Ưu điểm và hạn chế trong quản lý lễ hội

( Sóng trẻ )- Mùa xuân là mùa của lễ hội. Để mùa lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, trong những năm gần đây, nhiều phương án siết chặt quản lý lễ hội đã được đề cập và thí điểm. Dù công tác tổ chức lễ hội có nhiều đổi mới nhưng những hạn chế trong quản lý vẫn còn tồn tại.

Tại lễ tổng kết công tác quản lý lễ hội năm 2016, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đưa ra những con số tích cực hơn so với mọi năm. Nhờ có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa và sự vào cuộc quyết liệt mà những hủ tục như tục chém lợn, chặt đầu trâu giữa lễ hội,… đã nghiêm khắc bị bãi bỏ; công tác trật tự an ninh tốt hơn; những quy định mới đã thể hiện tác dụng để lễ hội đáp ứng tối đa nhu cầu tâm linh của cộng đồng, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Tuy nhiên, một số lễ hội vẫn còn hạn chế như vệ sinh môi trường chưa được chú ý; không gian chật hẹp; lượng người về một lúc đông nên tình trạng xen lấn xô đẩy, ách tắc giao thông cục bộ; một số ban quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội chưa trách nhiệm; việc thu m tiền lễ, tiền giọt dầu, tiền công đức chưa được kịp thời,…

Song, nếu nghiêm khắc nhìn nhận thì một số lễ hội lớn vẫn bộc lộ những hạn chế từ ý thức của người dân như tình trạng chen lấn xô đẩy, đổi tiền lẻ, chặt chém giá cả ở hội Đền Trần (Nam Định), hội Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Bái Đính (Ninh Bình),…; có lễ hội chọi trâu bán thịt trâu tươi; nhiều nơi tự ý dàn dựng lễ hội không đúng truyền thống,…

c0aa23303_1.jpg

c0aa23303_2.jpg

c0aa23303_3.jpg
Những hạn chế còn tồn tại trong một số lễ hội

PGS. TS Lê Thị Minh Lý (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát huy giá trị di sản và văn hóa) cho biết: “Phải làm sao cho vai trò của cộng đồng được đề cao thực sự làm chủ trong lễ hội. Và nếu như sự tham gia của cộng đồng tốt thì tất cả các lễ hội sẽ là tốt. Thứ hai, để có được sự tham gia của cộng đồng với nhận thức đầy đủ và có hiệu quả thì một công tác rất quan trọng là phải có nghiên cứu, kiểm kê các lễ hội đó.”

Trước thực trạng một số hạn chế còn tồn tại, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đề ra những phương hướng, nhiệm vụ, công tác quản lý lễ hội tổ chức trong năm 2017. Những vấn đề xấu trong mùa lễ hội năm 2016 cần được giải quyết dứt điểm, những hành vi tranh cướp, chen lấn xô đẩy, mê tín dị đoan, cờ bạc trong lễ hội,…không được xảy ra, đặc biệt là giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội.

Các ngành, địa phương cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân địa phương và du khách về giá trị, lợi ích, ý nghĩa của lễ hội, hướng họ tới những ứng xử văn hóa, văn minh; cần phối hợp với lực lượng chức năng thanh tra, giám sát tăng cường tuyên truyền về lịch sử, giá trị ý nghĩa và phong cách ứng xử để mùa lễ hội 2017 thực sự là ngày tâm linh của cộng đồng.

Hồng Vân
ĐPTK35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN