Vì sao lỗi hẹn thời hạn chuyển đổi thẻ ATM từ sang thẻ chip?

(Sóng trẻ) - Dịch bệnh COVID-19, chi phí tài chính cao, tâm lý e ngại của người dân…chính là những khó khăn đang đè nặng lên quá trình hoàn tất việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip của ngành ngân hàng.

Theo lộ trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip tại Thông tư 41/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 28/12/2018, đến thời hạn 31/12/2021, 100% thẻ nội địa đang lưu hành được chuyển sang thẻ chip cho khách hàng.

Dù biết thẻ chip nội địa VCCS có những tiêu chuẩn vượt trội như: tăng cường an toàn, bảo mật thông tin cao, hạn chế tối đa rủi ro về gian lận, lấy cắp thông tin thẻ… và được ngân hàng hỗ trợ chuyển đổi miễn phí nhưng vì thẻ cũ vẫn sử dụng được nên không ít người vẫn chưa thực hiện việc đổi thẻ.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến hết quý 3/2021, toàn bộ việc chuyển đổi thẻ theo báo cáo của các ngân hàng mới chỉ đạt 25%, dự kiến của các tổ chức thành viên đến hết quý 4/2021 sẽ đạt 35%.

Cụ thể, có 7 tổ chức phát hành thẻ chuyển đổi được 100%; 8 tổ chức chuyển đổi 70-90%; 9 tổ chức chuyển đổi 50-70%; chỉ còn khoảng 20 tổ chức phát hành thẻ chuyển đổi dưới 50%. Tuy nhiên, 20 tổ chức này đều là những ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất, khiến trung bình toàn bộ thị trường nằm dưới 40% tổng số thẻ cần chuyển đổi.

"Hiện nay hầu hết các giao dịch thực hiện đều thông qua chuyển khoản qua internet banking hoặc mobile banking... Vì vậy, tôi sẽ chuyển đổi thẻ nếu việc dùng thẻ mang lại nhiều tiện dụng cũng như ích lợi cho cuộc sống của tôi" - chị Ngọc Mai, một người dân ở quận Hà Đông chia sẻ.

Cũng như chị Mai, một người dân ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng: "Mình không dùng thẻ để rút tiền ATM mà rút bằng mã QR, cũng không chi tiêu qua POS mà bằng internet banking hoặc mobile banking hay các ứng dụng thanh toán như Momo, Viettel Pay...nên việc chuyển đổi là chưa cần thiết”.

Bên cạnh tâm lý e ngại chuyển thẻ từ sang thẻ chip của người dân, 2 năm qua, dịch bệnh COVID-19 phức tạp cũng làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi của các ngân hàng. Tại khu vực, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều đợt giãn cách xã hội khiến khách hàng không đến tiếp nhận kích hoạt thẻ.

z2972836774352_8003d7bc45c20d163cb187848b1aa8e2.jpg
Napas không ngừng ra mắt sản phẩm thẻ đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng, tăng tính tiện ích cho chủ thẻ. (Ảnh: Internet)

Đồng thời, rất nhiều thẻ liên kết với trường học, bệnh viện hoặc thẻ trả trước vô danh, rất khó thể tìm ra khách hàng để chuyển đổi. Thậm chí, đối với tệp khách hàng sử dụng thẻ mà không hoạt động trong 12 tháng hoặc thẻ liên kết, thì trong thời gian ngắn, khách hàng khó có thể hấp thụ được thông tin và việc kêu gọi cũng sẽ rất khó khăn.  

Mặt khác, chi phí chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip lớn, việc nâng cấp hệ thống thiết bị đầu cuối mua sắm phôi thẻ tốn kém, trong khi đó lại miễn phí phát hành cho hầu hết các đối tượng khách hàng, với giá trị lên đến 130 tỷ đồng.

Để tăng tiện ích cho hành khách, hướng tới mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Napas và Ngân hàng Nhà nước cần có sự hợp tác, đầu tư tương xứng như liên kết với Vinbus, kết nối với các tuyến metro khác, kết nối với các đơn vị gửi xe, Grab…

Trên thế giới ứng dụng thẻ chip vào vé giao thông đường sắt cao tốc, tàu điện ngầm …được triển khai hết sức thành công. Chính vì vậy, việc áp dụng hình thức thanh toán này vào tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng. Đặc biệt, đối tượng sử dụng đường sắt đô thị là học sinh, sinh viên đi học, người đi làm…

Bên cạnh đó, với đối tượng khách hàng là bà con nông dân, đối tượng trả lương, sinh viên cần phát triển ra thẻ mới phù hợp. Được biết, Ngân hàng Agribank đang phối hợp với Napas phát triển thẻ chip nội địa có hai ứng dụng theo chuẩn VCCS gọi tên là thẻ Lộc Việt. Thẻ này sử dụng công nghệ mới nhất trên thị trường tích hợp hai ứng dụng trên một chip đảm bảo người dùng sử dụng thuận tiện. Mặt khác, thẻ này vừa là phương tiện thanh toán, vừa là công cụ tài chính chi tiêu trước trả tiền sau thời gian ân hạn 50 ngày.

Theo thống kê của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, có khoảng 122 triệu thẻ đang lưu hành, bao gồm cả thẻ nội địa và quốc tế; thiết bị chấp nhận thẻ gồm có 21.000 máy ATM và gần 300.000 máy POS. Nhờ vậy, trong 9 tháng, thanh toán giao dịch nội địa qua thẻ tăng 29,8% về số lượng và tăng 18,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, có 18 tổ chức phát hành thẻ đã hoàn thành chuyển đổi 100% cho cả ATM và POS.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN