Thăm làng nón Chuông và phiên chợ nón độc đáo

(Sóng Trẻ) - Làng Chuông (Thanh Oai. Hà Nội) là làng nghề nổi tiếng với những chiếc nón lá. Nơi đây không chỉ có những bàn tay khéo léo làm nên những chiếc nón lá không đâu có mà còn gây ấn tượng bởi phiên chợ trắng màu nón có một không hai.

Tinh hoa từ đôi bàn tay nghệ nhân

Nón Chuông được biết đến với vẻ đẹp rất riêng cùng độ chắc, bền theo năm tháng. Nón làng Chuông xưa kia còn là sản vật mang tiến cung, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Những chiếc nón ấy là sản phẩm từ bàn tay khéo léo của người làm nón với những bước tỉ mỉ, công phu.

Anh Lê Văn Tuy là một nghệ nhân làm nón có tiếng ở làng Chuông với nhiều danh hiệu và bằng khen. Anh cho biết mình đã học làm nón từ những năm 6 tuổi, tuổi đời và tuổi nghề có khi ngang nhau. Vợ anh cũng là một người làm nón, cùng anh sản xuất hàng ngày.
 
7becac43b_1.png
Anh Lê Văn Tuy và vợ.

 7becac43b_2.png
Một trong những giấy khen của anh Tuy.

Chia sẻ về những công đoạn làm nón, anh nói: “Một chiếc nón này được làm ra phải qua rất nhiều công đoạn. Lá được mua từ tận Nam Định, về phải vò với cát, cát cũng cần là loại cát sông đẹp rồi phơi ba bốn nắng để nón có được màu trắng như ý. Xong rồi đến gò khung, khâu nói. Nón khâu bằng tay, từng đường kim mũi chỉ phải thật cẩn thận, nhẵn nhụi. Nón phải tròn, chắc chắn, phẳng phiu, có độ bóng tự nhiên thì mới đúng là chiếc nón Chuông."
 
7becac43b_3.png
Khâu nón là công đoạn cần nhiều tỉ mỉ.

Công đoạn khó nhất khi làm nón có lẽ là gò khung. Chiếc khung quyết định xem nón có tròn đẹp không. Phải nhìn người làm nón tỉ mỉ gò từng vòng khuôn mới thấy một chiếc nón làm ra đòi hỏi biết bao sự khéo léo.

Một chiếc nón Chuông được tạo ra từ rất nhiều tâm huyết và công phu. Do vậy, nó tốn rất nhiều thời gian và công sức của người làm nón. Anh Tuy cho biết, một ngày anh cùng vợ làm nón có khi chỉ xong được từ 2 đến 3 chiếc, nếu nhận làm theo những mẫu lạ thì có khi phải mấy ngày mới xong được chiếc nón.
 
7becac43b_4.png
Những chồng nón Chuông

Công phu là vậy, nên không mấy ngạc nhiên khi những chiếc nón Chuông chính hiệu có giá thành không hề rẻ, từ trăm nghìn đến một hai triệu cũng có.

Hiện làng Chuông vẫn còn nhiều gia đình giữ gìn nghề làm nón lá, coi đó là nếp nhà và giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của làng nghề quê hương. Mặc dù số lượng nón bán ra không được như xưa, đây vẫn là nét văn hóa đáng quý và cần trân trọng.

Phiên chợ sớm trắng tinh màu nón

Chợ sớm ở làng Chuông rất khác với những phiên chợ ta thường thấy. Thay vì rau dưa, thịt thà, hoa quả, chợ sẽ khiến người đến bắt mắt với màu trắng tinh khôi của từng chống nón cùng với nguyên liệu làm nón: lá nón, dây cước, tre làm khung… 

Chợ Chuông được họp phiên chính vào các ngày đuôi 4 và 0 theo lịch âm. Chợ thường họp từ rất sớm, từ khoảng 5h sáng đến 8 9h là tan. Dù vậy chợ vẫn rất đông và mang vẻ đẹp bình dị, cuốn hút.
 
7becac43b_5.png
Một phiên chợ Chuông.

Một tiểu thương tại chợ Chuông cho biết: “Nài phiên chính ra thì chợ còn họp vào các phiên xép nữa, nhưng phiên xép thì không bán nhiều nón thế này mà chỉ lác đác thôi. Làng mình nhiều nhà làm nón nên khách đến mua đồ làm nón toàn gương mặt thân quen. Khách đến tham quan cũng nhiều, nhưng họ chủ yếu chỉ xem, ngắm, thi thoảng mua nón thôi, còn hầu hết khách vẫn là người làm nón.”
 
78f10e3f1_6.png
Một tiểu thương tại chợ Chuông

Nếu đến thăm làng Chuông vào những ngày đuôi 4 và 0 âm lịch, đừng quên ghé thăm phiên chợ Chuông mang đậm bản sắc truyền thống này.

Mỹ Hạnh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN