COVID- 19: 10 triệu học sinh Trung Quốc đang đối mặt với kỳ thi khó khăn nhất cuộc đời như thế nào?

(Sóng trẻ) – Thi đại học là kỳ thi quan trọng và áp lực nhất của học sinh tại Trung Quốc. Mức độ cạnh tranh cao và áp lực phải thành công để có tương lai tốt hơn luôn khiến cả học sinh và phụ huynh trong tình trạng căng thẳng. Trước bối cảnh dịch bệnh tiếp diễn tại đất nước này, 10 triệu học sinh đang phải đối mặt với kỳ thi khó khăn nhất cuộc đời như thế nào?

Mỗi năm, hàng triệu học sinh trung học trên khắp Trung Quốc phải tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học, được gọi là “gaokao”. Trong số 10 triệu thí sinh, chỉ rất ít những người có điểm số cao mới được chọn vào các trường đại học hàng đầu cả nước, giúp họ có được một tương lai tốt đẹp hơn.

Áp lực phải thành công đặt lên vai các học sinh lớn tới nỗi vào năm 2019, Chính phủ Trung Quốc đã ra một lệnh yêu cầu cha mẹ và thầy cô không được giao quá nhiều nhiệm vụ cho các em, khiến chúng bị quá tải.

Gaokao quan trọng là vậy nhưng trước tình hình bệnh dịch diễn biến phức tạp, Chính phủ Trung Quốc vẫn phải đưa ra quyết định hoãn kỳ thi lại một tháng so với mọi năm. Điều này dẫn đến hai lối suy nghĩ đối với học sinh, phụ huynh và giáo viên: hoặc là có thêm một tháng để học tập, hoặc là sự lo lắng kéo dài thêm.

9919f1ba2_200409184856gaokao2013exlarge169.jpg

Học sinh bước ra sân trường sau khi hoàn thành môn học đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2013 tại Hợp Phì, tỉnh An Huy phía bắc Trung Quốc.

Mỗi ngày, Hùng Yến Phi, một học sinh Trung học tại Vũ Hán, ngồi ở bàn học từ 8 giờ sáng đến 11 giờ tối để chuẩn bị cho kỳ thi mà em tin rằng có thể thay đổi cuộc đời mình. Thông thường ở trường, Phi được nghỉ ngơi một chút giữa các học trong ngày. Nhưng trong hai tháng qua, khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa bởi dịch bệnh, em phải học cả ngày trước máy tính xách tay cho đến khi mắt đau nhức mới nghỉ.

Phi cho biết: "Em khá lo lắng. Gaokao thực sự là một bước nặt quá quan trọng. Em cần phải học để có nhiều kiến thức, điều này sẽ giúp em có cơ hội tại những trường đại học tốt. Khi biết gaokao bị hoãn, em lo lắng nhiều hơn. Nhưng đây là một trận chiến tâm lý và em phải thắng”. 

Là một phụ huynh, anh Lý Vĩnh Quân, có con gái đang học để chuẩn bị cho kỳ thi ở Bắc Kinh, cho rằng việc hoãn kỳ thi lại một tháng có nghĩa là thêm một "tháng đau khổ" đối với hàng triệu phụ huynh như anh. Anh chia sẻ: "Tất cả mọi người đều mệt mỏi. Chúng tôi hy vọng các bài kiểm tra có thể được thực hiện sớm hơn, càng sớm càng tốt. để những căng thẳng không kéo dài."

9919f1ba2_200409184547gaokaostudying2016exlarge169.jpg

Học sinh trung học phổ thông học vào ban đêm để chuẩn bị cho gaokao 2016 tại một trường trung học ở Lianyungang, phía đông tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

Không quá áp lực như nhiều người bạn khác, Lý Mỹ Yên (Quảng Châu) cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe về việc kỳ thi được hoãn lại. Trước khi quyết định hoãn kỳ thi được đưa ra, Yên đã học ở nhà để chuẩn bị cho gaokao trong nhiều tuần, từ 7h30 sáng đến 6h tối, sau đó em làm thêm bài tập về nhà.

Yến cho biết thời gian đó em đã đặt mình dưới áp lực cạnh tranh rất lớn với các bạn học khác. Em nhớ lại lời cảnh báo của cô giáo mình về việc nghỉ ngơi trong khi rất nhiều học sinh khác thì luôn cố gắng: "Không thể so sánh mức độ nhận thức của mọi người với nhau, một số người cảm thấy việc học hành là bình thường, chẳng quá áp lực nên họ nỗ lực từng giờ. Khi quay trở lại lớp học để là bài kiểm tra, các em sẽ nhận ra mình đã tụt lại phía sau như thế nào”.

Lúc đó, Yên bắt đầu thức khuya, thỉnh thoảng học đến 2 giờ sáng, nhưng cả sức khỏe tinh thần và điểm số của em đều bị ảnh hưởng rất nhiều. 

Bây giờ có thêm một tháng để học, Yên tính sẽ áp dụng một chương trình học thoải mái hơn: "Em có thể sử dụng một tháng nữa để khắc phục những điểm yếu của mình. Thậm chí có thể có phép lạ nào đó cho năng lực của bản thân”.

9919f1ba2_200409184206gaokao2016exlarge169.jpg

Để chuẩn bị cho gaokao, không có gì lạ khi học sinh dành hơn 14 giờ mỗi ngày ở trường, rời đi vào buổi tối muộn sau các buổi tự học bắt buộc.

Gaokao là một kỳ thi kéo dài chín tiếng và diễn ra trong hai ngày. Thí sinh phải ôn tập bốn môn, bao gồm: tiếng Trung, toán, tiếng Anh và cả khoa học (vật lý, hóa học và sinh học) hoặc nghệ thuật tự do (chính trị, lịch sử và địa lý).

Kết quả của học sinh trong bài kiểm tra là tiêu chí duy nhất để được nhận vào đại học tại Trung Quốc. Không giống như SAT ở Mỹ, nơi học sinh có thể làm bài kiểm tra nhiều lần, hầu hết học sinh Trung Quốc chỉ được làm bài thi này duy nhất một lần.

Đắc Quang (Theo CNN)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN