Trại phong Sóc Sơn: Nỗi niềm của những người còn sót lại

(Sóng trẻ) – Trại Phong Sóc Sơn, thuộc xã Minh Phú, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội là nơi tập trung của những cụ già mắc bệnh phong. Sau khi cơ sở trại phong chuyển sang địa bàn Hà Tây thì nơi đây  chỉ còn lại khung cảnh hoang tàn, đổ nát và… nỗi niềm của những người còn sót lại.


Nghĩa địa – lằn ranh giữa hai thế giới!

Đặt chân đến trại phong Sóc Sơn những ngày đầu năm mới, bước qua một khu nghĩa địa nhỏ nằm trên bãi đất trống, bao bọc xung quanh là đồi núi,  đã từ lâu lắm rồi, khu nghĩa địa này vô tình đã trở thành một ranh giới giữa cuộc sống của những người nhiễm bệnh phong với xã hội nhộn nhịp nài kia. 

18ca34dfb_b1.jpg
Cổng ra vào khu trại phong Sóc Sơn

Đi qua những đoạn đường đất đỏ, hẹp và gồ ghề, trại phong Sóc Sơn hiện ra trước mắt chúng tôi với khung cảnh hoang tàn. Tấm biển lớn nơi cổng ra vào nay đã hoen rỉ, những cây cỏ dại ven đường mọc lấp kín lối đi. Tiến sâu vào khuôn viên trại phong là cảnh tượng những bức tường đổ nát, những góc tường lộ ra những vết nứt lớn… những đống phân gia súc rải kín các phòng bệnh  – nơi dành cho người ở ngày nào nay là chỗ trú thân của các loài vật nuôi.

18ca34dfb_b5.jpg
Khung cảnh đổ nát, hoang tàn tại trại phong Sóc Sơn

Cuộc sống tại khu điều trị bệnh nhân phong tại Sóc Sơn ngày càng rơi vào tình cảnh túng thiếu. Mọi hoạt động, sinh hoạt lao động của các cụ già nơi đây dường như chỉ đáp ứng một ngày hai bữa cơm, và có lẽ nỗi buồn và nỗi đau hơn cả sự nghèo đói đó là, sự lạnh nhạt, cách li với xã hội nhộn nhịp nài kia.

“Bỏ thì thương, vương thì tội…”

Qua quan sát, tìm hiểu tại chính địa bàn, được biết: trại phong Sóc Sơn trước đây thuộc sự quản lý của bệnh viện Da liễu Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội thì cơ sở trại phong được di dời sang địa bàn Hà Tây để hoạt động thì nơi đây đã không còn được trùng tu, tôn tạo về cơ sở vật chất cũng như không còn bóng dáng của một y, bác sĩ nào nữa.

Cụ Vương Tống, năm nay đã hơn 80 tuổi, cho biết: “Tôi đã có hơn năm mươi năm sống tại trại phong này, vì không muốn rời xa các con, các cháu, không muốn xa quê hương nên đã từ bỏ cơ hội chuyển sang Hà Tây để được các y bác sĩ chăm sóc mỗi ngày, không lo cơm ăn, áo mặc…”

18ca34dfb_b4.jpg
Cụ Vương Tống chia sẻ với phóng viên

Không chỉ cụ Vương Tống mà những bệnh nhân còn sót lại nơi đây đều cùng chung một cảnh như vậy. Họ từ bỏ cơ hội được đến trại phong mới tại Hà Tây để mỗi ngày được chăm sóc để gắn bó với mảnh đất nơi mình sinh ra, được gần các con cháu. Thế nhưng, sự mạo hiểm ở lại đã đẩy các cụ vào tình cảnh khốn đốn, thiếu thốn đủ bề. 

18ca34dfb_b3.jpg
Những bếp củi vẫn hàng ngày được các cụ già nhen nhóm lên để đun nồi cơm, ấm nước

“Bỏ thì thương, vương thì tội” là câu nói mà các cụ nơi đây thường hay nhắc đến trong một sự tiếc nuối, khi cuộc sống hiện tại của họ hoàn toàn không nhận được sự giúp đỡ nào từ chính quyền địa phương hay bệnh viện da liễu Hà Nội. Cuộc sống hiện tại của họ là dựa vào những sự trợ cấp nhỏ giọt từ các con, các cháu. Bất hạnh hơn, có những cụ nay một thân một mình khi các con đi lấy chồng xa, người thân qua đời… mang những tật nguyền trên cơ thể họ vẫn buộc phải lao động, vẫn bươn chải để hy vọng có đủ cơm ngày hai bữa ở cái tuổi nài bảy mươi.

Tự thương lấy mình

Trên mảnh vườn nho nhỏ trong khuôn viên khu điều trị phong, chúng tôi gặp Cụ Nguyễn Thị Sợi (70 tuổi) đang cuốc đất để trồng rau, ươm cây. Nhìn đôi bàn tay bị chứng bệnh phong phá hoại đang bổ từng nhát cuốc xuống nền đất sỏi để trồng rau, nhìn mái tóc bạc bị rối đi trong cái gió lạnh kèm theo cơn mưa phùn của cụ không khỏi khiến lòng người xuýt xoa.

2d1a4db6f_tp1.jpg
Cụ Nguyễn Thị Sợi trong một ngày lao động mệt nhọc

Đôi bàn tay của cụ Sợi nay không còn linh hoạt được nữa, các khớp tay bị cứng lại, đôi bàn chân cụ nay không thể hoạt động được nếu không có đôi ủng cao su, những ngón chân bị phá hủy đến nỗi cụ phải nhét hàng tá vải bông vào đôi ủng để giảm đi cái sự đau đớn, tê buốt mà căn bệnh quái ác gây ra.

Trong tiếng thở gấp lúc tạm nghỉ, cụ Sợi chia sẻ: “Đã từ lâu chúng tôi không còn nhận được sự giúp đỡ nào từ chính quyền địa phương hay bệnh viện, mọi sinh hoạt cá nhân hàng ngày từ ăn uống, ngủ nghỉ chúng tôi đều phải tự túc làm. Tôi còn có chút sức lực, còn lao động được để kiếm ngày vài đồng sống qua ngày, còn nhiều người khác nay chẳng thể lao động được nữa, họ buộc sống bám vào các con các cháu và một số đoàn tình nguyện giúp đỡ mà thôi”.

Trong tiếng cuốc, tiếng xà-beng vang lên trên nền đất đá sỏi ấy, những con người bệnh tật đang chống chọi với một thiên nhiên khắc nghiệt vô cùng. Trong cái lằn ranh đằng sau khu nghĩa địa với cuộc sống nài kia, họ chẳng còn cách nào khác, chỉ biết tự thương lấy bản thân mình, chống chọi với sự sống một cách yếu ớt và mỏng manh…

18ca34dfb_b2.jpg
Hàng ngày họ vẫn sống khổ cực trong điều kiện vật chất vô cùng thiếu thốn

Việc các cụ chọn ở lại và chấp nhận cuộc sống túng thiếu như hiện tại nếu xét về căn nguyên là tự các các cụ chọn cái khổ để mà sống. Thế nhưng, việc thờ ơ với những con người đau ốm của chính quyền địa phương, việc bỏ qua những túng thiếu hàng ngày của các cụ là một điều gì đó đáng để suy ngẫm khi xét dưới góc độ chữ “tình” ẩn đằng sau chữ “lý” rạch ròi kia… 

Đoàn Bổng
Báo Mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN