Triển lãm “Ký họa Kháng chiến miền Nam”: Trang nhật ký của một thời oanh liệt

(Sóng trẻ) - Sáng 26/4, triển lãm “Ký họa kháng chiến miền Nam” trưng bày 70 bức ký hoạ trong thời chiến đã được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm chuyên đề “Ký họa kháng chiến miền Nam” từ ngày 26/4 đến hết ngày 08/5/2022. 

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khẳng định rằng những tác phẩm được trưng bày tại triển lãm đóng vai trò chủ lực trong thực tế khắc nghiệt của chiến tranh. Nó trở thành những minh chứng chân thực của lịch sử, thể hiện khát vọng hoà bình, sự chính nghĩa và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam.  

anh-1.jpeg
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Anh Minh - Đại diện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết đây là những tác phẩm được sáng tác giữa bom đạn, đánh dấu thời kỳ vàng son của dân tộc. (ảnh: Thuý Hằng)

Đáng chú ý, những bức ký hoạ được sáng tác trực tiếp tại chiến trường miền Nam trong giai đoạn 1954-1975. Đây là khoảng thời gian đất nước bị chia cắt, miền Nam phải đương đầu với những âm mưu chính trị - quân sự của đế quốc Mỹ. Không đứng ngoài cuộc chiến, nhiều hoạ sĩ đã hòa mình vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 

Kháng chiến càng khốc liệt, những mất mát thương đau càng nhiều, ranh giới giữa sự sống và cái chết ngày càng mong manh,… cũng là lúc những hoạ sĩ ý thức được sứ mệnh của mình. Trên vai nặng cây súng nhưng họ vẫn giữ một trái tim ấm nóng với nghệ thuật. Giữa chiến trường khói lửa, họ tranh thủ từng phút từng giờ để ghi nhận thật nhanh, thật nhiều, thật chính xác từng con người, từng sự kiện, quang cảnh của đất nước. 

anh-2.jpeg
Triển lãm được tổ chức tại tầng 1 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, với tác phẩm của nhiều hoạ sĩ khác nhau như: Cổ Tấn Long Châu, Thái Hà, Huỳnh Quốc Trọng,... (ảnh: Thuý Hằng)
anh-3.jpeg
Hoạ sĩ Nguyễn Quốc Trọng đã thể hiện trong bức ký hoạ của mình không chỉ những thiếu thốn của thời chiến, mà còn cả sự sáng tạo của chiến sĩ khi tự dựng cối chiến đấu. (ảnh: Thuý Hằng)
anh-4.jpeg
Bữa cơm người lính đã nuôi dân quân ta trong ngày chiến đấu được tái hiện qua tác phẩm của tác giả Huỳnh Quốc Trọng. (ảnh: Thuý Hằng)

Bên cạnh những nét ký hoạ về cuộc chiến, những hoạ sĩ - chiến sĩ còn tái hiện lại những nội dung vừa bình dị, vừa lớn lao, sự gắn bó mật thiết giữa quân và dân.

anh-5.jpeg
Hoạ sĩ Thái Hà miêu tả khung cảnh một gia đình có người cha là chiến sĩ về phép trong ký hoạ của mình. (ảnh: Thuý Hằng)
anh-6.jpeg
Hoạ sĩ Nguyễn Tấn Lực với tác phẩm “Đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ”. (ảnh: Thuý Hằng)

Tham quan triển lãm, hoạ sĩ Nguyên Dương - cựu chiến binh Quân chủng Phòng không - Không quân miền Bắc xúc động chia sẻ rằng những bức ký hoạ đã làm sống dậy hơi thở của cuộc sống chiến trường. Ông cũng bày tỏ sự tự hào về tinh thần vượt lên gian khó của đồng đội. Những tác phẩm là minh chứng cho trái tim sẵn sàng hiến dâng sức trẻ cho Tổ quốc. 

anh-7.jpeg
Hoạ sĩ Nguyên Dương bên cạnh tác phẩm của các hoạ sĩ cùng thời. (ảnh: Thuý Hằng)

 “Ký họa Kháng chiến miền Nam” không chỉ là nguồn tư liệu quý giá về hiện thực lịch sử, nghệ thuật mà còn là bằng chứng khẳng định những thành quả của Mỹ thuật Cách mạng. Đồng thời, trưng bày chuyên đề còn là dịp để tri ân người chiến sĩ - hoạ sĩ đã có công góp sức lực cho cuộc chiến tranh vệ quốc. Không những vậy, đây là sự ghi nhận và tôn vinh những đóng góp to lớn của người nghệ sĩ đã làm dày thêm trang sử Việt Nam bằng nghệ thuật.

Ký họa kháng chiến là một trong những thể loại đặc biệt của Mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, ra đời từ hoàn cảnh chiến tranh của đất nước. Đây là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại cảm xúc của con người về những hình ảnh sự kiện, nhân vật gắn liền với cuộc kháng chiến giành độc lập của dân tộc Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ 20.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN