Vực dậy một làng nghề

(Sóng Trẻ) - Tiếng gõ, đục lách cách của người dân làng nghề tre trúc Thu Hồng giờ không còn vang rộn như xưa nữa. Âm thanh quen thuộc ấy giờ đây chỉ đủ để gợi nhớ cho người ta về món nghề truyền thống của dân làng Hồng đã có từ ngàn đời xưa.

Làng nghề bị mai một

Về với làng nghề tre trúc Thu Hồng thuộc thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thi thoảng mới bắt gặp hình ảnh người dân ngồi tỉ mẩn bên chiếc máy khoan tre, gõ, đục. Bằng những ngón nghề đặc biệt không phải đâu cũng có, các sản phẩm từ tre, trúc Thu Hồng từ việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong gia đình đã trở thành một loại hàng hóa được người dân khắp nơi ưa chuộng. Ấy vậy mà làng nghề hơn 300 năm tuổi này bây giờ chỉ còn thưa thớt vài hộ gia đình làm nghề, thanh niên trong làng đã không còn mặn mà với cái nghề của cha ông để lại.

23032aeea_st8.1.jpg
 
Thợ nghề Nguyễn Văn Bưởi tỉ mẩn bên máy khoan tre


Gắn bó với nghề tre, trúc từ khi còn bé, ông Phan Khai dù đã tám mươi vẫn canh cánh trong lòng nỗi lo trước sự tồn tại yếu ớt của làng nghề hiện nay. Là một trong những người đầu tiên khôi phục lại làng nghề, ông chia sẻ: “Thuở ngày xưa 90% dân trong làng làm cái nghề này, vào đến làng là tiếng cưa tiếng đục cứ râm ran hết từ đầu làng đến cuối làng như một giàn nhạc hòa tấu. Nhưng bây giờ lớp thanh niên bỏ đi làm việc khác, không thích làm cái nghề truyền thống này nữa. Những người thợ ở đây đều là những người dân nghèo và cực nghèo nên không có vốn để làm nghề. Mà một cơ sở sản xuất không có vốn thì làm được gì?”.

Chính vì tình trạng thiếu vốn mà hiện nay người dân ở đây chỉ làm nghề khi có đơn đặt hàng, công việc chủ yếu mang tính nhỏ lẻ chứ không sản xuất trên quy mô rộng.

Hiện nay, người dân nơi đây đang có thêm nghề mới. Đó là thu m phế liệu. Hợp tác xã tre trúc Thu Thủy do chính quyền xã lập ra giờ cũng thành chỗ cho người dân thuê để xử lý phế liệu, tiếp đến hợp tác xã Thu Hồng được thành lập từ năm 2001 bởi một vài hộ gia đình trong thôn đến giờ cũng sắp giải thể. Ông Nguyễn Văn Thiệu, một thợ nghề của hợp tác xã tre trúc Thu Hồng cho biết: “Trước đây hợp tác xã lúc mới mở có ba bốn chục thợ nhưng giờ ngót chỉ còn mười người ở lại làm. Người ta bây giờ thích đi cân hàng phế liệu vì nó lời hơn, nhất là thanh niên muốn kiếm được nhiều tiền nên chẳng mấy ai chịu gắn bó với cái nghề tre trúc này cả”.

Lời giải nào cho bài toán phát triển làng nghề?

Năm 1995, khi hồi phục lại làng nghề sau hơn mười năm trời bị quên lãng, nghề tre trúc nơi đây dường như sống trở lại. Hình ảnh những căn nhà bằng tre, đồ gia dụng đẹp mắt được hoàn thành bởi sự khéo léo của những người thợ nơi đây không chỉ có mặt tại nhiều tỉnh thành trong cả nước mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Đức, Áo, Nga… Người ta chuộng cái đẹp mộc mạc, chuộng sự tinh tế trong từng nhát đục, lưỡi cưa của sản phẩm tre trúc nơi đây mà tìm về tận nơi để đặt hàng. Các sản phẩm tre trúc của làng Thu Thủy không chỉ đi vào ca dao - “Gốm sứ Bát Tràng/Lụa làng Vạn Phúc/Tre trúc Thu Hồng/Đúc đồng Ngũ Xã…” - mà còn có mặt tại triển lãm “Lễ hội Mùa xuân tôn vinh văn hóa dân tộc” năm 2003.

2303a127d_st8.2.jpg
 
Biển hiệu của hợp tác xã đã gỉ sét và xuống cấp.


Tuy vậy, thời kì hưng thịnh của làng nghề kéo dài không được bao lâu thì đến cuối năm 2008 nghề tre trúc Thu Hồng lại đi xuống. Nguyên do chủ yếu của tình trạng này là việc thiếu vốn đầu tư để phát triển làng nghề, thiếu phương tiện kĩ thuật, công nghệ hiện đại để xử lý và chống mối mọt cho tre trúc, thiếu một cơ chế quản lý đúng đắn để duy trì và phát triển nghề truyền thống.“Tôi cho rằng nghề tre trúc sẽ phát triển. Cái quan trọng bây giờ là phải có những quan tâm đúng đắn trong việc phát triển làng nghề, trong đó việc đầu tư công nghệ chống mối mọt không độc hại là điều vô cùng cần thiết. Bởi tre có bền thì sản phẩm mới tồn tại được” – ông Phan Khai chia sẻ.

Những người thợ cao niên trong làng nhiều lần muốn xây dựng hợp tác xã để vực lại nghề truyền thống nhưng dần dần mong muốn đó cũng bị những thứ như thủ tục, kinh phí xây dựng, trình độ quản lý…gây khó khăn và phải từ bỏ. Các sản phẩm tương tự như nhà lục lăng ở chùa Tây Phương, khu nhà tre ở Cẩm Phả…hy vọng sẽ lại xuất hiện không chỉ ở nhiều tỉnh thành trong cả nước mà còn đến với nhiều quốc gia trên thế giới, trở thành một biểu tượng đẹp của tre Việt Nam.

Hoàng Quyên
 Báo Mạng điện tử K27

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN