Virus Corona lan rộng, làn sóng bài Trung Quốc dâng cao

(Sóng trẻ) – Những lo ngại về sự bùng phát của virus gây ra bệnh viêm phổi cấp trên toàn cầu đã gây ra một làn sóng bài Trung Quốc vô cùng mạnh mẽ.

cd7f686f4_1.jpg

Nhóm người biểu tình tại Hàn Quốc kêu gọi cấm khách Trung Quốc (Ảnh: Ahn Young-Joon / Associated Press)

Tại Nhật Bản, hashtag #ChineseDontComeToJapan (Người Trung Quốc đừng đến Nhật Bản) lọt top trending Twitter. Còn ở Singapore, hàng chục ngàn cư dân đã ký một bản kiến nghị kêu gọi chính phủ cấm công dân Trung Quốc vào nước này.

Ở Hồng Kông, Hàn Quốc và Việt Nam, các doanh nghiệp đăng những biển báo với nội dung không chào đón khách người Trung Quốc. Ở Pháp, trang nhất của một tờ báo địa phương đăng tải dòng chữ: “Alerte jaune” (Cảnh báo màu vàng) mang ngụ ý cần cẩn thận với những người đến từ Châu Á. Phía nại ô Toronto, nhiều phụ huynh yêu cầu một trường học tạm đình chỉ một học sinh trong 17 ngày vì gia đình em này vừa trở về từ Trung Quốc.

Virus Corona lây lan nhanh chóng đã khiến khoảng 9.800 người mắc bệnh, trong đó phần lớn các ca bệnh được phát hiện ở Trung Quốc. Không chỉ vậy, đã có 213 ca tử vong tại chính đất nước này. 

Các quan chức vẫn cố gắng hết sức để ngăn chặn khủng hoảng. Phía Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Bộ Nại giao các nước cũng đưa ra lời khuyên không nên du lịch tới Trung Quốc trong thời điểm này – trước lo ngại về sự bùng phát của dịch bệnh. Song sự hoảng loạn và làn sóng bài nại thái quá vẫn lan rộng.

Không chỉ đơn giản là vì lo ngại về dịch bệnh, một phần nguyên nhân của làn sống bài Hoa chính là do vào thời gian trước, khi Trung Quốc bắt đầu nổi lên với tư cách là một cường quốc về kinh tế và quân sự, họ đã có những hành động gây bất ổn tới những nước láng giềng khu vực Châu Á, cũng như với các nước đối thủ bên Phương Tây. Đối với nhiều người, tư tưởng bài Hoa vốn đã ăn sâu vào trong tiềm thức.

Hiện nay, nhiều hãng hàng không đưa ra quyết định hủy các chuyến bay đến Vũ Hán, trung tâm dịch bệnh cũng như nhiều thành phố khác của Trung Quốc. Bên cạnh đó, một số hội nghị yêu cầu các phái đoàn Trung Quốc không tham dự.

cd7f686f4_2.jpg

Các du khách Trung Quốc tại Bangkok vào thứ năm vừa qua (Ảnh: Athit Perawongmetha/Reuters)

Khoảng cuối ngày thứ năm, Thủ tướng Italy cho biết: nước ông đã chặn tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc. Các quốc gia như Malaysia, Philippines, Nga và Việt Nam tạm thời ngừng cấp một số loại thị thực cho khách du lịch từ tỉnh Hồ Bắc, nơi có thành phố Vũ Hán, hoặc khách đến từ bất kì tỉnh thành nào ở Trung Quốc.

Ở Thái Lan, người dân Bangkok đang tránh tới các trung tâm thương có nhiều khách du lịch người Hoa. Một phòng phẫu thuật thẩm mỹ ở khu Gangnam, Seoul còn dặn nhân viên chỉ được phép tiếp nhận các khách hàng người Trung nếu những vị khách này chứng minh được họ đã ở Hàn Quốc hơn 14 ngày.

Bà Yaeko Suenaga, 70 tuổi, nhân viên phục vụ tại một quán sushi trực thuộc khu phố từng nằm trong chợ cá Tsukiji vốn thu hút đông đảo người Hoa ở Tokyo, cho biết bà hiểu vì sao một số cửa hàng từ chối du khách Trung Quốc.

“Tôi không nghĩ mối lo này xuất phát từ sự phân biệt đối xử” bà Suenaga nói, “nó bắt nguồn từ nỗi sợ rằng những người nhiễm virus có thể tử vong”. Nài ra, Suenaga cũng nói rằng quán vẫn đón chào tất cả các thực khách, nhưng nhân viên của quán sẽ phải đeo khẩu trăng.

Ở Bread Box, một nhà hàng bánh mì nổi tiếng thuộc trung tâm Hội An, đặt một tấm biển bên nài: “We can’t service for Chinese, SORRY!” (Chúng tôi không thể phục vụ khách Trung Quốc, XIN LỖI!). Cũng tại Việt Nam, vào thứ bảy vừa rồi, Khách sạn Danang Riverside đã thông báo họ sẽ không nhận bất kỳ vị khách Trung Quốc nào vì Virus Corona.

cd7f686f4_3.jpg

Tờ giấy dán bên nài một cửa tiệm làm móng ở Phú Quốc: “Xin lỗi, chúng tôi không nhận khách Trung Quốc vì Virus Corona” (Ảnh: Sophie Carsten/Reuters)

Các chuyên gia y tế cho biết, họ hiểu rõ vấn đề đang diễn ra hiện nay. “Đó là phản ứng tự nhiên, khi mọi người cố gắng tránh xa nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra bệnh, đặc biệt là trong thời điểm chưa có cách chữa trị” - Chuyên gia Karen Eggleston, giám đốc Chương trình Chính sách y tế Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Stanford giải thích.

Nhưng đôi khi, xã hội cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng lại có những cách hành xử mang nhiều tính phân biệt. Ở Australia, tờ The Herald Sun đã xuất bản một bài báo với dòng chữ “China Virus Panda-monium” (Virus Trung Quốc gây náo loạn). Hơn 46.000 người thuộc cộng đồng người Hoa cư trú tại Australia đã ký một bản kiến nghị vì cho rằng tiêu đề trên thể hiện sự “phân biệt chủng tộc không thể chấp nhận được”.

Trên Twitter Nhật, nơi từ lâu thể hiện sự không hài lòng về cách cư xử của du khách Trung Quốc, xuất hiện rất nhiều bình luận xấu, mang nội dung cho rằng người Trung Quốc “bẩn thỉu”, “vô cảm” và là “những tên khủng bố sinh học”.

cd7f686f4_4.jpg

 Du khách Trung Quốc tại sân bay ở Colombo, Sri Lanka, hôm thứ năm (Ảnh: Chamila Karunarathne/EPA)

Các tin tức giả cũng xuất hiện tràn lan. Tại Hàn, một video trên YouTube có lượt xem cực kì cao nói rằng một cơ sở vũ khí sinh hóa ở Trung Quốc đã làm rò rỉ Virus Corona. Còn ở Australia, trên Instagram xuất hiện những bài đăng tin giả, cho rằng nhiều cửa hàng ở Sydney chứa các sản phẩm như bánh quy may mắn, gạo và “Red Bull Trung Quốc” bị ô nhiễm.

Không chỉ đối với người Trung Quốc, nhiều người gốc Á khác cũng phải chịu cảnh phân biệt chủng tộc. Ở Pháp, một phụ nữ Việt Nam nói với tờ báo Le Monde rằng cô đã bị một tài xế ô tô lăng mạ, bị hét vào mặt: “Giữ virus cho mình đi! Đồ Trung Quốc bẩn thỉu!” và “Mày không được chào đón ở nước Pháp!”. Vừa nói, gã tài xế vừa phóng xe qua vũng nước, cố ý làm nước bắn lên người cô.  

Ở Australia, Andy Miao, 24 tuổi, một người Úc gốc Hoa vừa trở về sau chuyến đi đến Trung Quốc, kể rằng các hành khách trên phương tiện giao thông công cộng thường nhìn anh bằng những ánh mắt kỳ lạ nếu anh không đeo khẩu trang. 

Trong đại dịch SARS năm 2003, người Trung Quốc và người châu Á nói chung cũng phải chịu những sự kì thị tương tự. 

Hiện nay, người Trung Quốc đang có xu hướng đi du lịch nước nài nhiều hơn. Theo ước tính của Bộ Văn hóa và Du lịch, vào năm 2018, các du khách Trung Quốc thực hiện khoảng 150 triệu chuyến đi nước nài, tăng hơn 14% so với năm trước.

cffc0a070_5.jpg

Khách du lịch Trung Quốc tại Sydney hồi năm nái (Ảnh: Matthew Abbott/The New York Times)

Koichi Nakano, một nhà chính trị học tại Đại học Sophia, Tokyo, cho biết, việc chính phủ Trung Quốc “cấm cửa” hàng chục triệu người nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus, có thể là lý do khiến chính phủ và người dân nhiều nước khác có những động thái quá khích.

Thật may mắn vì hiện tại, một số nước đang tích cực ngăn chặn làn sóng lo ngại từ phía nhân dân. Tại Toronto, các chính trị gia, ban phụ trách các trường và một số hội nhóm cộng đồng đã đưa ra những lời kêu gọi công khai, nhằm tránh tái diễn nạn phân biệt chủng tộc vào năm 2003 khi đại dịch SARS hoành hành.

 “Mặc dù virus bắt nguồn từ một tỉnh ở Trung Quốc, song chúng ta cần lưu ý rằng không thể nhìn nhận đây là virus Trung Hoa”, ban phụ trách các trường ở Vùng York, nại ô Canada – nơi có nhiều cư dân Châu Á sinh sống, phát biểu trong một tuyên bố vào ngày thứ hai. “Vào những lúc như thế này, người Canada chúng ta cần phải loại trừ mọi hành vi kì thị có thể ảnh hưởng tới cộng đồng người Đông Á và người Hoa”.

Tại Indonesia, thống đốc Tây Sumatra, ông Irwan Prayitno, đã bỏ qua lời đề nghị của một nhóm người cho rằng nên từ chối toàn bộ các du khách đến từ Trung Quốc. Vào chủ nhật vừa rồi, ông Irwan đã đích thân tới sân bay để chào đón 174 du khách người Hoa đến từ tây nam thành phố Côn Minh.

Ở khu phố mua sắm Ginza nằm tại Tokyo, nơi thu hút nhiều khách du lịch đến từ Trung Quốc, cô Michiko Kubota – chủ một cửa hàng quần áo – nói rằng bản thân cô mong chính phủ Nhật sẽ làm gì đó để giúp đỡ Trung Quốc, như gửi khẩu trang hoặc các hỗ trợ y tế khác.

 “Tuy rằng cũng có lúc Nhật Bản và Trung Quốc xảy ra mâu thuẫn, nhưng chúng ta vẫn nên đối tốt với nhau”, cô Kubota nói “Tôi mong rằng nước ta có thể giúp đỡ họ nhiều hơn, để nỗi sợ hãi tồn tại ở Trung Quốc dần được xóa bỏ”. 

Phạm Phương Linh (Theo The New York Times)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN