Vợ chồng võ sư thức thâu đêm làm đầu lân đón Trung thu

(Sóng trẻ) - Không những tâm huyết với nghề múa lân sư rồng, anh Bùi Viết Tưởng còn có một đôi tay tài hoa làm ra những đầu lân chất lượng, cung cấp cho khách hàng trong và ngoài nước.

Đã gần 15 năm nay, cứ gần đến Tết Trung thu, gia đình anh Bùi Viết Tưởng (Chương Mỹ, Hà Nội) lại tất bật làm khung, may kim sa và làm các công đoạn hoàn thiện những chiếc đầu lân để kịp cung ứng ra thị trường.

Được biết, cơ sở của anh Tưởng làm lân quanh năm để đáp ứng cho các đoàn lân sư rồng biểu diễn phục vụ tại các khu vui chơi, resort, khách sạn hay các dịp khai trương, giao lưu lân sư rồng lớn… đến gần Tết Trung thu thì sản xuất thêm các loại đầu lân có hình linh vật.

1.jpg
Hàng chục chiếc đầu lân đã hoàn thiện chuẩn bị giao cho khách. (Ảnh: Nguyễn Thúy)

 Để sản xuất đầu lân phải trải qua các công đoạn như: Làm khung, cắt vải, may, gắn vải, vẽ mắt… nên tốn nhiều nhân công. Một trong số việc khó thực hiện nhất nằm ở bộ khung, với các mối nối phức tạp từ tre, trúc. Khung hoàn chỉnh phải đảm bảo thẩm mỹ, lồi lõm rõ đường nét để dễ dàng cho việc kết dính mặt lân và trang trí.

"Các công đoạn làm khung, vẽ mắt, định hình… phải làm xong trước tháng 7 âm lịch. Bắt đầu vào đợt cao điểm gia đình chỉ tập trung cho công đoạn cắt vải, lông cừu, may vá để trang trí cho kịp cung ứng ra thị trường", anh Tưởng chia sẻ.

7.jpg
Những ngày cận Trung thu, vợ chồng anh Tưởng phải làm việc cả ngày lẫn đêm để kịp có hàng đã đặt trước. (Ảnh: Nguyễn Thúy)

Chị Nguyễn Thị Mẫn (32 tuổi, vợ anh Tưởng) đảm nhận việc cắt kim sa, vải làm thân, rồi may vảy, quần cho lân, rồng. Là vận động viên võ thuật và từng giành nhiều danh hiệu, thành tích xuất sắc, chị cùng chồng huấn luyện võ cho các môn sinh và cả làm đầu lân. "Vất vả lắm, làm đầu lân cần phải tỉ mỉ, bỏ công sức rất nhiều nhưng vì đam mê nên cả hai vợ chồng đều cố gắng", chị chia sẻ.

8.jpg
Phần lông gắn vào đầu lân và thân được làm từ da cừu, da thỏ để trang trí phối màu sinh động. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

Công đoạn cần sự công phu, sáng tạo và óc thẩm mỹ của người chế tác là trang trí đầu lân. "Đầu lân sư rồng đẹp không chỉ ở màu sắc, hình thù mà phải toát lên được cái hồn, cái thần thái riêng. Miệng lân dữ mà tươi, trọng lượng gọn nhẹ, bền chắc, chịu được va đập khi biểu diễn với độ khó cao”, võ sư Tưởng nói. 

6.jpg
Đôi mắt con lân được xem là chi tiết đặc biệt nhất, phải nổi bật và hút người xem nên cần người có kinh nghiệm và tay nghề lâu năm làm. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

Phần lông gắn vào đầu lân và thân được làm từ da cừu, da thỏ để trang trí phối màu sinh động. Vải kim sa màu xanh, vàng, đỏ lấp lánh khiến cho phần thân luôn uyển chuyển và bắt mắt. Khi chế tác rồng, người thợ dùng vảy rồng nổi phản quang, tạo ấn tượng khi biểu diễn dưới ánh nắng mặt trời cũng như dưới ánh điện, ánh trăng.

Anh Tưởng cho biết, số lượng đầu lân sư rồng được khách hàng ở Hà Nội và nhiều tỉnh khác như Phú Thọ, Hải Dương đến tận Đắk Lắk, Bình Thuận đặt hàng mua từ sớm.

2.jpg
Đơn hàng đã nhận khá nhiều nên anh Tưởng lo lắng không làm hàng kịp phục vụ khách. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

Trước khi lân xuất xưởng và giao đến tay cho khách, anh Tưởng sẽ là người kiểm tra cuối cùng để gọt tỉa những chi tiết thừa, cân chỉnh lại cho hoàn thiện.

Được biết, để làm nên một chiếc đầu lân hoàn chỉnh và đẹp mắt, người thợ lành nghề phải mất từ 5-6 ngày làm. Ngoài ra, tùy vào từng kích cỡ, chất lượng, mẫu mã, số lượng của từng đơn đặt hàng mà quy định ra giá.

3.jpg
Trước khi lân xuất xưởng và giao đến tay cho khách, anh Tưởng sẽ là người kiểm tra cuối để đảm bảo chất lượng sản phẩm. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

"Nhìn những đứa trẻ cười sung sướng mỗi khi xem múa lân trong đêm rằm là điều tuyệt vời nhất với người thợ như tôi. Tôi hy vọng, những đầu lân mình sản xuất mang lại nhiều tiếng cười hơn nữa", anh Tưởng nói.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN