàng chứ đừng nói là mua sản phẩm.

1535d0b74_c796673fad74a1d3098faefb4fed8fd6_39446921.anh2.jpg
  Một cửa hàng mỹ phẩm sang trọng với tấm biển khó hiểu, không rõ nghĩa

Dẫu rằng chủ kinh doanh có quyền đặt tên cửa hàng theo ý thích chủ quan của mình nhưng những cách đặt như trên thật phản cảm.

Hơn nữa, nằm ngay trên những con phố lớn - điểm nút giao thông quan trọng của thành phố, những tấm biển ấy thể hiện sự thiếu tôn trọng người Việt, tiếng Việt, gây ấn tượng không tốt với người nước nài.

Làn sóng Hally (truyền bá văn hóa Hàn Quốc ra thế giới) phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, đặc biệt trong giới trẻ cùng với sự phổ cập của tiếng Anh đã góp phần tạo nên tâm lí sùng nại, bài nội. Nếu tình trạng này kéo dài, dần dần, bản sắc văn hóa Việt Nam sẽ bị mai một, suy thoái, “tan chảy” vào văn hóa thế giới.

Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan chức năng phải vào cuộc để kiểm soát chặt chẽ các cửa hàng kinh doanh, tránh gây mất mĩ quan văn hóa đô thị.

Đặng Thị Hương

Lớp Báo mạng điện tử K31

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN