Văn hóa hâm mộ thần tượng Hàn Quốc - Câu chuyện không có hồi kết

(Sóng Trẻ) - Cứ sau mỗi dịp các thần tượng Hàn Quốc ghé thăm Việt Nam, trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội lại tràn ngập những cuộc “đấu khẩu” giữa một bên là fan K-pop và một bên là những người lạnh lùng với thần tượng Hàn Quốc

Lần đầu tiên những cuộc tranh cãi không bao giờ kết này nổ ra là đúng 5 năm về trước, khi nhóm nhạc thần tượng Super Junior ghé thăm Hà Nội để tham dự chương trình MTV Exit tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Hàng loạt các tờ báo, các trang tin liên tục đưa tin về sự hỗn loạn của các fan tại sân bay, những giọt nước mắt của các cô gái ELF khi nhìn thấy thần tượng… Tiếp sau đó, hàng loạt các chương trình âm nhạc vô cùng hoành tráng tiếp tục đặt chân đến Việt Nam như Super Show 2011,Kpop Festival năm 2012… và gần đây nhất là Music Bank in Hanoi ngày 28/3 vừa qua. Cứ mỗi lần như vậy, cuộc khẩu chiến giữa cộng đồng fan Kpop và một bộ phận những người không thích Kpop lại diễn ra, và chỉ xoay quanh một chủ đề - Văn hóa hâm mộ thần tượng.

a8f20c60d_1427521414uajdfancuong11_xlqi.jpg
Hình ảnh hỗn loạn khi fan nhóm nhạc Super Junior đuổi theo xe thần tượng.

Tại sao cộng đồng fan Kpop lại bị chỉ trích nhiều đến vậy? Mỗi một lần những chàng trai cô gái nổi tiếng Hàn Quốc đặt chân tới Việt Nam, những hình ảnh về giọt nước mắt sung sướng hạnh phúc của fan khi được nhìn, được chạm tay vào thần tượng, cảnh tượng chen lấn xô đẩy hỗn loạn lại được đăng lên - từ báo mạng, truyền hình, đến mạng xã hội như Facebook, Instagram - và thường là kèm với những bình luận thiếu thiện cảm, thậm chí chỉ trích, phê phán mạnh mẽ. Họ cho rằng việc hâm mộ Hàn Quốc tốn thời gian, là vô bổ; họ nói rằng nên dành những thời gian ấy vào làm những việc có ích hơn. Cũng trong những khoảng thời gian này, đôi lúc lại xuất hiện tin về các bạn trẻ chửi bới gia đình vì không được đi gặp thần tượng, hay những hành vi hâm mộ phản cảm như ngửi ghế thần tượng… Như hổ mọc thêm cánh, các bình luận chửi bới lại tiếp tục tăng lên theo cấp số nhân. Hình ảnh của âm nhạc Hàn Quốc và fan hâm mộ Kpop dần mất đi sức nặng, thậm chí bị coi thường. 

a8f20c60d_2bd9f9.jpg
Hình ảnh một fan của T-ara khóc khi gặp thần tượng. Hình ảnh này sau đó đã bị đem ra chế giễu và chế vô văn hóa.

Phải khẳng định rằng, việc hâm mộ thần tượng không hề xấu. Hâm mộ những ngôi sao thần tượng Hàn Quốc thể hiện lòng trân trọng của mình với công sức họ bỏ ra để đưa tới người xem những sản phẩm tốt nhất; là nhìn vào họ để phấn đấu, nỗ lực để thành công, là kiên trì theo đuổi ước mơ… Vậy tại sao khi những giọt nước mắt ấy bộc lộ cảm xúc rơi, thì họ lại bị người khác dè bỉu, phê phán? Còn giọt nước mắt của những bạn fan nữ hâm mộ bóng đá lại không gặp phải bất cứ một lời chỉ trích nào, thậm chí còn được ca ngợi? Ca sỹ và các cầu thủ, họ đều là những người cống hiến hết mình để đổi lại niềm vui cho người xem, cho những người yêu mến họ. Linh Đan - một fan K-pop đang học lớp 12 chia sẻ: “ Việc chỉ trích là đúng với những người quá cuồng, nhưng với những người yêu âm nhạc, yêu mến những ca sĩ thì đó quả là điều quá đáng. Lời chỉ trích phải là chỉ trích đúng người chứ ko nên vơ đũa cả nắm”. Chứng kiến những màn biểu diễn hết mình trên sân khấu, cùng những tiếng reo hò cổ vũ vang dội cả sân vận động - không còn bất kỳ khoảng cách nào giữa fan và thần tượng - họ đã hòa làm một. Những khoảnh khắc đáng nhớ ấy, có trải qua mới hiểu được lòng hâm mộ cuồng nhiệt của fan.

a8f20c60d_kpop_14.jpg
Sân vận động chật kín người ở K-pop Festival 2012

Tất nhiên, không thể phủ nhận rằng vẫn có những fan quá khích. Sự quá khích ấy xuất phát từ chính lòng hâm mộ không thể kiểm soát được. Họ không đại diện cho cả một tập thể hàng ngàn con người, nhưng cả một tập thể ấy lại hứng chịu búa rìu dư luận. Hà Giang - một sinh viên năm 2 ở Hà Nội sau lần đầu tham dự chương trình Music Bank in Hanoi vừa qua chia sẻ về fan K-pop: “Tôi thấy họ thật tuyệt vời. Có nhiều người đưa ra quan điểm khác nhau khi thấy những hình ảnh của fan khóc ở sân bay. Tôi thấy đó là điều bình thường. Nước mắt của sự vui sướng khi gặp được người mà "luôn hát ru" mỗi đêm của bạn ấy trong hiện thực. Tôi thấy nhờ có những người fan ấy, thần tượng của họ đã có những bài hát hay, bộ phim hay hơn, cố gắng cống hiến hết mình cho khán giả của họ.”

Cuộc chiến về Văn hóa thần tượng giữa fan K-pop và những người lạnh lùng với thần tượng Hàn Quốc chắc chắn vẫn chưa đến hồi kết. Đối với những bạn fan, hãy biết điểm dừng của mình khi dành sự hâm mộ của mình cho ai đó, để hình ảnh của cả fan và thần tượng mình đều không bị xấu đi. Còn với những ai không thích Kpop, hãy tôn trọng và đừng buông những lời lẽ chê bai, xúc phạm, bởi hâm mộ thần tượng thực chất là một hoạt động đời sống tinh thần đáng trân trọng.
Hải Long
Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN