Vì sao người Việt bất chấp nguy hiểm vẫn tìm cách đến Anh?

(Sóng trẻ) - Có nhiều lo ngại rằng một số nạn nhân được tìm thấy trong một chiếc xe tải đông lạnh ở Essex ngày 2/10 đến từ Việt Nam. Vương quốc Anh đang trở thành "miền đất hứa" cho những người Việt muốn tìm cách thay đổi cuộc sống. Vậy tại sao và làm cách nào để người Việt có thể thực hiện những chuyến vượt biên trái phép đến Anh nói riêng và khắp nơi trên thế giới? 

89fd3adee_canh_sat_anh.jpg
Cảnh sát Anh đang nỗ lực xác minh danh tính của các thi thể tìm thấy trên chiếc xe container có đầu kéo màu đỏ

Vì sao họ rời khỏi Việt Nam?

"Việt Nam là một nền kinh tế đang bùng nổ, nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi từ điều đó", Giang Nguyen, người đứng đầu Dịch vụ Việt Nam của BBC nhận định.

Bên cạnh đó, Mimi Vũ - một chuyên gia về chống buôn người ở Việt Nam từ Thành phố Hồ Chí Minh cũng chia sẻ: "Hầu hết những người di cư đến châu Âu và Vương quốc Anh từ Việt Nam thực sự chỉ đến từ một số tỉnh ở Việt Nam. Ở những khu vực này đã có truyền thống di cư ra nước nài trong vài thập kỷ"

Trong thập kỷ qua, những người di cư từ Việt Nam sang Anh phần lớn có nguồn gốc từ Hải Phòng và Quảng Ninh, nhưng gần đây đã có sự tăng trưởng di cư bất thường từ ba tỉnh miền trung là Nghệ An, Quảng Bình và Hà Tĩnh, đó là các tỉnh nghèo hơn. Người ta ước tính rằng các đối tượng buôn người từ Việt Nam đang nhập cư bất hợp pháp khoảng 18000 người mỗi năm tới châu Âu, nhưng chưa đến 1000 người đến Hoa Kỳ.

Vì sao họ muốn đến Vương quốc Anh?

“Đối với người di cư Việt Nam, Vương quốc Anh có lẽ là điểm đến phổ biến nhất ở châu Âu. Họ biết nếu đến Vương quốc Anh, họ có thể được đảm bảo công việc và có khá nhiều tiền để gửi về cho gia đình ở Việt Nam” - Tiến sĩ Tamsin Barber, giảng viên xã hội học chính trị tại Đại học Oxford - Brookes, chuyên về di cư và dân số Anh - Việt bày tỏ.

Nài ra, theo thống kê còn có một mạng lưới rộng khắp những người Việt Nam ở Vương quốc Anh, những người có thể giúp đỡ những người mới đến có chỗ ở và việc làm. Khi họ ở Anh, có nhu cầu cao về lao động tay nghề thấp trong các nhà hàng Việt Nam, tiệm làm móng và ngành công nghiệp cần sa bất hợp pháp.

89fd3adee_nail.jpg
Nhiều người di cư từ Việt Nam đến Vương quốc Anh làm việc trong các tiệm làm móng

Các cuộc phỏng vấn với những người trở về Việt Nam từ Vương quốc Anh cho thấy phần lớn làm các nghề thủ công như nông nghiệp và đánh cá. Còn lại một số thì đã thất nghiệp. Nhưng Tiến sĩ Barber cho biết thêm: "Hiện tại không có con đường hợp pháp nào dành cho những người di cư Việt Nam có tay nghề thấp làm việc ở Anh, vì vậy điều này rõ ràng phải được thực hiện thông qua những hành trình rất nguy hiểm và bấp bênh".

Chuyến đi đáng giá bao nhiêu?

Bà Vũ cho biết những người di cư tương lai có thể trả nhiều mức giá khác nhau. Đối với những người có ít tiền hơn - 10.000 đến 15.000 USD (từ 233 đến 349 triệu đồng) thì hành trình này "khó khăn hơn" và có thể bao gồm cả việc đi bộ xuyên rừng vào ban đêm. Nhưng những người có đủ khả năng chi trả nhiều hơn - 40.000 đến 50.000 USD (930 triệu đến 1,2 tỷ đồng) - sẽ di chuyển chủ yếu bằng máy bay. Tổng số tiền 30.000 USD tương đương với 30 năm tiền lương cho một người sống ở khu vực nông thôn ở Việt Nam, bà Vũ nói.

Đối với một số gia đình thì đó là một khoản tiền vô cùng đáng giá bởi vì họ tin rằng đây là cách tốt nhất để họ hoặc con họ có một tương lai tốt hơn. "Việt Nam là một nền văn hóa lấy gia đình làm trung tâm và mọi thứ đều được thực hiện cho gia đình” - ô cô chia sẻ thêm.

Theo Liên Hợp Quốc, người di cư Việt Nam có thể đã tạo ra 300 triệu USD (tương đương 6705 tỷ đồng) mỗi năm để những kẻ buôn lậu đưa họ đến châu Âu. Để thực hiện được chuyến đi, nhiều người đã vay mượn từ gia đình, người thân, bạn bè. Một số khác thì phải đi vay lãi suất cao ở những thị trường tín dụng phi chính thức. Không có gì đáng ngạc nhiên, nếu cuộc hành trình thất bại, họ sẽ thử lại lần nữa vì đó là cách duy nhất để thu lại tiền.

“Các gia đình Việt Nam đang phải chịu những rủi ro lớn này bởi vì họ thực sự coi đây là cơ hội gửi một thành viên trong gia đình ra nước nài để kiếm tiền", Tiến sĩ Barber nhận định.

Làm thế nào để họ đến được Vương quốc Anh?

Các tổ chức buôn lậu dùng hai loại dịch vụ để vận chuyển người di cư đến Vương quốc Anh - "cao cấp" hoặc "bình dân" - theo nghiên cứu của Ủy viên chống nô lệ độc lập. Dịch vụ “cao cấp” được quảng cáo là đi theo tuyến đường trực tiếp nhất có thể với rủi ro tối thiểu. Trong một số trường hợp, những người di cư sẽ được cấp giấy đăng ký visa kinh doanh Schengen và một chuyến bay trực tiếp đến Paris, nơi họ được giữ trong những ngôi nhà an toàn trước khi đến Vương quốc Anh. Các lựa chọn khác rẻ hơn có thể sẽ mất đến vài tháng. "Nhưng cho dù bạn chọn loại ”du lịch" nào, bạn vẫn sẽ kết thúc ở biên giới và vẫn sẽ bị kẹt ở phía sau xe tải hoặc trên phà," cô Vũ bày tỏ.

Hầu hết các công dân Việt Nam đến châu Âu đều đến Nga trước, sau đó mới đi qua đất liền đến Đông Âu. Trước đây, nhiều nạn nhân đã nói với cảnh sát rằng họ đã đi qua Trung Quốc trên đường đến Vương quốc Anh. Trên thực tế, Trung Quốc cùng với Pháp, Nga, Đức và Ba Lan là những quốc gia quá cảnh phổ biến cho những người di cư Việt Nam cố gắng đi “du lịch” đến Vương quốc Anh. Nhiều người có thể dừng lại ở các quốc gia quá cảnh này, chẳng hạn như Ukraine hoặc Ba Lan, nơi họ được yêu cầu làm việc trong điều kiện bóc lột để chi trả cho chặng đường tiếp theo của hành trình.

Chặng cuối của hành trình có khả năng đến từ Pháp. Tại đây, mọi người có thể trả tiền cho những kẻ buôn lậu để được giấu mình trong khoang bí mật của một chiếc xe tải. Một báo cáo gần đây của Bộ Nội vụ ghi nhận người Việt Nam bị buôn lậu sang châu Âu dễ bị lợi dụng trong hành trình của họ như: lao động cưỡng bức hoặc bóc lột tình dục. Các cô gái đặc biệt dễ bị lợi dụng tình dục dưới bàn tay của những kẻ buôn người.

Phương Thảo (Theo BBC)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN