Noel và những giai thoại có thể bạn chưa biết (Kỳ 1)

(Sóng Trẻ) - Chỉ còn ít ngày nữa là Giáng sinh sẽ đến, nhưng không khí rạo rực với nền nhạc Jingle Bells quen thuộc, ấm áp với sắc đỏ của ánh nến, tươi mới với sắc xanh trên cây thông Noel đã kéo không khí Giáng sinh về rất gần với mọi người.

Những ngọn nến, những cây thông, những ông già tuyết, những giai điệu rộn ràng kia đã đi sâu vào tâm khảm của mỗi người. Nhưng có lẽ, khi biết được giai thoại về những biểu tượng thân quen ấy, chúng ta sẽ có một cảm nhận về Noel ấm áp và ý nghĩa hơn rất nhiều.

Ông già Noel

8c054d2b8_ong_gia_noel.jpg

Hình ảnh ông già Noel với bộ râu dài, trắng, vận bộ đồ màu đỏ ấm áp với bao quà trên vai đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người, nhất là những người theo Thiên chúa giáo. Ông được coi là biểu tượng của sự nhân hậu, tốt bụng, luôn mang theo may mắn, an lành đến cho tất cả mọi người. Vậy thực chất ông già Noel là nhân vật nào, có tên riêng không và nguồn gốc ra sao?

Nguồn gốc của cụm từ “ông già Noel” bắt nguồn từ vị thánh có tên Nicholas ở Thổ Nhĩ Kì từ thế kỉ IV. Ông sinh năm 280 trong một gia đình khá giả ở một thành phố nhỏ ở miền Tiểu Á. Từ lúc nhỏ ông đã là một người rất nan đạo và đã hiến cả cuộc đời mình cho đạo Cơ Đốc. Ông được ca tụng vì là người giàu sự hi sinh, tận tụy và lòng yêu thương không toan tính với những người nghèo khổ, những trẻ em thiệt thòi, cơ nhỡ. Ông thường cải trang để đem quà đến cho các em nhỏ ở trong các làng mạc. Tuy nhiên, cuộc đời của Thánh Nicholas lại khá ngắn ngủi, ông mất năm 314, lúc 34 tuổi. Ông được vinh danh là người bảo trợ cho các thủy thủ đảo Xi-xin-li, nước Hy Lạp, nước Nga và cũng là người bảo trợ của trẻ em.

Vào thế kỉ 16, trẻ em Hà Lan thường đặt những chiếc giày gỗ của mình ở bên cạnh đầu giường với hi vọng sẽ nhận được những món quà bất ngờ từ thánh Nicholas. Qua thời gian, qua không gian các nước, truyền thuyết về thánh Nicholas được truyền ngôn với một số dị bản khác nhau nhưng vẫn lưu giữ được ý nghĩa đẹp đẽ ban đầu của nó. Cuộc đời và tình yêu thương của Thánh Nicholas hay Santa Claus đã thể hiện ý nghĩa của Lễ Giáng sinh, đó là đem tình yêu thương, đùm bọc đến những con người đau khổ.

Hang đá và máng cỏ

8c054d2b8_hang_da_va_mang_co.jpg

Hang đá và máng cỏ dùng trong lễ giáng sinh bắt nguồn từ truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem.
 
Đêm 24/12, tại các giáo đường, khung cảnh được dựng trang trọng nhất chính là hang đá và máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng, tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua, một số vị thiên thần, thánh Giuse. Trên mái nhà có ánh sáng chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng đến Chúa với lòng tin tưởng và thành khẩn nhất, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại khỏi chiến tranh, nghèo đói và độc tài. Truyền thuyết kể rằng khi Marie mang thai thì diễn ra sự kiện điểm dân số, người dân được sinh ra ở thành phố nào thì phải về thành phố ấy điểm danh. Chồng cô - Joseph vốn là người Bethleem nên cả hai người phải đi từ Nazareth về Bethleem. Trên đường di chuyển, hai người đã trú chân ở chuồng cừu và Marie đã hạ sinh Jesus ở đây. Jesus được đặt nằm trong một chiếc máng cừu.

Ngày nay, mỗi gia đình theo đạo Thiên chúa sẽ dựng một máng cỏ ở chỗ trang trọng nhất trong nhà vào ngày chủ nhật trước Noel. Máng cỏ phải dựa lưng vào tường, xung quanh được trát bằng đất bùn, mái được lợp bằng một viên đá tảng, các thanh củi được dùng làm kèo. Người ta còn dùng thêm trái thông, sợi rơm và sỏi trắng được nhặt từ bờ biển để trang trí sao cho khung cảnh trông thật tự nhiên. Nài ra không thể thiếu tượng của Đức mẹ Maria đang bồng chúa hài nhi, những người chăn cừu, bò, thiên thần và một ngôi sao. Gia đình sẽ cầu nguyện trước máng cỏ trong ngày lễ, chiếc máng cỏ sẽ được để trong nhà đến ngày 2/2 - ngày chúa Jesus được làm lễ rửa tội.

Cây thông Noel

8c054d2b8_qua_tang_trong_bit_tat.jpg

Với khí hậu khắc nghiệt của mùa đông, trong khi mọi cây cối đều héo rũ thì riêng mình cây thông vẫn xanh tươi. Người cổ đại đã coi cây thông là loại cây phục sinh. Lần đầu tiên người ta biết đến cây thông - cây của ngày lễ Noel là ở Đức.

Có khá nhiều truyền thuyết về cây Noel, nhưng câu chuyện hay được mọi người nhắc đến nhiều hơn cả là một lần thánh Martin Luther - người sáng lập Đạo Tin lành dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang và lạnh. Hàng triệu vì sao lấp lánh qua những kẽ lá. Ngài thực sự ngỡ ngàng trước điều kì diệu của loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng. Cảnh vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế khi trở về nhà, Ngài đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại chuyện với trẻ con. Để tái tạo lại muôn ngàn ánh sáng lấp lánh của muôn ngàn ánh sao, Ngài đã treo nến lên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh.

Phong tục trang trí cây thông Noel bắt đầu phổ biến ở Đức vào thế kỉ XVI, không lâu sau, nó đã trở thành một phong tục ở các nước Châu  u. Vào thế kỉ thứ XIX, hoàng tử Albert đã đưa phong tục này vào đất nước Anh. Ở Mỹ, người dân biết đến cây thông Noel vào những năm 1930. Có một sự khác biệt lớn giữa cây thông Noel ở Châu Âu và ở Bắc Mỹ là cây ở Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao trên 1m30, chỉ khoảng 4 hoặc 5 feet trong khi cây ở Bắc Mỹ cao tới trần nhà.

Vòng lá Mùa Vọng

8c054d2b8_vong_la_mua_vong.jpg

Vòng lá Mùa Vọng là một vòng tròn được kết bằng những lá cây thường xanh, được đặt trên bàn hay trên cao trong suốt 4 tuần mùa vọng. Cây thường xanh được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí. Tục lệ này được bắt nguồn từ những tín hữu Lutherans ở Đức vào thế kỉ XVI để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối với 24 cây nến đỏ và 4 cây nến trắng, cứ mỗi ngày gần giáng sinh lại đốt thêm một cây nến. Vòng lá dạng tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Chúa. Màu xanh lá nói lên niềm hi vọng, trông chờ Đấng cứu thế đến cứu con người; 4 cây nến, 3 cây màu tím - màu của Mùa Vọng, còn cây thứ 3 là màu hồng vì được đốt trong ngày Chúa Nhật màu hồng, hay Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng, còn gọi là Chúa Nhật vui mừng.

(còn tiếp)
Trần Diệu My
Lớp Báo in K32A2
(ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN