Tiếng động trên báo phát thanh
(Sóng Trẻ) - Trong những nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí phát thanh, tiếng động phát thanh thường ít được đề cập tới. Ngay trong thực tế tác nghiệp ở các đài phát thanh cũng cho thấy một điều: nhiều nhà báo vẫn nhầm lẫn giữa tiếng động và lời nói của nhân chứng. Bài viết này sẽ cố gắng làm sáng tỏ cách hiểu đúng về tiếng động trên báo phát thanh.
Lời nói, tiếng động, âm nhạc là ba thành tố của ngôn ngữ báo phát thanh. Tất nhiên, giữa lời nói - tiếng động - âm nhạc có những điểm khác biệt. Lời nói trên báo phát thanh bao gồm lời của phát thanh viên, phóng viên, biên tập viên và lời nói nhân chứng. Cả nhà báo và nhân chứng đều phải dùng ngôn từ và tiếng nói để cung cấp thông tin, thể hiện cảm xúc, thái độ.
Còn tiếng động phát thanh là gì ?
1. Trên báo phát thanh, một cách chung nhất, người ta thường hiểu tiếng động là sự biểu hiện bằng âm thanh, khác biệt với các thành tố lời nói và âm nhạc, vang lên trên làn sóng phát thanh một cách có tổ chức và theo một ý đồ nhất định.
Cụ thể hơn, tiếng động trên báo phát thanh là dạng tiếng động tự nhiên của cuộc sống, do vạn vật hoặc con người tạo nên trong quá trình vận động, phát triển; hoặc là dạng tiếng động do nhà báo mô phỏng lại tiếng động tự nhiên; được sử dụng để làm tăng hiệu quả của tác phẩm hoặc chương trình phát thanh.
Và như vậy, nếu lời nói nhân chứng là những phát ngôn của một con người cụ thể về một vấn đề, sự kiện nào đó (con người đó do nhà báo lựa chọn, đặt câu hỏi), thì tiếng động phát thanh là một chuỗi âm thanh của cuộc sống được máy ghi âm ghi lại được. Trong chuỗi âm thanh đó, có thể có tiếng nói của con người, nhưng đó không phải là những phát ngôn đích danh. Nó được hoà lẫn vào những chuỗi âm thanh khác của tự nhiên. Người ta có thể nghe được tiếng nói của con người nhưng có thể không biết đích xác người đó đang nói gì, hoặc có thể nghe được tiếng nói của không chỉ một vài người mà của hàng chục, hàng trăm người cùng một lúc.
Theo tiêu chí về nguồn gốc, xuất xứ của tiếng động, có thể chia tiếng động phát thanh thành hai dạng: tiếng động tự nhiên và tiếng động nhân tạo.
Tiếng động tự nhiên là dạng tiếng động do vạn vật hoặc con người tạo nên trong quá trình vận động, phát triển. Chẳng hạn, tiếng chim hót, tiếng nước chảy róc rách, tiếng ồn của đám đông ở chợ, tiếng xe cộ trên đường phố, những đoạn âm nhạc vô tình lọt vào micro, tiếng mưa gió, sấm chớp, tiếng nói cười trong một hội thơ, tiếng trống mõ trong một buổi chầu văn… đều là những tiếng động tự nhiên, có thể do vạn vật hoặc con người tạo nên.
Tiếng động nhân tạo là những âm thanh được con người tạo ra bằng cách mô phỏng tiếng động tự nhiên… Ví dụ: gõ tay vào bàn để tạo nên tiếng giày của người đi trên sàn nhà; huýt sáo để tạo tiếng chim hót; dùng ống hút thổi vào thau nước để tạo tiếng nước sôi; chuyển động những mảnh vải dầy để tạo tiếng gió bão; tạo tiếng đóng cửa bằng sự va chạm của hai miếng gỗ; tạo tiếng mưa nhỏ bằng cách lấy chổi tre quét lên giấy báo hoặc vò giấy gói đồ nhè nhẹ; tạo tiếng ngựa đi bằng cách lấy hai quả dừa khô gõ vào nhau theo nhịp đi; tạo tiếng chạy của tàu điện bằng cách kéo lê xích sắt trên một tấm tôn; giả tiếng gà gáy, tiếng chó sủa...
Trong các tác phẩm phát thanh, tiếng động có thể được nhận diện ở 2 đặc điểm cơ bản:
- Tiếng động (ở đây đề cập đến tiếng động tự nhiên) khi được sử dụng trong chương trình phát thanh phải là “tiếng động thật”. Hay nói cách khác, tiếng động đó phải là bản sao âm thanh tự nhiên từ cuộc sống hiện thực. Mặc dù được ghi âm lại, được chọn lọc hoặc cắt xén, thêm bớt, sửa chữa, nhưng nhà báo phải tuân thủ theo nguyên tắc “giống như thật”. Một âm thanh tự nhiên dùng trong tác phẩm mà không giống với âm thanh thực nài đời thì sẽ gây phản tác dụng.
Ví dụ, nhà báo có thể ghi âm tiếng ồn ào giờ tan học với thời lượng lên đến 10-15 phút, sau đó, cắt lọc, chỉ lấy khoảng 5 phút tiếng động để đưa vào bài viết, nhưng 5 phút đó, người nghe phải nghe được những âm thanh đặc trưng của giờ tan trường một cách trung thực nhất, thật nhất.
-Tiếng động phát thanh có nhiệm vụ làm sáng rõ bối cảnh, không gian, thời gian, tâm trạng, tính cách... của sự vật, hiện tượng, con người được đề cập trong tác phẩm.
Nói cách khác, nội dung của tiếng động trong các tác phẩm phát thanh thường đề cập đến khung cảnh không gian, thời gian, địa điểm của sự vật, hiện tượng, đồng thời được sử dụng nhằm khắc họa rõ thêm tâm trạng, tính cách của những con người được đề cập đến trong tác phẩm.
2. Vai trò của tiếng động phát thanh
Về mặt lý thuyết, ta dễ dàng nhận thấy tiếng động có vai trò khá quan trọng trên sóng phát thanh. Cụ thể:
+Tiếng động tham gia cung cấp thông tin. Bât kỳ tiếng động nào cũng tham gia cung cấp thông tin, bởi vì tiếng động dù ngắn hay dài đều chứa đựng ít nhiều thông tin. Đó có thể là những thông tin về thời gian, không gian, về hoàn cảnh hay tâm trạng, tính cách của nhân vật. Xin lấy ví dụ bằng một đoạn trong bài viết “Thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng đón xuân”:
Phóng viên: Thưa các bạn, hoà chung trong không khí của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đang rộn ràng chào đón Tết Nguyên đán Mậu Tý. Lễ hội cờ hoa tràn ngập các đường phố trung tâm. Lúc này, chúng tôi đang đứng ở chợ hoa tết Công viên Lê Văn Tám. Hẳn các bạn cũng đang cảm nhận thấy không khí ở đây thật náo nhiệt phải không ạ?
Tiếng động: Tiếng loa của Ban tổ chức giới thiệu về chợ hoa, tiếng còi xe máy bấm xin đường inh ỏi, tiếng người cười nói lao xao, tiếng khách hàng hỏi giá cành mai, cành đào…
Phóng viên hỏi một khách hàng: “Chào bác, xin hỏi bác có thường đi chợ hoa Tết không ạ?”…
Như vậy, trong đoạn trên, tiếng động đã đóng vai trò thay cho miêu tả của nhà báo về khung cảnh chợ hoa ngày Tết. Nó đem đến những thông tin về không khí nhộn nhịp, náo nức của chợ hoa, đồng thời làm cho bài viết thêm phần sinh động.
+Tiếng động góp phần làm tăng tính chính xác, khách quan của thông tin mà nhà báo đề cập.
Không sai khi nói rằng, trong nhiều tình huống, một tiếng động chân thực có sức nặng hơn chục câu diễn giải. Ví dụ: Khi phóng viên nói “Chúng tôi đang có mặt tại trang trại gà của ông A. ở xã B., huyện C.”, thì tiếng xao xác kêu của hàng trăm con gà chính là bằng chứng cho sự có mặt của tác giả. Nhờ đó, những miêu tả về trang trại gà, về đàn gà, về người chủ trại... mà tác giả đề cập trong bài viết chắc chắn sẽ tạo được sự tin tưởng ở người nghe. Ngược lại, nếu bài viết này thiếu đi âm thanh xao xác của bầy gà, tiếng gà vỗ cánh, tiếng gáy, tiếng cục tác, tiếng chiêm chiếp của gà con gọi mẹ… thì thính giả có thể sẽ đặt dấu hỏi: liệu nhà báo có xuống trang trại gà thật không? Liệu hình ảnh mà tác giả mô tả về trang trại gà có đúng hay không?
Cũng tương tự như vậy, chuỗi tiếng động về tiếng chổi tre quét trên hè phố, những âm thanh ồn ã của xe máy, ô tô hoà quyện vào nhau... là bằng chứng xác thực, sinh động cho bài viết về người lao công quét rác, khiến những thông tin mà nhà báo miêu tả trở nên chân thực hơn, chính xác hơn. Hay, khi viết một phóng sự về chợ đêm, thì lời nhân chứng phải được thu trên nền một buổi chợ ồn ào, tiếng gà vịt kêu, tiếng mặc cả qua lại. Khi viết về đêm hội thơ, nhà báo nên thu giọng đọc thơ, tiếng ồn ào, tiếng trống phách...
+Tiếng động vẽ lên trong tâm trí người nghe bức tranh cuộc sống hiện thực sinh động, chân thực.
Không chỉ hỗ trợ cho thông tin, làm tăng tính chân xác của thông tin, tiếng động còn góp phần tạo nên hình ảnh cho một bài viết trên sóng phát thanh. Nghĩa là, tiếng động chuyên chở hình ảnh, tạo ra những hình ảnh của cuộc sống hiện thực sinh động trong tâm trí người nghe. Không có gì ngạc nhiên khi người ta nói: “Tôi thích phát thanh bởi vì hình ảnh của nó tốt hơn”.
Đêm 21/3/2008, trên Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc phát một phóng sự về lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em ở một vùng nông thôn Kiến Giang, Trung Quốc. Bài viết dài hơn chục phút, được lấp đầy bởi tiếng động: tiếng trẻ em trong trẻo đọc bài, tiếng giảng bài của cô, tiếng ồn ào giờ ra chơi, tiếng hò reo khi tan học… Những âm thanh của cuộc sống hiện thực tràn vào, đầy ắp trong bài viết. Bằng việc sử dụng tiếng động tự nhiên hỗ trợ cho ngôn từ, tác giả vẽ lên trong trí tưởng người nghe bức tranh về ngôi trường đầy nắng vàng và cây xanh, về những gương mặt, những ánh mắt, những nụ cười trẻ thơ, về khung cảnh sân trường náo nhiệt trong phút giải lao, trong giờ tan học... Mặc dù chưa một lần đặt chân lên vùng đất xa xôi ấy, mà người nghe cảm thấy rất gần gũi, rất thân thuộc.
+Tiếng động thể hiện những sắc thái biểu cảm cho một bài phát thanh. Không phải ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu phát thanh khẳng định, phát thanh gợi lên cảm xúc. Nếu khéo biết sử dụng từ ngữ cùng các tiếng động, phát thanh có thể chuyển tải bất kỳ thứ cảm xúc nào của con người. Cũng như ngôn ngữ và âm nhạc, tiếng động có thể làm cho người ta vui, có thể làm cho người ta buồn, có thể làm dấy lên sự thương cảm hay sự phẫn nộ…
Ví dụ, một bài viết về sự tàn phá khốc liệt của cơn bão làm hàng trăm ngôi nhà bị sập, hàng chục người bị chết và mất tích, trong đó, chuỗi tiếng động về tiếng khóc nức nở, ai oán của người mẹ có con bị chết, tiếng chia sẻ, vỗ về của chòm xóm… sẽ khiến người nghe thương cảm đến rơi nước mắt.
+Tiếng động có thể đóng vai trò tương đương với những lời dẫn, đặc biệt là trong các câu chuyện truyền thanh, kịch truyền thanh.Trong nhiều trường hợp, thay bằng hệ thống lời dẫn, một chuỗi âm thanh tự nhiên có thể cho người nghe hiểu được hoàn cảnh giao tiếp của nhà báo, hiểu được không gian, thời gian, nội dung tiếp theo sau của câu chuyện.
Ví dụ: Thay bằng lời dẫn: Nói rồi, chị ta đóng sầm cửa lại, lên xe máy và phóng vù đi, tiếng động trong trường hợp này sẽ là tiếng cửa đóng sầm, tiếng gót giầy giậm mạnh xuống nền sân gạch, tiếng xe máy nổ to, giòn giã rồi sau đó tắt dần…
Với các tác phẩm báo chí, tiếng động cũng có thể thay lời dẫn hoặc trợ giúp cho lời dẫn. Ví dụ, với bài phản ánh có chủ đề Mắm tôm đã trở lại (sau đợt dịch tả hoành hành), thay vì dẫn lời: “Thưa các bạn, chúng tôi đang có mặt tại một nhà hàng đông đúc và sang trọng nhất của Thủ đô Hà Nội, nhà hàng thịt chó Sơn Hải ở phố B. Tại đây, các bàn ăn đã chật kín khách. Không khí ồn ào bởi những tiếng va chạm của bát đũa, ly cốc, tiếng nói cười rôm rả, tiếng chúc tụng nhân dịp đầu xuân của hàng trăm thực khách…”, nhà báo có thể sử dụng ngay những tiếng động hiện trường mà máy ghi âm có thể ghi lại được, thêm vào đó, chỉ cần nói một câu: Chúng tôi đang có mặt tại một nhà hàng đông đúc và sang trọng nhất của Thủ đô Hà Nội, nhà hàng thịt chó Sơn Hải ở phố B… và đi luôn vào phỏng vấn thực khách hoặc chủ quán về cảm giác của họ khi sử dụng lại mắm tôm.
+Tiếng động được ghi cùng lúc với lời thoại thì tạo thành một chỉnh thể gắn bó khăng khít, tạo thành một phần tình huống giao tiếp.Nó tham gia thể hiện nội dung câu chuyện, thể hiện trạng thái nhân vật, tính cách nhân vật, thể hiện sự chuyển động của cốt truyện, của thông tin.
Ví dụ, một vở kịch truyền thanh diễn tả cảnh một người đàn ông say rượu đang trong cơn giận dữ, thì người ta có thể sử dụng một loạt tiếng động: tiếng mâm bát đũa rơi vỡ loảng xoảng trên nền gạch, tiếng chó kêu ăng ẳng vì bị mâm bát ném vào người, tiếng khóc thút thít của những đứa trẻ đứng nép trong góc nhà…Thông tin chứa đựng trong tiếng động ấy có tác dụng làm rõ, làm sâu sắc thêm văn bản lời thoại, làm cho nó súc tích hơn về phương diện âm thanh.
+Tiếng động góp phần đa dạng hoá âm thanh, tạo sự sinh động cho tác phẩm và chương trình phát thanh. Âm thanh chính là tài nguyên của phát thanh. Tác phẩm hoặc chương trình phát thanh bao giờ cũng hướng tới việc tạo nên sự sống động bằng cách đa dạng các thành tố âm thanh: sử dụng nhiều dạng lời nói, sử dụng nhiều lát nhạc, sử dụng tiếng động. Một bài phóng sự, bài phản ánh quang cảnh, hiện trạng…, nếu có tiếng động hợp lý, chắc chắn sẽ đánh thức thính giác, xúc giác của người nghe. Khi đó, thính giả sẽ tiếp nhận hào hứng hơn, bởi vì tai người nghe bao giờ cũng hướng tới những âm thanh đa dạng, phong phú và sinh động.
Thậm chí, từ vai trò của tiếng động phát thanh, một số nhà báo đã có ý tưởng thực hiện những tác phẩm tiếng động. Trong đó, nhà báo xây dựng bức tranh thông tin, phản ánh, miêu tả tình huống, quang cảnh, hiện trạng... hoàn toàn bằng tiếng động tự nhiên. Ví dụ: tác phẩm tiếng động về Tiếng vọng con tàu được bố cục bằng chuỗi âm thanh liên tiếp theo lôgic của hiện thực: tiếng loa của phát thanh viên nhà ga thông báo đoàn tàu T. đã về đến ga, tiếng tàu hú còi vào ga, tiếng rình rịch của bánh tàu nghiến vào đường ray mỗi lúc một to dần, rồi dừng lại... Và tác phẩm kết thúc bằng một chuỗi âm thanh ồn ào: tiếng cười nói, gọi nhau í ới của hành khách, tiếng mời chào của những người xe ôm, tiếng động cơ tắc-xi... Hoặc tác phẩm về Thành phố lúc bình minh cũng là dạng bài mà nhà báo có thể tuân theo phương thức tác phẩm tiếng động. ở đó, những tiếng động đặc trưng nhất của thành phố buổi bình minh được nhà báo thẩm định, chọn lọc, xắp xếp theo quy luật tư duy để người nghe có thể dễ dàng hình dung được về một thành phố trong tâm thức của mình.
3. Khai thác và sử dụng tiếng động phát thanh
Để khai thác tốt những tiếng động của tự nhiên, đồng thời biết cách sử dụng chúng một cách hiệu quả, nhà báo phát thanh nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:
-Nhà báo phải biết rất rõ bài viết có cần sử dụng tiếng động không? Nếu có, thì nên sử dụng những tiếng động nào? Sử dụng vào chỗ nào? Thời lượng bao nhiêu? Âm lượng như thế nào? Tốt nhất là nên phác thảo một sơ đồ ý tưởng về việc sử dụng tiếng động trong đầu hoặc trên giấy.
-Khi bắt đầu thu âm cho tiếng động, nhà báo cần tìm hiểu, lựa chọn địa điểm ghi âm, tính toán khoảng cách từ nơi ghi âm đến những nơi phát ra tiếng động để thu được những âm thanh hợp lý. Nếu cũng là những tiếng động, nhưng ghi trên đường phố thì nó lại có thể gây trở ngại cho cuộc trò chuyện trong trường hợp nó có cường độ quá lớn.
Thông thường, nhà báo phải tiến gần tới tiếng động để thu được những âm thanh trung thực như thật. Nhưng với những tiếng động có cường độ quá mạnh hoặc một số loại tiếng động khác thì nhà báo lại phải giữ khoảng cách xa hơn. Ví dụ: thu tiếng nước chảy thì phải ghé sát Micro vào, thu tiếng xe cộ trên đường phố thì phải đứng ở điểm giao thông có nhiều phương tiện giao thông qua lại, thu tiếng rửa bát đũa ở một nhà hàng đông khách thì không nhất thiết phải ghé sát míc để tránh tạo âm thanh quá to...
-Nhà báo giỏi là người biết lắng nghe thế giới âm thanh, lựa chọn sắc thái tiếng động phù hợp với tác phẩm của mình. Hay nói cách khác, nhà báo cần nắm rõ những tiếng động đặc trưng cho mỗi thông tin, phải học cách biết nghe và lắng nghe thế giới âm thanh, lựa chọn sắc thái để khéo léo sử dụng chúng cho công việc.
Ví dụ: khi viết về phiên chợ vùng quê, thì tiếng động đặc trưng của chợ quê phải là tiếng người cười nói gọi nhau lao xao, tiếng mặc cả trả giá, tiếng gà vịt, tiếng lợn kêu, tiếng chó sủa đoảng, tiếng mỡ rán bánh xèo xèo... Khi viết về ngân hàng thì sử dụng âm thanh của máy đếm tiền kêu lạo xạo; viết bưu điện thì phải sử dụng tiếng chuông điện thoại kêu, tiếng điện thoại viên trả lời; viết về giao thông thì sử dụng tiếng xe cộ trên đường phố; về ngôi trường thì sử dụng lời cô giáo giảng, lời trẻ ê a đọc bài, tiếng nô đùa của học sinh giờ ra chơi; viết về bếp ăn thì phải có tiếng bát đũa va chạm nhau leng keng, lạo xạo; viết về vùng quê thì phải có tiếng dế kêu đêm, tiếng gà gáy sáng, tiếng ve râm ran trưa hè...
-Khi đến hiện trường để thực hiện các phóng sự, phản ánh phát thanh, nhà báo nên cố gắng thu thật nhiều tiếng động để có cơ hội lựa chọn những tiếng động phù hợp cho mỗi chi tiết hoặc mỗi đoạn trong tác phẩm.
-Cũng nên ghi lại loại tiếng động mà mình đã ghi âm và sẽ sử dụng, nếu nhận thấy nó hay và tốt. Điều này giúp tránh tình trạng quên không sử dụng hoặc nhầm lẫn các tiếng động đã được thu lại.
-Đừng bao giờ làm cho tiếng động trở nên quá phức tạp hay rối rắm. Sử dụng tiếng động cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng như đối với âm nhạc, đặc biệt là phải “giống như thật”. Đơn giản thường là phương pháp tốt nhất của nhà báo. Nếu bạn muốn sử dụng tiếng động của một nhà bếp, nhưng không thu tiếng động đặc trưng nhất, mà thu tràn lan, thì người nghe rất có thể lại nhầm sang đó là tiếng động ở một gian hàng siêu thị, hoặc ngược lại...
-Hạn chế sử dụng những tiếng động được làm giả trong studio cho các tác phẩm tin tức thời sự. Thường thì những âm thanh của cuộc sống không nên được tạo nên bằng tiếng động nhân tạo, nhất là để sử dụng cho các tác phẩm tin tức thời sự vốn yêu cầu tính chính xác, khách quan và sự trung thực.
Tuy nhiên, trong trường hợp nhà báo không thu được tiếng động để sử dụng cho tác phẩm, mà nếu có tiếng động thì hiệu quả của tác phẩm sẽ được tăng lên, thì đừng chần chừ gì mà không sử dụng tiếng động nhân tạo. Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng bạn có đủ kỹ năng để tạo nên những tiếng động nhân tạo như thật, vì điều này không hề đơn giản. Nếu sử dụng không khéo, có thể gây nên phản tác dụng.
-Để có một tiếng động tốt, người phóng viên cần tận dụng mọi khả năng của chiếc máy ghi âm. Hiện nay, bên cạnh máy ghi âm chuyên dụng, những máy thu DIGITAL có thể giúp phóng viên ghi được những âm thanh trung thực nhất. Mới đây, hãng âm thanh Microlab đã tung ra thị trường sản phẩm có tên FC861. Với kiểu dáng đẹp và chức năng điều khiển từ xa, thiết bị này có thể giúp nhà báo ghi âm lại các tiếng động một cách trung thực, sắc nét.
-Khi sử dụng tiếng động, nhà báo cần chú ý đến sự đồng đều của âm thanh tiếng động trong cùng một tác phẩm, tránh để tiếng động quá to còn lời của phóng viên hoặc nhân chứng thì quá nhỏ...
-Khi cần thiết, phải chỉnh sửa lại tiếng động cho hợp lý trước khi phát sóng để đảm bảo chất lượng âm thanh và chất lượng nội dung tốt nhất. Hiện nay, với sự trợ giúp của kỹ thuật hiện đại, ví dụ phần mềm Sound force, Audition, nhà báo có thể tách phần tiếng động khỏi phần lời, chỉnh sửa lại tiếng động theo đúng ý đồ, sau đó, mới tiến hành pha âm hoặc giúp thu ngắn, nối dài, tăng, giảm âm lượng.. Nhà báo cũng có thể sử dụng biện pháp lặp đi lặp lại các tiếng động không gian để tạo cảm giác đang làm chương trình từ hiện trường.
*
Nói tóm lại, tiếng động có vai trò quan trọng trong một tác phẩm báo chí phát thanh. Nó không chỉ hỗ trợ nội dung thông tin, đem lại sắc thái cho thông tin, mà còn đánh thức xúc giác của người nghe, tạo nên sự nhiệt tình trong tiếp nhận. Tuy nhiên, trong thời gian qua, trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng, trên sóng phát thanh Việt Nam nói chung, tiếng động chưa thực sự được chú trọng. Điều này có lẽ có lý do là, thu tiếng động nghĩa là tăng thêm thao tác của nhà báo - họ phải mất công thu âm, biên tập, xử lý, pha âm tiếng động. Nhưng có lẽ lý do sâu xa hơn là nhiều người chưa thực sự coi trọng vai trò của tiếng động trong tác phẩm.
Một bài báo phát thanh - nhất là ở những thể loại như tường thuật, phản ánh, ghi nhanh, phóng sự, với chủ đề liên quan tới quang cảnh, hiện trạng, nhân vật, nhà báo nên cố gắng “lấp đầy” không gian bằng tiếng động. Thính giả luôn mong chờ những tác phẩm phát thanh sinh động như vậy./.
Lời nói, tiếng động, âm nhạc là ba thành tố của ngôn ngữ báo phát thanh. Tất nhiên, giữa lời nói - tiếng động - âm nhạc có những điểm khác biệt. Lời nói trên báo phát thanh bao gồm lời của phát thanh viên, phóng viên, biên tập viên và lời nói nhân chứng. Cả nhà báo và nhân chứng đều phải dùng ngôn từ và tiếng nói để cung cấp thông tin, thể hiện cảm xúc, thái độ.
Còn tiếng động phát thanh là gì ?
1. Trên báo phát thanh, một cách chung nhất, người ta thường hiểu tiếng động là sự biểu hiện bằng âm thanh, khác biệt với các thành tố lời nói và âm nhạc, vang lên trên làn sóng phát thanh một cách có tổ chức và theo một ý đồ nhất định.
Cụ thể hơn, tiếng động trên báo phát thanh là dạng tiếng động tự nhiên của cuộc sống, do vạn vật hoặc con người tạo nên trong quá trình vận động, phát triển; hoặc là dạng tiếng động do nhà báo mô phỏng lại tiếng động tự nhiên; được sử dụng để làm tăng hiệu quả của tác phẩm hoặc chương trình phát thanh.
Và như vậy, nếu lời nói nhân chứng là những phát ngôn của một con người cụ thể về một vấn đề, sự kiện nào đó (con người đó do nhà báo lựa chọn, đặt câu hỏi), thì tiếng động phát thanh là một chuỗi âm thanh của cuộc sống được máy ghi âm ghi lại được. Trong chuỗi âm thanh đó, có thể có tiếng nói của con người, nhưng đó không phải là những phát ngôn đích danh. Nó được hoà lẫn vào những chuỗi âm thanh khác của tự nhiên. Người ta có thể nghe được tiếng nói của con người nhưng có thể không biết đích xác người đó đang nói gì, hoặc có thể nghe được tiếng nói của không chỉ một vài người mà của hàng chục, hàng trăm người cùng một lúc.
Theo tiêu chí về nguồn gốc, xuất xứ của tiếng động, có thể chia tiếng động phát thanh thành hai dạng: tiếng động tự nhiên và tiếng động nhân tạo.
Tiếng động tự nhiên là dạng tiếng động do vạn vật hoặc con người tạo nên trong quá trình vận động, phát triển. Chẳng hạn, tiếng chim hót, tiếng nước chảy róc rách, tiếng ồn của đám đông ở chợ, tiếng xe cộ trên đường phố, những đoạn âm nhạc vô tình lọt vào micro, tiếng mưa gió, sấm chớp, tiếng nói cười trong một hội thơ, tiếng trống mõ trong một buổi chầu văn… đều là những tiếng động tự nhiên, có thể do vạn vật hoặc con người tạo nên.
Tiếng động nhân tạo là những âm thanh được con người tạo ra bằng cách mô phỏng tiếng động tự nhiên… Ví dụ: gõ tay vào bàn để tạo nên tiếng giày của người đi trên sàn nhà; huýt sáo để tạo tiếng chim hót; dùng ống hút thổi vào thau nước để tạo tiếng nước sôi; chuyển động những mảnh vải dầy để tạo tiếng gió bão; tạo tiếng đóng cửa bằng sự va chạm của hai miếng gỗ; tạo tiếng mưa nhỏ bằng cách lấy chổi tre quét lên giấy báo hoặc vò giấy gói đồ nhè nhẹ; tạo tiếng ngựa đi bằng cách lấy hai quả dừa khô gõ vào nhau theo nhịp đi; tạo tiếng chạy của tàu điện bằng cách kéo lê xích sắt trên một tấm tôn; giả tiếng gà gáy, tiếng chó sủa...
Trong các tác phẩm phát thanh, tiếng động có thể được nhận diện ở 2 đặc điểm cơ bản:
- Tiếng động (ở đây đề cập đến tiếng động tự nhiên) khi được sử dụng trong chương trình phát thanh phải là “tiếng động thật”. Hay nói cách khác, tiếng động đó phải là bản sao âm thanh tự nhiên từ cuộc sống hiện thực. Mặc dù được ghi âm lại, được chọn lọc hoặc cắt xén, thêm bớt, sửa chữa, nhưng nhà báo phải tuân thủ theo nguyên tắc “giống như thật”. Một âm thanh tự nhiên dùng trong tác phẩm mà không giống với âm thanh thực nài đời thì sẽ gây phản tác dụng.
Ví dụ, nhà báo có thể ghi âm tiếng ồn ào giờ tan học với thời lượng lên đến 10-15 phút, sau đó, cắt lọc, chỉ lấy khoảng 5 phút tiếng động để đưa vào bài viết, nhưng 5 phút đó, người nghe phải nghe được những âm thanh đặc trưng của giờ tan trường một cách trung thực nhất, thật nhất.
-Tiếng động phát thanh có nhiệm vụ làm sáng rõ bối cảnh, không gian, thời gian, tâm trạng, tính cách... của sự vật, hiện tượng, con người được đề cập trong tác phẩm.
Nói cách khác, nội dung của tiếng động trong các tác phẩm phát thanh thường đề cập đến khung cảnh không gian, thời gian, địa điểm của sự vật, hiện tượng, đồng thời được sử dụng nhằm khắc họa rõ thêm tâm trạng, tính cách của những con người được đề cập đến trong tác phẩm.
2. Vai trò của tiếng động phát thanh
Về mặt lý thuyết, ta dễ dàng nhận thấy tiếng động có vai trò khá quan trọng trên sóng phát thanh. Cụ thể:
+Tiếng động tham gia cung cấp thông tin. Bât kỳ tiếng động nào cũng tham gia cung cấp thông tin, bởi vì tiếng động dù ngắn hay dài đều chứa đựng ít nhiều thông tin. Đó có thể là những thông tin về thời gian, không gian, về hoàn cảnh hay tâm trạng, tính cách của nhân vật. Xin lấy ví dụ bằng một đoạn trong bài viết “Thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng đón xuân”:
Phóng viên: Thưa các bạn, hoà chung trong không khí của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đang rộn ràng chào đón Tết Nguyên đán Mậu Tý. Lễ hội cờ hoa tràn ngập các đường phố trung tâm. Lúc này, chúng tôi đang đứng ở chợ hoa tết Công viên Lê Văn Tám. Hẳn các bạn cũng đang cảm nhận thấy không khí ở đây thật náo nhiệt phải không ạ?
Tiếng động: Tiếng loa của Ban tổ chức giới thiệu về chợ hoa, tiếng còi xe máy bấm xin đường inh ỏi, tiếng người cười nói lao xao, tiếng khách hàng hỏi giá cành mai, cành đào…
Phóng viên hỏi một khách hàng: “Chào bác, xin hỏi bác có thường đi chợ hoa Tết không ạ?”…
Như vậy, trong đoạn trên, tiếng động đã đóng vai trò thay cho miêu tả của nhà báo về khung cảnh chợ hoa ngày Tết. Nó đem đến những thông tin về không khí nhộn nhịp, náo nức của chợ hoa, đồng thời làm cho bài viết thêm phần sinh động.
+Tiếng động góp phần làm tăng tính chính xác, khách quan của thông tin mà nhà báo đề cập.
Không sai khi nói rằng, trong nhiều tình huống, một tiếng động chân thực có sức nặng hơn chục câu diễn giải. Ví dụ: Khi phóng viên nói “Chúng tôi đang có mặt tại trang trại gà của ông A. ở xã B., huyện C.”, thì tiếng xao xác kêu của hàng trăm con gà chính là bằng chứng cho sự có mặt của tác giả. Nhờ đó, những miêu tả về trang trại gà, về đàn gà, về người chủ trại... mà tác giả đề cập trong bài viết chắc chắn sẽ tạo được sự tin tưởng ở người nghe. Ngược lại, nếu bài viết này thiếu đi âm thanh xao xác của bầy gà, tiếng gà vỗ cánh, tiếng gáy, tiếng cục tác, tiếng chiêm chiếp của gà con gọi mẹ… thì thính giả có thể sẽ đặt dấu hỏi: liệu nhà báo có xuống trang trại gà thật không? Liệu hình ảnh mà tác giả mô tả về trang trại gà có đúng hay không?
Cũng tương tự như vậy, chuỗi tiếng động về tiếng chổi tre quét trên hè phố, những âm thanh ồn ã của xe máy, ô tô hoà quyện vào nhau... là bằng chứng xác thực, sinh động cho bài viết về người lao công quét rác, khiến những thông tin mà nhà báo miêu tả trở nên chân thực hơn, chính xác hơn. Hay, khi viết một phóng sự về chợ đêm, thì lời nhân chứng phải được thu trên nền một buổi chợ ồn ào, tiếng gà vịt kêu, tiếng mặc cả qua lại. Khi viết về đêm hội thơ, nhà báo nên thu giọng đọc thơ, tiếng ồn ào, tiếng trống phách...
+Tiếng động vẽ lên trong tâm trí người nghe bức tranh cuộc sống hiện thực sinh động, chân thực.
Không chỉ hỗ trợ cho thông tin, làm tăng tính chân xác của thông tin, tiếng động còn góp phần tạo nên hình ảnh cho một bài viết trên sóng phát thanh. Nghĩa là, tiếng động chuyên chở hình ảnh, tạo ra những hình ảnh của cuộc sống hiện thực sinh động trong tâm trí người nghe. Không có gì ngạc nhiên khi người ta nói: “Tôi thích phát thanh bởi vì hình ảnh của nó tốt hơn”.
Đêm 21/3/2008, trên Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc phát một phóng sự về lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em ở một vùng nông thôn Kiến Giang, Trung Quốc. Bài viết dài hơn chục phút, được lấp đầy bởi tiếng động: tiếng trẻ em trong trẻo đọc bài, tiếng giảng bài của cô, tiếng ồn ào giờ ra chơi, tiếng hò reo khi tan học… Những âm thanh của cuộc sống hiện thực tràn vào, đầy ắp trong bài viết. Bằng việc sử dụng tiếng động tự nhiên hỗ trợ cho ngôn từ, tác giả vẽ lên trong trí tưởng người nghe bức tranh về ngôi trường đầy nắng vàng và cây xanh, về những gương mặt, những ánh mắt, những nụ cười trẻ thơ, về khung cảnh sân trường náo nhiệt trong phút giải lao, trong giờ tan học... Mặc dù chưa một lần đặt chân lên vùng đất xa xôi ấy, mà người nghe cảm thấy rất gần gũi, rất thân thuộc.
+Tiếng động thể hiện những sắc thái biểu cảm cho một bài phát thanh. Không phải ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu phát thanh khẳng định, phát thanh gợi lên cảm xúc. Nếu khéo biết sử dụng từ ngữ cùng các tiếng động, phát thanh có thể chuyển tải bất kỳ thứ cảm xúc nào của con người. Cũng như ngôn ngữ và âm nhạc, tiếng động có thể làm cho người ta vui, có thể làm cho người ta buồn, có thể làm dấy lên sự thương cảm hay sự phẫn nộ…
Ví dụ, một bài viết về sự tàn phá khốc liệt của cơn bão làm hàng trăm ngôi nhà bị sập, hàng chục người bị chết và mất tích, trong đó, chuỗi tiếng động về tiếng khóc nức nở, ai oán của người mẹ có con bị chết, tiếng chia sẻ, vỗ về của chòm xóm… sẽ khiến người nghe thương cảm đến rơi nước mắt.
+Tiếng động có thể đóng vai trò tương đương với những lời dẫn, đặc biệt là trong các câu chuyện truyền thanh, kịch truyền thanh.Trong nhiều trường hợp, thay bằng hệ thống lời dẫn, một chuỗi âm thanh tự nhiên có thể cho người nghe hiểu được hoàn cảnh giao tiếp của nhà báo, hiểu được không gian, thời gian, nội dung tiếp theo sau của câu chuyện.
Ví dụ: Thay bằng lời dẫn: Nói rồi, chị ta đóng sầm cửa lại, lên xe máy và phóng vù đi, tiếng động trong trường hợp này sẽ là tiếng cửa đóng sầm, tiếng gót giầy giậm mạnh xuống nền sân gạch, tiếng xe máy nổ to, giòn giã rồi sau đó tắt dần…
Với các tác phẩm báo chí, tiếng động cũng có thể thay lời dẫn hoặc trợ giúp cho lời dẫn. Ví dụ, với bài phản ánh có chủ đề Mắm tôm đã trở lại (sau đợt dịch tả hoành hành), thay vì dẫn lời: “Thưa các bạn, chúng tôi đang có mặt tại một nhà hàng đông đúc và sang trọng nhất của Thủ đô Hà Nội, nhà hàng thịt chó Sơn Hải ở phố B. Tại đây, các bàn ăn đã chật kín khách. Không khí ồn ào bởi những tiếng va chạm của bát đũa, ly cốc, tiếng nói cười rôm rả, tiếng chúc tụng nhân dịp đầu xuân của hàng trăm thực khách…”, nhà báo có thể sử dụng ngay những tiếng động hiện trường mà máy ghi âm có thể ghi lại được, thêm vào đó, chỉ cần nói một câu: Chúng tôi đang có mặt tại một nhà hàng đông đúc và sang trọng nhất của Thủ đô Hà Nội, nhà hàng thịt chó Sơn Hải ở phố B… và đi luôn vào phỏng vấn thực khách hoặc chủ quán về cảm giác của họ khi sử dụng lại mắm tôm.
+Tiếng động được ghi cùng lúc với lời thoại thì tạo thành một chỉnh thể gắn bó khăng khít, tạo thành một phần tình huống giao tiếp.Nó tham gia thể hiện nội dung câu chuyện, thể hiện trạng thái nhân vật, tính cách nhân vật, thể hiện sự chuyển động của cốt truyện, của thông tin.
Ví dụ, một vở kịch truyền thanh diễn tả cảnh một người đàn ông say rượu đang trong cơn giận dữ, thì người ta có thể sử dụng một loạt tiếng động: tiếng mâm bát đũa rơi vỡ loảng xoảng trên nền gạch, tiếng chó kêu ăng ẳng vì bị mâm bát ném vào người, tiếng khóc thút thít của những đứa trẻ đứng nép trong góc nhà…Thông tin chứa đựng trong tiếng động ấy có tác dụng làm rõ, làm sâu sắc thêm văn bản lời thoại, làm cho nó súc tích hơn về phương diện âm thanh.
+Tiếng động góp phần đa dạng hoá âm thanh, tạo sự sinh động cho tác phẩm và chương trình phát thanh. Âm thanh chính là tài nguyên của phát thanh. Tác phẩm hoặc chương trình phát thanh bao giờ cũng hướng tới việc tạo nên sự sống động bằng cách đa dạng các thành tố âm thanh: sử dụng nhiều dạng lời nói, sử dụng nhiều lát nhạc, sử dụng tiếng động. Một bài phóng sự, bài phản ánh quang cảnh, hiện trạng…, nếu có tiếng động hợp lý, chắc chắn sẽ đánh thức thính giác, xúc giác của người nghe. Khi đó, thính giả sẽ tiếp nhận hào hứng hơn, bởi vì tai người nghe bao giờ cũng hướng tới những âm thanh đa dạng, phong phú và sinh động.
Thậm chí, từ vai trò của tiếng động phát thanh, một số nhà báo đã có ý tưởng thực hiện những tác phẩm tiếng động. Trong đó, nhà báo xây dựng bức tranh thông tin, phản ánh, miêu tả tình huống, quang cảnh, hiện trạng... hoàn toàn bằng tiếng động tự nhiên. Ví dụ: tác phẩm tiếng động về Tiếng vọng con tàu được bố cục bằng chuỗi âm thanh liên tiếp theo lôgic của hiện thực: tiếng loa của phát thanh viên nhà ga thông báo đoàn tàu T. đã về đến ga, tiếng tàu hú còi vào ga, tiếng rình rịch của bánh tàu nghiến vào đường ray mỗi lúc một to dần, rồi dừng lại... Và tác phẩm kết thúc bằng một chuỗi âm thanh ồn ào: tiếng cười nói, gọi nhau í ới của hành khách, tiếng mời chào của những người xe ôm, tiếng động cơ tắc-xi... Hoặc tác phẩm về Thành phố lúc bình minh cũng là dạng bài mà nhà báo có thể tuân theo phương thức tác phẩm tiếng động. ở đó, những tiếng động đặc trưng nhất của thành phố buổi bình minh được nhà báo thẩm định, chọn lọc, xắp xếp theo quy luật tư duy để người nghe có thể dễ dàng hình dung được về một thành phố trong tâm thức của mình.
3. Khai thác và sử dụng tiếng động phát thanh
Để khai thác tốt những tiếng động của tự nhiên, đồng thời biết cách sử dụng chúng một cách hiệu quả, nhà báo phát thanh nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:
-Nhà báo phải biết rất rõ bài viết có cần sử dụng tiếng động không? Nếu có, thì nên sử dụng những tiếng động nào? Sử dụng vào chỗ nào? Thời lượng bao nhiêu? Âm lượng như thế nào? Tốt nhất là nên phác thảo một sơ đồ ý tưởng về việc sử dụng tiếng động trong đầu hoặc trên giấy.
-Khi bắt đầu thu âm cho tiếng động, nhà báo cần tìm hiểu, lựa chọn địa điểm ghi âm, tính toán khoảng cách từ nơi ghi âm đến những nơi phát ra tiếng động để thu được những âm thanh hợp lý. Nếu cũng là những tiếng động, nhưng ghi trên đường phố thì nó lại có thể gây trở ngại cho cuộc trò chuyện trong trường hợp nó có cường độ quá lớn.
Thông thường, nhà báo phải tiến gần tới tiếng động để thu được những âm thanh trung thực như thật. Nhưng với những tiếng động có cường độ quá mạnh hoặc một số loại tiếng động khác thì nhà báo lại phải giữ khoảng cách xa hơn. Ví dụ: thu tiếng nước chảy thì phải ghé sát Micro vào, thu tiếng xe cộ trên đường phố thì phải đứng ở điểm giao thông có nhiều phương tiện giao thông qua lại, thu tiếng rửa bát đũa ở một nhà hàng đông khách thì không nhất thiết phải ghé sát míc để tránh tạo âm thanh quá to...
-Nhà báo giỏi là người biết lắng nghe thế giới âm thanh, lựa chọn sắc thái tiếng động phù hợp với tác phẩm của mình. Hay nói cách khác, nhà báo cần nắm rõ những tiếng động đặc trưng cho mỗi thông tin, phải học cách biết nghe và lắng nghe thế giới âm thanh, lựa chọn sắc thái để khéo léo sử dụng chúng cho công việc.
Ví dụ: khi viết về phiên chợ vùng quê, thì tiếng động đặc trưng của chợ quê phải là tiếng người cười nói gọi nhau lao xao, tiếng mặc cả trả giá, tiếng gà vịt, tiếng lợn kêu, tiếng chó sủa đoảng, tiếng mỡ rán bánh xèo xèo... Khi viết về ngân hàng thì sử dụng âm thanh của máy đếm tiền kêu lạo xạo; viết bưu điện thì phải sử dụng tiếng chuông điện thoại kêu, tiếng điện thoại viên trả lời; viết về giao thông thì sử dụng tiếng xe cộ trên đường phố; về ngôi trường thì sử dụng lời cô giáo giảng, lời trẻ ê a đọc bài, tiếng nô đùa của học sinh giờ ra chơi; viết về bếp ăn thì phải có tiếng bát đũa va chạm nhau leng keng, lạo xạo; viết về vùng quê thì phải có tiếng dế kêu đêm, tiếng gà gáy sáng, tiếng ve râm ran trưa hè...
-Khi đến hiện trường để thực hiện các phóng sự, phản ánh phát thanh, nhà báo nên cố gắng thu thật nhiều tiếng động để có cơ hội lựa chọn những tiếng động phù hợp cho mỗi chi tiết hoặc mỗi đoạn trong tác phẩm.
-Cũng nên ghi lại loại tiếng động mà mình đã ghi âm và sẽ sử dụng, nếu nhận thấy nó hay và tốt. Điều này giúp tránh tình trạng quên không sử dụng hoặc nhầm lẫn các tiếng động đã được thu lại.
-Đừng bao giờ làm cho tiếng động trở nên quá phức tạp hay rối rắm. Sử dụng tiếng động cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng như đối với âm nhạc, đặc biệt là phải “giống như thật”. Đơn giản thường là phương pháp tốt nhất của nhà báo. Nếu bạn muốn sử dụng tiếng động của một nhà bếp, nhưng không thu tiếng động đặc trưng nhất, mà thu tràn lan, thì người nghe rất có thể lại nhầm sang đó là tiếng động ở một gian hàng siêu thị, hoặc ngược lại...
-Hạn chế sử dụng những tiếng động được làm giả trong studio cho các tác phẩm tin tức thời sự. Thường thì những âm thanh của cuộc sống không nên được tạo nên bằng tiếng động nhân tạo, nhất là để sử dụng cho các tác phẩm tin tức thời sự vốn yêu cầu tính chính xác, khách quan và sự trung thực.
Tuy nhiên, trong trường hợp nhà báo không thu được tiếng động để sử dụng cho tác phẩm, mà nếu có tiếng động thì hiệu quả của tác phẩm sẽ được tăng lên, thì đừng chần chừ gì mà không sử dụng tiếng động nhân tạo. Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng bạn có đủ kỹ năng để tạo nên những tiếng động nhân tạo như thật, vì điều này không hề đơn giản. Nếu sử dụng không khéo, có thể gây nên phản tác dụng.
-Để có một tiếng động tốt, người phóng viên cần tận dụng mọi khả năng của chiếc máy ghi âm. Hiện nay, bên cạnh máy ghi âm chuyên dụng, những máy thu DIGITAL có thể giúp phóng viên ghi được những âm thanh trung thực nhất. Mới đây, hãng âm thanh Microlab đã tung ra thị trường sản phẩm có tên FC861. Với kiểu dáng đẹp và chức năng điều khiển từ xa, thiết bị này có thể giúp nhà báo ghi âm lại các tiếng động một cách trung thực, sắc nét.
-Khi sử dụng tiếng động, nhà báo cần chú ý đến sự đồng đều của âm thanh tiếng động trong cùng một tác phẩm, tránh để tiếng động quá to còn lời của phóng viên hoặc nhân chứng thì quá nhỏ...
-Khi cần thiết, phải chỉnh sửa lại tiếng động cho hợp lý trước khi phát sóng để đảm bảo chất lượng âm thanh và chất lượng nội dung tốt nhất. Hiện nay, với sự trợ giúp của kỹ thuật hiện đại, ví dụ phần mềm Sound force, Audition, nhà báo có thể tách phần tiếng động khỏi phần lời, chỉnh sửa lại tiếng động theo đúng ý đồ, sau đó, mới tiến hành pha âm hoặc giúp thu ngắn, nối dài, tăng, giảm âm lượng.. Nhà báo cũng có thể sử dụng biện pháp lặp đi lặp lại các tiếng động không gian để tạo cảm giác đang làm chương trình từ hiện trường.
*
Nói tóm lại, tiếng động có vai trò quan trọng trong một tác phẩm báo chí phát thanh. Nó không chỉ hỗ trợ nội dung thông tin, đem lại sắc thái cho thông tin, mà còn đánh thức xúc giác của người nghe, tạo nên sự nhiệt tình trong tiếp nhận. Tuy nhiên, trong thời gian qua, trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng, trên sóng phát thanh Việt Nam nói chung, tiếng động chưa thực sự được chú trọng. Điều này có lẽ có lý do là, thu tiếng động nghĩa là tăng thêm thao tác của nhà báo - họ phải mất công thu âm, biên tập, xử lý, pha âm tiếng động. Nhưng có lẽ lý do sâu xa hơn là nhiều người chưa thực sự coi trọng vai trò của tiếng động trong tác phẩm.
Một bài báo phát thanh - nhất là ở những thể loại như tường thuật, phản ánh, ghi nhanh, phóng sự, với chủ đề liên quan tới quang cảnh, hiện trạng, nhân vật, nhà báo nên cố gắng “lấp đầy” không gian bằng tiếng động. Thính giả luôn mong chờ những tác phẩm phát thanh sinh động như vậy./.
Trương Thị Kiên
Khoa Phát thanh - Truyền hình
Khoa Phát thanh - Truyền hình
Cùng chuyên mục
Bình luận