“Đi và Kể” mùa 2: Nhân rộng mạng lưới báo chí bảo tồn động vật hoang dã

 

(Sóng trẻ) - Nằm trong chuỗi các hoạt động của chương trình “Đi và Kể” mùa 2, Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) đã tổ chức chương trình tham quan tour đêm thực tế tại vườn Quốc gia Cúc Phương cho các nhà báo, giảng viên và sinh viên báo chí.

z3865661245775_0e58cb7aad3b0900e52ae3d1dc54c760.jpg
Tham quan chương trình thú ăn thịt và tê tê tại vườn Quốc gia Cúc Phương. (Ảnh: Nguyễn Liễu)

Trải nghiệm tour đêm cùng “đại sứ giáo dục”

Sau khi được lắng nghe những câu chuyện đời, chuyện nghề của các nhà báo giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra, tối ngày 5/11, tổ chức WCS phối hợp với Khoa Phát thanh - Truyền hình đã tổ chức chương trình trải nghiệm tham quan tour đêm  tại Vườn quốc gia Cúc Phương.

z3865631902424_2965d68a8de459e8b5e8d8bf57fa9664-1.jpg
Các giảng viên, nhà báo và sinh viên được lắng nghe những câu chuyện về nạn săn bắt động vật hoang dã. (Ảnh: BTC)

 

Trong gần 2 giờ trải nghiệm, các giảng viên, nhà báo cùng các học viên đã được lắng nghe những chia sẻ từ người phụ trách hoạt động cứu hộ ở Trung tâm bảo tồn thú ăn thịt và Tê tê. Từ đó, hiểu hơn về đặc điểm, tập tính thích nghi. Trong quá trình tham quan, các bạn sinh viên được chứng kiến cảnh sinh hoạt ăn uống của những loài động vật hoang dã. Đồng thời nắm được các vấn đề trong công tác bảo tồn, gợi mở ra nhiều đề tài phục vụ cho quá trình tác nghiệp về động vật hoang dã cho các bạn sinh viên.

Chia sẻ về quá trình trải nghiệm tại đây, bạn Trần Huyền Anh - cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thích thú chia sẻ: “Tới đây, chúng tôi được xem phim, nhìn thấy các loài động vật, nhìn ngắm tranh vẽ, đặc biệt là được lắng nghe những câu chuyện cảm động về một số “đại sứ giáo dục” của Trung tâm không thể quay về với môi trường hoang dã. Tôi hiểu hơn về mối quan hệ chặt chẽ giữa các loài trong tự nhiên và vì sao phải bảo tồn đa dạng sinh học”.

z3865637143800_514fa6444cb9990ddf08045a9ea084af.jpg
Bạn Trần Huyền Anh thích thú với trải nghiệm tại vườn Quốc gia Cúc Phương. (Ảnh: Nguyễn Liễu)

 

Không chỉ dừng lại ở các hoạt động cứu hộ, cơ sở bảo tồn ở đây còn hướng tới nuôi dưỡng tình yêu của mọi người với động vật hoang dã. Bằng những trải nghiệm trực quan nhất, động vật tại đây giúp khách tham quan có những thay đổi về suy nghĩ và hành động tích cực để bảo vệ thiên nhiên.

Hành trình dẫn lối cho nhà báo trẻ

Hoạt động tham quan tour đêm tại Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm trong chuỗi các chương trình của “Đi và Kể” mùa 2 . Đây là hành trình dành cho những người trẻ làm báo, đang loay hoay tìm hướng để bắt đầu. Đồng hành cùng các sinh viên trong suốt chặng đường sẽ là 4 nhà báo và giảng viên Khoa Phát thanh - Truyền hình.

 

z3865652096332_434b7cac3fb6736ee7a06a745c5f0232.jpg
Nhà báo Nguyễn Trường Sơn chia sẻ với kỹ năng tiếp cận hiện trường cho các nhà báo trẻ  (Ảnh: BTC)

Nối tiếp thành công của mùa 1, "Đi và Kể" mùa 2 có nhiều thay đổi trong các hoạt động cũng như cách tìm kiếm cơ hội rèn nghề cho sinh viên. Chia sẻ về vấn đề tổ chức mới, ông Phạm Thành Trung - Quản lý chương trình, Tổ chức WCS Việt Nam cho biết: “Những nội dung được xây dựng, ngoài kiến thức tổng quan về bảo vệ ĐVHD, các bạn còn được tiếp cận với phương pháp nhận biết các hành vi vi phạm. Dựa trên cơ sở đó, sinh viên sẽ lựa chọn đưa ra được ý tưởng xây dựng tác phẩm tốt nhất cùng sự hỗ trợ từ các nhà báo”.

Từ đó, góp phần đưa tin trên các phương tiện truyền thông về buôn bán động vật hoang dã và tăng số lượng các bài báo điều tra về bảo vệ động vật hoang dã, giúp tạo áp lực cho các cơ quan thực thi pháp luật có liên quan để thực hiện các hành động, ông Trung chia sẻ thêm.

z3865649034114_f02d040b33447ed52bab647f80054fa8.jpg
Ông Phạm Thành Trung chia sẻ vai trò của báo chí trong việc phản ánh tình hình buôn bán ĐVHD. (Ảnh:BTC)

 

Với mong muốn nhân rộng mô hình, tạo điều kiện cho nhiều sinh viên báo chí. Năm nay, không chỉ dừng lại ở miền Bắc, WCS đã mở rộng phạm vi tuyển thành viên đến miền Trung (tại Huế). 

Gắn bó với chương trình Đi và Kể từ mùa 1 đến mùa 2, Th.S Đinh Ngọc Sơn - Phó khoa Phát thanh - Truyền hình - Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh: “Đây là một khóa đào tạo đặc biệt, để được trải nghiệm với môi trường. Chỉ cần nhìn thấy những cánh chim bay lượn tự do không lo con người săn bắt là tôi cảm thấy được hạnh phúc. Ước gì mỗi vùng quê dọc đất nước Việt Nam những loài động vật hoang dã sẽ không bị săn bắt và dần được phục hồi”.

Với phương pháp kết hợp giữa trải nghiệm, kể chuyện và thực hành, Đi và Kể đem đến cho sinh viên báo chí những kỹ năng và kiến thức cần thiết để có thể tiến hành điều tra, khám phá ra nhiều câu chuyện đằng sau đề tài về buôn bán động vật hoang dã và lan tỏa những câu chuyện ấy theo cách riêng của mình.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN