Trà chanh cũng cần “vẫy khách”

(Sóng trẻ) “Nghề này cũng không khác gì “gái vẫy” là mấy, cũng bị người ta coi thường, người ta chửi vào mặt. Đôi khi tức quá thì chửi lại chứ bình thường thì nhịn đi cho xong chuyện. Mặt em giờ cũng dày lắm rồi” – giọng Huân lắng xuống chia sẻ với tôi.

Kĩ năng “vẫy”

Bắt đầu từ 8h tối, trên trục đường Ngã tư sở, nhân viên của các quán trà chanh bắt đầu ùa hẳn ra đường để vẫy khách. Những tiếng rao “anh/chị ơi vào đây đi, chị ơi để em dắt xe cho, vào uống trà chanh anh ơi…” lại rậm rịch cả một góc phố.

Mỗi quán có ít nhất 5 người, nhiều nữa có thể lên đến 9, 10 người luôn túc trực giữa lòng đường, chờ xe máy đi qua để mời, kéo giữ đủ kiểu cho đến khi khách chịu vào mới chịu buông tha. Công cuộc kéo vẫy này hoạt động tích cực nhất vào lúc 9 – 10h, khi lượng khách vào đông nhất và không hề hạ nhiệt cho đến nửa đêm. Dù cửa hàng sắp đóng cửa đi chăng nữa, đội ngũ này vẫn phải “canh me” để vớt vát thêm những vị “thượng đế” đi muộn hiếm hoi trong ngày. 

d7fe0b6fa_12.jpg

Một nhóm vẫy khách của các quán trà chanh Ngã tư sở

Nhanh nhẹn là yếu tố hàng đầu, không nhanh nhẹn linh hoạt thì không làm được gì cả.  Một nhóm chuyên đứng vẫy khách nhưng khi cần cũng phải chạy bàn, dắt xe, lau dọn hoặc thậm chí là… đánh nhau. 

Huân - quê ở Quan Sơn, Thanh Hóa, mới 19 tuổi nhưng đã làm nghề này được gần 2 năm và nói chuyện còn lơ lớ giọng địa phương. Là một nhân viên nhỏ con hiếm có của lực lượng vẫy khách ở đây, luôn ăn mặc lịch sự với quần bò, áo sơ mi, cặp kính cận và giày bata. Trông Huân giống sinh viên hơn là một nhân viên vẫy khách lành nghề ở quán trà tranh này. Huân cho biết: “Hồi đầu em cũng nhát lắm, chỉ dám đứng sát quán, chỉ mời mọc người chắc chắn sẽ vào chứ không phải ai cũng níu níu kéo kéo. Ngại với con gái, cứ đám nào có con gái là em lẩn nơi khác ngay. Thậm chí lúc mời mọc cũng không dám nhìn thẳng vào mặt khách hàng”. 

Nhưng bây giờ thì khác hẳn, cậu thanh niên đó đứng hẳn giữa đường, mời chào nhiệt tình, tiếng kêu khách rất cũng “ngọt” trong miệng, không còn bóng dáng của cậu bé rụt rè mà tôi vừa được kể. Nghề gì cũng có cái gọi là “kĩ năng”, làm lâu, vẫy nhiều thì dần dần kĩ năng cũng tăng lên. Nhìn Huân bây giờ không ai nghĩ cách đây hai năm, có một cậu bé đứng ngượng ngùng không thể kêu nổi khách và luống cuống đến mức mồ hôi chảy ướt đẫm tay.

 d7fe0b6fa_13.jpg

Đứng giữa đường chờ khách

Về mức độ “nhiệt tình” chắc khó có dịch vụ nào bì được. Nếu không muốn vào thì phải đi qua thật nhanh, còn xe nào cứ đi chậm chậm, mắt ngó nghiêng là y như rằng không thể thoát khỏi “nanh vuốt” của đội ngũ vẫy này. Huân cho biết phải nhìn kĩ đối tượng để biết có nên mời hay không. Quan trọng là nhắm được người đang có ý định vào thì tìm mọi cách để lôi kéo vào quán, ai cần tránh thì phải tránh không là dính rắc rối ngay. “Tránh trường hợp gặp phải mấy người nóng tính hoặc đang say, đã mời không được, lại gây ẩu đả thì phiền phức lắm”. 

Tất nhiên, ẩu đả, gây sự hoàn toàn không tránh khỏi. Bởi việc vẫy khách nhiều va chạm, chắc hẳn sẽ có lúc xảy ra mâu thuẫn với quán khác hoặc với khách hàng, người đi đường… đội ngũ vẫy này đồng thời cũng kiêm luôn lực lượng “bảo kê” của quán.

Việc vẫy khách không phải một người làm là được mà phải cả một “ê kíp”, phải phát huy tính “đồng đội”, người này hỗ trợ, phối hợp với người kia khi cần. 

Khi một người nhắm được đối tượng, sẽ có vài người theo sau, tay kéo tay giữ, liên tục mời mọc, đến khi nào đối tượng chịu vào. Khi đó, vài người sẽ theo khách vào, dẫn đến bàn, bưng nước, thu tiền của khách, còn những người còn lại vẫn tiếp tục đứng bên nài và tìm đối tượng tiếp theo. Cứ hoạt động theo tuần tự như thế, vừa “ép” được nhiều khách vào quán, vừa có thể phục vụ chu đáo nhiệt tình. 

Lương thưởng cũng có sự khác nhau, người nào nhát chỉ chạy bàn thì được còn đội ngũ ra “đứng đường” vẫy khách tất nhiên sẽ có thưởng nhiều hơn. “Ở quán của em, tất cả nhân viên sau khi làm được vài tuần thì thay nhau ra vẫy hết. Kể cả con gái” -  Huân chia sẻ. 

Không nổi mưu sinh

Đang nói chuyện với tôi nhưng mắt Huân vẫn linh hoạt nhìn xung quanh, cứ 5 -10 phút là lại chạy vụt ra nài kèm theo lời những lời mời mọc đon đả. Một lát lại vào nói với tôi: “Đấy là hôm nay vắng khách đấy, chứ bình thường em làm gì có thời gian mà ngồi thong thả nói chuyện với khách thế này”. 

“Nghề vẫy” này nói không vất vả cũng không đúng. Phải đứng giữa đường hầu như cả buổi tối, hít bụi, đường, mùi xăng xe thôi cũng lả người. Rồi còn nguy hiểm khi có xe đi ẩu vượt ngang qua mà chạy không kịp thì vào viện là chuyện đương nhiên. Mấy thanh niên đứng vẫy khách chỉ mặc quần cộc ngang gối, chưa có ai là không bị xe quẹt cho chảy máu hoặc bị bỏng bô. Chưa kể đến việc có người còn hung dữ đánh lại. “Có một cậu người Nam Định vừa vào làm, chưa biết gì đã tơn tớn ra kéo kéo giật giật bị khách đạp cho một phát ngã dúi, khiếp luôn đến mấy hôm sau” - Huân hài hước kể lại.

Quán trà chanh chỉ mở cửa vào buổi tối. Lương của việc vẫy khách cũng chỉ hòm hòm vài triệu 1 tháng, nên thường ban ngày, đội ngũ này còn phải làm thêm đủ nghề đề kiếm sống. Các công việc hầu như cũng xoay quanh việc bán hàng, khuân vác... Nhưng với mỗi buổi tối làm đến khuya, không phải ai cũng có đủ sức để còn làm những việc khác nữa. 

 “Cũng phải làm thêm ở chỗ nọ, chỗ kia, đâu  kiếm được tiền là làm tất. Em xin được một chân giao hàng của công ti bán hàng qua mạng, gọi là tạm ổn. Có đứa bạn em thì bán bánh Donekibap vào buổi chiều, em cũng thích chị ạ, được làm “ông chủ” hẳn hoi, không cần phụ thuộc ai, cũng không phải nghe chửi mắng. 

Chứ nghề này cũng không khác gì “gái vẫy” là mấy, cũng bị người ta coi thường, người ta chửi vào mặt. Đôi khi tức quá thì chửi lại chứ bình thường thì nhịn đi cho xong chuyện. Mặt em giờ cũng dày lắm rồi. Hồi mới vào làm, cứ nghĩ đến lúc ổn định hơn thì bỏ ngay, thế mà đã hơn hai năm rồi vẫn cứ làm. Chắc đã quen” - Huân vừa nói vừa cười, nụ cười chứa nhiều cay đắng của một cậu bé vừa lớn đã từng trải với cuộc đời.

Thùy Trang
Báo mạng điện tử K30.


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN