Việc Andy Murray giải nghệ sẽ để lại khoảng trống lớn cho làng quần vợt

(Sóng trẻ) - Tất cả chúng ta đều biết rằng giải nghệ là chuyện sớm muộn gì cũng sẽ đến với các vận động viên. Tuy nhiên, buổi họp báo đầy cảm xúc của Andy Murray vào sáng thứ 6, ngày 11/1 tại Melbourne vẫn để lại cú sốc lớn cho thể thao thế giới.
   
Murray đã xác nhận kế hoạch giã từ sự nghiệp quần vợt vào năm 2019. Hồi giữa tháng 12, tay vợt cựu số 1 thế giới đã nói với đội của mình rằng anh không thể tiếp tục thi đấu lâu hơn nữa. Do điều trị chấn thương hông hồi tháng 1/2018 và đã chơi 14 trận kể từ đó nên tay vợt người Scotland phải dừng thi đấu vào tháng 9/2018 để dành thời gian phục hồi. Tay vợt vĩ đại nhất từ trước đến nay của Vương quốc Anh xứng đáng kết thúc sự nghiệp thi đấu trên sân Centre Court, nâng cúp vô địch Wimbledon lần thứ ba lên cao. Thật không may, cuộc sống hiếm khi công bằng và khả năng dễ nhận thấy là tay vợt số 1 Vương quốc Anh khó có thể tiến sâu tại Australia Open trong vòng đấu đầu tiên vào thứ 2, ngày 14/1.

Anh nói với các phóng viên: "Tôi cần phải kết thúc bởi vì tôi chỉ thi đấu mà không biết khi nào cơn đau sẽ chấm dứt. Đưa ra quyết định đó, tôi nghĩ rằng tôi có thể vượt qua được chấn thương hông để đến Wimbledon, nơi mà tôi muốn gác vợt. Nhưng tôi cũng không chắc mình có thể làm được điều đó hay không".

Khi được hỏi liệu Australia Open sắp tới có thể là giải đấu cuối cùng của mình không, tay vợt nói thêm: "Có thể, vâng, chắc chắn. Tôi không chắc mình có thể vượt qua nỗi đau này trong bốn hoặc năm tháng nữa".

Trên thực tế, rất khó để Murray vượt qua tay vợt người Tây Ban Nha xếp hạng 22 thế giới Roberto Bautista Agut ở vòng đầu tiên, đặc biệt là sau khi phải kết thúc sớm trận đấu tập với Novak Djokovic hôm thứ 5, ngày 10/1. Những người hâm mộ thể thao cầu mong cho Murray được đại diện cho nước mình thi đấu trên đất Anh và All England Club mong được vinh danh anh hơn nữa, có lẽ là một danh hiệu.

07920ac30_anh_1_2.jpg

Murray không kìm được những giọt nước mắt (Ảnh: AP)

Được phong tước Hiệp sĩ vào đầu năm 2017 sau những thành công vang dội trong sự nghiệp, Sir Andy Barron Murray đã phát triển mạnh trong thời đại của những tay vợt giỏi nhất trong lịch sử; giành được ba danh hiệu Grand Slam, hai huy chương vàng Olympic và đạt vị trí số 1 thế giới khi thi đấu cùng thời với Roger Federer, Rafael Nadal và Novak Djokovic là một thành tích đáng nể; giành ngôi vị số 1 thế giới vào cuối năm 2016, kết thúc với chiến thắng thuyết phục trước Djokovic tại trận chung kết ATP World Tour Finals giữ vững ngôi số 1 thế giới. Murray đã vượt qua năng lực của bản thân để trở thành một trong những người vận động viên quần vợt xuất sắc nhất thế giới.

Một trong nhiều dấu mốc nổi bật trong sự nghiệp của Andy Murray là đánh bại Federer để giành tấm huy chương vàng tại Olympic London 2012, chiến thắng Djokovic với 5 set thi đấu nghẹt thở để chấm dứt 76 năm chờ đợi nhà vô địch Grand Slam của Vương quốc Anh, trước khi kết thúc 77 năm không có đại diện nào vô địch đơn nam Wimbledon trên sân nhà, đem về chức vô địch cho đội tuyển quần vợt nam Vương quốc Anh tại Davis Cup 2015 - chiến thắng đầu tiên kể từ năm 1936 - và sau đó bảo vệ thành công chức vô địch Wimbledon 2016 để có danh hiệu Grand Slam thứ 2 trong sự nghiệp.

07920ac30_anh_2_1.jpg

Murray kết thúc gần 8 thập kỷ chờ đợi một nhà vô địch Wimbledon của xứ Sương mù (Ảnh: Kyodo News qua Getty Images)

Có những thời điểm khó khăn, Murray đã bị Federer hay Djokovic đánh bại 8 lần trong 11 trận chung kết Grand Slam của anh, khóc ròng sau thất bại trước “tàu tốc hành” người Thụy Sĩ trong trận chung kết Wimbledon 2012. Nhưng sự kiên trì và quyết tâm của mình với môn thể thao yêu thích từ khi còn nhỏ chưa bao giờ dao động dù trải qua nhiều thất bại.

Murray không chỉ là một trong những đối thủ đáng gờm của các tay vợt mà còn là một trong những hình mẫu lý tưởng. Tay vợt nam số 1 nước Anh có thể thường bị hiểu lầm vì cách tiếp cận khô khan, và đôi khi gay gắt, nhưng rất ít tay vợt có phẩm hạnh tốt hơn Murray.

07920ac30_anh_3.jpg

Murray đánh bại Federer để giành HCV Olympic (Ảnh: Getty Images)

Anh là một người đấu tranh quyết liệt cho quyền bình đẳng, nổi tiếng chỉ ra một phóng viên phân biệt giới tính tại Wimbledon năm 2017. Trong khi gần đây, Andy nói tới “phân biệt giới tính lố bịch trong thể thao” sau khi người phụ nữ đầu tiên giành Quả bóng Vàng Ada Hegerberg được yêu cầu quay vòng trên sân khấu. Có thể thấy, Andy Murray sẽ tiếp tục chiến đấu với cuộc chiến bảo vệ quyền bình đẳng cho nữ giới sau khi giải nghệ, là người đi đầu trong giới thể thao thiếu những vận động viên lên tiếng đi theo lẽ phải.

Johanna Konta - tay vợt nữ số 1 Vương quốc Anh đã nói: “Đã có rất nhiều lần anh ấy lên tiếng đấu tranh vì các vận động viên nữ chúng tôi. Có lẽ do có hai cô con gái nên tôi nghĩ anh ấy đã lớn lên với một hình mẫu phụ nữ mạnh mẽ của mẹ anh ấy. Người vợ hiện nay của anh ấy cũng là một con người mạnh mẽ nên Murray được sống bên cạnh những người phụ nữ kiên cường. Anh ấy đã thể hiện điều đó qua cách nói lên quan điểm của mình và trả lời một số câu hỏi của phóng viên. Tôi nghĩ mọi người luôn đánh giá cao về cách Murray đứng lên bảo vệ nữ quyền".

07920ac30_anh_4.jpg

Konta ca ngợi Murray (Ảnh: Getty Images)

Trong khi nhiều người không quan tâm mấy đến sự bất bình đẳng trong thể thao thì Andy luôn đấu tranh với nó, giống như cách mà tay vợt người Scotland thi đấu trên sân. Một tay vợt thông minh, hài hước cùng sự quyết tâm chiến đấu của Andy Murray sẽ để lại nhiều tiếc nuối cho khán giả sau khi giải nghệ.

Murray đi ra nài khi vẫn còn những giọt nước mắt trên khuôn mặt.

Thùy Dương (Theo Metro)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN