Bài học từ Châu Á về cách đối phó với COVID-19

(Sóng trẻ) – Từ khi dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc vào tháng 12/2019, nó đã lan rộng ra khắp thế giới, trở thành đại dịch toàn cầu.

Virus đã lây nhiễm hơn 118.806 người trên toàn cầu, hơn 3.000 người tử vong. Mặc dù phần lớn các trường hợp tử vong vẫn còn ở Trung Quốc nhưng hai tuần trở lại đây thế giới đã chứng kiến dịch bệnh lây lan cao ở châu Âu, Trung Đông và Hoa Kỳ. Các quốc gia hiện đang hạn chế đi lại và thực hiện các kiểm dịch bắt buộc. Khi châu Á vẫn tiếp tục đối phó với số lượng ca nhiễm gia tăng, đây được cho là mười bài học, tốt và xấu từ khu vực này về cách đối phó với sự bùng phát của COVID-19.

Hãy minh bạch với công chúng

Sự minh bạch của chính phủ và các thông tin có thể truy cập công khai, có thể giúp người dân nhìn nhận rõ hơn về các rủi ro và biện pháp phòng ngừa cần thiết, cũng như tránh hoảng loạn trước thông tin sai lệch.

Tại Singapore chính phủ thường gửi các cuộc họp ngắn hàng ngày về cập nhật COVID-19 về các trường hợp mới được xác nhận, bệnh nhân đã được xuất viện. Tại Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc, các cơ quan chính phủ đã phát động các chiến dịch công khai thông tin tích cực về những gì đang được thực hiện và những gì công dân có thể làm, thực hiện trên các áp phích, quảng cáo truyền hình trên toàn thành phố. Tại Nhật Bản, các trường hợp cúm thường xuyên đã giảm đáng kể do tăng cường giáo dục công cộng và nhận thức về sức khỏe, theo truyền thông địa phương.

Việc thiếu thông tin đáng tin cậy cũng có thể làm phát sinh những tin đồn vô căn cứ. Tính minh bạch cung cấp cho các quốc gia khác và các chuyên gia quốc tế thông tin quan trọng trong việc tìm hiểu sự lây lan của virus. Điều quan trọng, chính phủ sẵn sàng chia sẻ những sự thật với cả công chúng và nội bộ trong chính phủ, có thể giúp tránh những sai lầm gây tử vong, tránh như những gì được tạo ra ở Trung Quốc trong tuần đầu của dịch.

Hạn chế tiếp xúc nơi đông người 

Virus lây lan khi mọi người tiếp xúc gần gũi với nhau - vì vậy một trong những biện pháp quan trọng nhất mà chính phủ hoặc người dân có thể thực hiện là hạn chế tiếp xúc chỗ đông người. Từ lý do này, các quốc gia trên khắp châu Á đã tạm thời cho học sinh nghỉ học, hủy bỏ các cuộc tụ họp công cộng như lễ hội, không gian công cộng khép kín như bể bơi và khuyến nghị mọi người làm việc tại nhà.

d9a60d2fc_anh1_cnn.jpg

Các nơi tập trung đông người sẽ dễ lây lan virus

Tại Trung Quốc, hơn 780 triệu người - khoảng một nửa dân số của đất nước, vẫn đang bị hạn chế đi lại, như một phần trong nỗ lực hạn chế sự tiếp xúc của mọi người với nhau. Hơn 100 trường học đã đóng cửa ở vùng Oise của Pháp, ảnh hưởng đến 28.000 học sinh. Bảo tàng Louvre ở Paris và nhà hát Opera La Scala nổi tiếng ở Milan đều đóng cửa, cuộc đua bán marathon ở Paris đã bị hủy bỏ.

Chuẩn bị sẵn sàng đối phó

Các nhà chức trách có thể phải chuẩn bị mọi công tác ứng phó ngay cả trước khi virus xuất hiện với số lượng lớn. Vào tháng 1, khi virus đang lây lan nhanh chóng khắp châu Á, các quốc gia đã sẵn sàng bằng cách thành lập các trung tâm kiểm dịch, đặt hàng thêm vật tư y tế trước và tổ chức các ủy ban phản ứng khẩn cấp của chính phủ.

San Francisco đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đồng thời cho phép thành phố được chính phủ tiểu bang và liên bang bồi hoàn cho số tiền mà họ chi ra để chuẩn bị. New York cũng đã chuẩn bị trong nhiều tuần. Vào tháng 2, thành phố đã phân phối khoảng 1,5 triệu khẩu trang, yêu cầu thêm tối thiểu 300.000 khẩu trang, chuẩn bị ít nhất 1.200 giường bệnh cho các bệnh nhân nghi nhiễm.

Kiểm tra và phát hiện sớm

Các quốc gia cũng có thể khuyến khích thử nghiệm phương pháp chữa trị sớm và làm xét nghiệm trên các quận địa phương, để xác định sự xuất hiện của virus nhanh chóng.

Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về thử nghiệm sớm và tăng cường cảnh giác trong các triệu chứng báo cáo. Bộ y tế nước này đã đưa ra một ứng dụng điện thoại thông minh yêu cầu công dân kiểm tra các triệu chứng hàng ngày và thông báo cho các quan chức y tế địa phương nếu cần thiết. Những biện pháp này cho phép các cơ quan chức năng cách ly bệnh nhân và những người mà họ đã tiếp xúc kịp thời, thay vì để virus lây lan đến nhiều người chưa được kiểm tra trong cộng đồng.

Thực hành vệ sinh tốt

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, che miệng và mũi khi bạn hắt hơi hoặc ho, tránh chạm vào mắt hoặc miệng bằng tay và cẩn thận với những bề mặt bạn chạm vào có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

d9a60d2fc_anh2_cnn.jpg

Rửa tay theo đúng các bước khuyến cáo

Các quốc gia trên khắp châu Á đã phát động các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng. Ở các thành phố như Hồng Kông, mọi người đã đeo găng tay khi ra nài và sử dụng chất khử trùng hoặc khăn lau cồn để thường xuyên làm sạch bề mặt. Ở những nơi mà các trường học vẫn chưa nghỉ hoàn toàn, học sinh sẽ rửa tay hàng ngày, đo thân nhiệt và theo dõi thường xuyên.

Cung cấp cho nhân viên cách sắp xếp làm việc linh hoạt

Hàng triệu người ở châu Á đã làm việc tại nhà, hoặc làm việc linh hoạt hơn trong nhiều giờ hoặc trong một tháng. Chắc chắn sẽ có những khó khăn, nếu trường học bị đình chỉ, phụ huynh làm việc tại nhà cũng có thể cần phải chăm sóc con cái của họ. Nhưng công nghệ hiện đại cũng giúp cho toàn bộ các công ty làm việc tại nhà dễ dàng hơn: các công ty châu Á đã sử dụng các công cụ như hội nghị video, ứng dụng nhắn tin tức thời, hệ thống VPN và nộp đơn dựa trên đám mây.

Tránh việc hoảng sợ mua hàng

Tại Hồng Kông, tháng 2 được đánh dấu bằng việc mua bán hoảng loạn và các khay hàng trở nên trống rỗng. Mọi người lo ngại đóng cửa biên giới có thể làm gián đoạn đường cung cấp giấy vệ sinh. Các siêu thị đã bán hết hàng, với số lượng người mua lớn. Không chỉ là cuộn giấy vệ sinh mà khẩu trang, nước rửa tay, dụng cụ vệ sinh và lương thực thực phẩm như gạo cũng trở thành thứ để tranh giành. Việc mua hoảng loạn đã gây ra sự hỗn loạn và sợ hãi không cần thiết, và thậm chí dẫn đến tiêu cực.

d9a60d2fc_anh3_cnn.jpg

d9a60d2fc_anh4_cnn.jpg

Nhiều khay hàng trong siêu thị trống rỗng vì mọi người đổ xô đi mua đồ tích trữ

Dựa trên dữ liệu hiện có, virus được cho là có tỷ lệ tử vong khoảng 2%, cao hơn cúm khoảng 0,1%, nhưng thấp hơn nhiều so với hội chứng hô hấp cấp tính nặng, hay SARS (9,6%) và MERS. Đối với nhiều người, các triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường và có thể tự hết. Tại Trung Quốc, hơn một nửa số trường hợp đã hồi phục và được xuất viện. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, người già và trẻ nhỏ, có khả năng virus gây ra một căn bệnh nghiêm trọng hơn như viêm phổi hoặc viêm phế quản. 

Như Quỳnh (theo CNN)


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN