Từ câu chuyện “ăn xin” đến lòng thương người

(Sóng trẻ) - Không biết từ bao giờ, khi bắt gặp một người ăn xin, suy nghĩ đầu tiên nảy ra trong óc chúng ta là “Có thật là ăn xin không đấy?”

Ăn xin: thật hay giả?

Xe buýt đỗ trước bến, một người đàn ông trung niên bước lên, rút 7.000 đồng trả tiền vé. Gã mặc bộ quần áo cũ, đeo một chiếc túi lớn trước người. Khóa kéo của chiếc túi để mở, lộ ra những đồng tiền lẻ, có mới, có cũ bên trong. Khi mọi người còn chưa hiểu sao, gã ngả chiếc mũi lưỡi trai đen, bám đầy bụi trên đầu xuống, im lặng huých tay, kéo áo từng người. Có người chần chừ rút ra vài đồng 1.000 – 2.000 bỏ vào. Có người quay đi làm như không thấy. Cứ thế, gã đi lần lượt từ đầu đến cuối, không sót một ai. Xe lại dừng ở bến, gã lầm bầm vài câu rồi xuống, chiếc mũ lưỡi trai lèo tèo mấy mống tiền lẻ.

89771d8bb_anh_1.jpg
Người phụ nữ kéo những đứa trẻ lên xe buýt ăn xin

Đó là câu chuyện có thật chỉ vừa xảy ra, cũng là một tình huống quen thuộc mà có lẽ những sinh viên thường xuyên đi xe buýt hay bắt gặp.

Bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, những trạm trung chuyển là địa điểm ưa thích của những người hành nghề này.

Họ mặc những bộ đồ cũ, nhưng lành lặn. Họ không già yếu, thậm chí có những người trẻ tuổi. Mắt họ không mờ, chân họ không tập tễnh hay có một vết thương ghê gớm nào trên người. Vậy mà, họ vẫn có thể ngửa tay xin từng đồng tiền lẻ trong khi vừa  bình tĩnh trả tiền vé xe buýt trước sự chứng kiến của nhiều người. Họ thay đổi hoàn toàn khái niệm về “ăn xin” trong chúng ta.

Làm lơ hay rủ lòng thương?

Khi được hỏi về vấn đề này, bạn Lưu (Đại học Lao động xã hội) chia sẻ “Mình từng gặp nhiều trường hợp như thế. Dù có nghi ngờ nhưng mình vẫn cho họ 1.000 – 2.000 đồng. Có đáng nhiêu đâu, mình cũng không bị áy náy. Hơn nữa, biết đâu, có lần nào trong số đó, họ cần sự giúp đỡ thật.”

Lợi dụng lòng tốt không bao giờ là chiêu trò hết thời.


89771d8bb_anh_2.jpg
“Bà mẹ hờ” hả hê đếm số tiền xin được trên xe buýt

Điều đáng buồn nhất không phải việc có những kẻ sống ăn bám vào đồng tiền xin được dù hoàn toàn khỏe mạnh mà là lòng tốt của chúng ta đã bị lợi dụng quá nhiều, khiến cho trái tim chai sạn.

Không nhìn, không nghe, không tin, không phiền. Chúng ta lặp đi lặp lại điều đó để tự bảo vệ mình. Những ánh mắt lạnh lùng, dửng dưng ngày càng nhiều. Chúng ta trở nên vô cảm.

Trong cuộc sống vẫn cần lắm tình thương giữa những con người. Đừng để bon chen, lọc lừa gặm nhấm tâm hồn. Đừng biến mình thành một “vật thể tồn tại” chứ không phải một “con người đang sống”.

Vũ Thu Hiền
Báo mạng điện tử K33
Ảnh (báo Lao động)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN