Ý thức cá nhân trong việc rèn luyện đạo đức nghề báo

(Sóng Trẻ)-Hàng loạt các vụ vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong làng báo thời gian gần đây đã cho thấy tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức đối với mỗi nhà báo khi mới chập chững bước vào nghề. Tuy nhiên, theo tôi nhà trường không đóng vai trò chủ yếu trong việc rèn luyện đạo đức của sinh viên báo chí. Điều quan trọng nhất chính là ý thức của mỗi người.


 17074b55c_20120405_094044.png

(ảnh mang tính chất minh họa)

Đạo đức nghề nghiệp là thứ tối cần thiết với tất cả các ngành nghề nói chung trong xã hội. Tuy nhiên, với các nhà báo thì đạo đức nghề nghiệp lại càng là một yếu tố quan trọng.


Chúng ta đều biết, thông tin báo chí không chỉ đóng vai trò cải tạo, góp phần xây dựng và phát triển xã hội mà nó còn là thứ vũ khí có sức công phá vô hình. Mỗi bài báo khi viết ra sẽ được hàng triệu người đón nhận. Thông qua đó, nhà báo góp phần tạo dựng và định hướng dư luận xã hội. Điều này cho thấy tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Nếu nhà báo vì bất kì một lý do nào mà đưa thông tin sai sự thật, thông tin không chính xác hay thiếu trách nhiệm thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Song đạo đức nghề báo không phải là thứ có được trong một sớm, một chiều. Vì vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo tương lai cần được sự quan tâm đặc biệt của các cơ sở đào tạo báo chí.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn nằm ở ý thức của mỗi sinh viên. Khi đã quyết định gắn bó với nghề thì họ cần phải xác định được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, họ phải ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức.

Chúng ta xác định rằng: Quyền lực của báo chí chính là quyền lực của nhân dân, của công luận. Và báo chí sinh ra là để phục vụ chứ không phải để cai trị. Vì vậy, sinh viên cần học tập, trang bị cho mình các kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức về mọi mặt trong đời sống xã hội. Trên thực tế, đã có rất nhiều vụ việc nhà báo vi phạm luật là do thiếu hiểu biết nên không nhận ra được bản chất của sự thật trong vụ việc.

Luật báo chí và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng là một phần không thể thiếu mà mỗi nhà báo tương lai cần trang bị. Khi đã nắm rõ những kiến thức này, nhà báo sẽ cẩn trọng và có trách nhiệm hơn với những gì mình viết ra.

Đạo đức không thể chỉ là một môn học độc lập, cũng không phải muốn dạy là được. Đạo đức còn phải do mỗi chúng ta tự tu dưỡng, rèn luyện mà nên.

                                                                             Ngọc Khanh

Lớp Báo mạng điện tử K.25


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN